Mưa sao băng Quadrantids đầu năm 2014

minho

hello there!
Thành viên thân thiết
Tham gia
12/1/2013
Bài viết
517
Không đầy 1 tháng kể từ trận mưa sao băng lớn cuối cùng của 1 năm (Geminids), những người yêu thích quan sát lại có thể chiêm ngưỡng trận mưa sao băng lớn đáng chú ý đầu tiên trong năm kế tiếp, mưa sao băng Quadrantids.

Quadrantids-1.jpg

Mưa sao băng Quadrantids thường được sánh cùng với 2 trận Perseids và Geminids là 3 trận mưa sao lớn nhất trong năm về tần suất sao băng/h quan sát được trong điều kiện tối ưu, nhất là với những người quan sát tại các nơi ở vĩ độ cao phía Bắc bán cầu như Canada, Bắc Mỹ, Bắc Á và Bắc Âu- Scandinavia.

Thời gian diễn ra trận mưa sao này là từ ngày 28/12 tới 12/01 hàng năm, và cực điểm thường diễn ra trong khoảng ngày 03-04/01. Năm nay 2014 cực điểm được dự đoán trong khoảng 19:30 giờ UT ngày 03/01/2014 với tần suất trong điều kiện quan sát tối ưu khoảng 80-120 vệt sao băng/giờ (biến thiên từ 60-200 theo IMO). Theo đó, thời điểm quan sát tốt nhất trận mưa sao này trong năm 2014 là từ sau nửa đêm tới rạng sáng ngày 4/1/2014, nhìn về vùng trời hướng Bắc- Đông Bắc. Năm nay Mặt trăng sẽ lặn sớm, hoàn toàn không ảnh hưởng nhiều tới khả năng quan sát các vệt sao của trận mưa sao này.

Cực điểm của trận mưa này diễn ra rất nhanh trong vài giờ mà thôi, và nếu bạn bỏ lỡ thời gian ngắn ngủi này, thì chắn chắn bạn sẽ khó mà có thể chiêm ngưỡng được màn trình diễn như kỳ vọng. Theo dự đoán năm nay, khu vực quan sát tốt nhất trận mưa sao băng này là khu vực Đông Á trong khoảng vài giờ trước rạng sáng (2h-5h sáng).

Mưa sao băng Quadrantids diễn ra khi mà Trái đất của chúng ta trên quỹ đạo của nó đi ngang qua vùng đá bụi vật chất để lại bởi tiểu hành tinh 2003 EH1 (được quan sát lần đầu vào năm 1825, theo NASA). Dựa theo một số nghiên cứu, vật thể này có thể là một trong các mảnh còn sót lại của một sao chổi khi nó vỡ tan hàng thế kỷ trước, có thề là sao chổi C/1490 Y1 được quan sát năm 1490 bởi các nhà thiên văn học Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Quadrantids-2.jpg



Ảnh: Earthsky, vùng ban đêm và ban ngày tại thời điểm cực điểm của mưa sao băng


ĐẶC TRƯNG VỀ MƯA SAO BĂNG QUADRATIDS

Tại Việt Nam trận mưa sao này hầu như không được chào đón nhiều như 2 trận còn lại, lý do là bởi vì khi cực điểm thì tâm điểm của trận mưa sao này chưa lên đủ cao so với chân trời để có thể có điều kiện quan sát thuận lợi nhất. Hơn nữa, cực điểm của trận mưa này diễn ra rất nhanh trong vài giờ mà thôi, và nếu bạn bỏ lỡ thời gian ngắn ngủi này, thì chắn chắn bạn sẽ khó mà kỳ vọng có thể chiêm ngưỡng được màn trình diễn như kỳ vọng. Dự đoán, tại các nơi quan sát gần xích đạo trên bắc bán cầu (như nước ta), xa các nơi vĩ độ Bắc cao thì tần suất chỉ dao động khoảng 30-50 vệt sao băng/h mà thôi, còn ở phía nam xích đạo rất khó quan sát các sao băng của trận mưa sao này.

