nganroyaltravel
Thành viên
- Tham gia
- 19/8/2013
- Bài viết
- 0
Như đến hẹn lại lên, từ tháng 7 âm lịch, vùng đồng bằng nam bộ, nước lại “nhảy khỏi bờ” mà người ta quen gọi “mùa nước nổi”. Mùa nước nổi khiến cho người dân bao long đong, vất vả