Hầu hết các trận mưa sao băng được đặt tên theo các chòm sao mà có chứa tâm điểm xuất phát của chúng. Tâm điểm xuất phát là những điểm trên bầu trời mà từ đó chúng ta thấy các sao băng dường như xuất hiện thành vệt và di chuyển rất nhanh. Khi chúng ta nhìn về phía tâm điểm của một trận mưa sao băng, tức là chúng ta về cơ bản đang nhìn đường di chuyển để lại của các sao băng khi đang đi vào Trái đất, y như việc chúng ta sẽ thấy một tàu hoả đang di chuyển xuống trên đường ray vậy.

Thật kỳ lạ là, mưa sao băng Quadrantids được đặt tên từ một chòm sao hiện nay đã không còn tồn tại nữa, chòm sao Quadrans Muralis, chòm sao Thước đo góc đỡ trên tường (Wall quadrans). Đây là một dụng cụ được dùng bởi các nhà thiên văn học xa xưa để đo đạc vị trí các sao trên bầu trời. Nếu bạn đã từng nhìn bức hình của nhà thiên văn nổi tiếng người Đan Mạch Tycho Brahe, bạn có lẽ đã thấy cái thước đo góc trên tường của ông ta. Chòm sao này được đặt tên vào năm 1795 bởi nhà thiên văn học Pháp Jérôme Lalande, người cũng đã có dụng cụ quan trắc này cho riêng mình và ông quyết định dùng tên gọi nó để lưu danh muôn thuở (vĩnh viễn) lên bầu trời sao.

Chòm sao cổ Quadrans Muralis (Mural quadrant) bao gồm một nhóm các sao mờ nằm giữa phần đầu của chòm sao Mục phu Bootes và cái cán gầu của chòm Gấu lớn Big Dipper, hiện nay đã hoàn toàn bị lãng quên trừ một chuyện đó là cái tên của nó vẫn được đặt cho một trong 3 trận mưa sao băng đáng chú ý nhất trong năm (mưa sao băng Quadrantids).

Quadrantids-3.jpg



Chòm sao cổ xưa Quadrans Muralis nằm bên cạnh chòm sao Bootes.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI QUAN SÁT:

- Luôn chú ý thời tiết, tránh xa nơi ô nhiễm sáng và khói bụi, chọn nơi quan sát trống hướng Bắc- Đông bắc.

- Quan sát mưa sao băng là một hoạt động mà bạn chỉ cần dùng mắt thường mà thôi. Bởi các sao băng di chuyển với vận tốc quá nhanh (vài chục km/s) để có thể được quan sát và theo dõi qua kính thiên văn hay thậm chí là cả ống nhòm. Cách tốt nhất để quan sát chúng là bạn phải mặc đủ ấm và nằm ngả lưng trên một ghế võng hay một chiếc ghế dài (trường kỷ) để có thể có một tầm nhìn rộng và bao quát nhất có thể lên bầu trời đêm.

- Không cần thiết bạn phải xác định tâm điểm xuất phát của trận mưa sao băng này nằm ở đâu, bởi các sao băng có thể được quan sát ở bất cứ đâu trên bầu trời khi nó xuất hiện. Điều quan trọng nhất chỉ là bạn phải chờ tới khi tâm điểm này lên cao hơn so với chân trời mà thôi. Đối với đa số người quan sát ở Bắc Mỹ và châu Âu điều này không là trở ngại vì tâm điểm xuất phát của mưa sao băng Quadrantids luôn ở trên đường chân trời: tức là tâm điểm này quay xung quanh thiên cực và không bao giờ lặn xuống.

- Bạn sẽ thấy nhiều sao băng hơn sau nửa đêm bởi vì do chuyển động của Trái đất chúng ta. Hãy chắc rằng bạn đã bảo vệ mắt của mình khỏi ánh sáng trực tiếp (tránh nhìn ánh sáng trực tiếp) và để cho nó có nhiều thời gian để có thể thích ứng bóng tối, ít nhất là 20 phút trước khi bắt tay vào quan sát bạn nhé.


theo VietAstro
 
×
Quay lại
Top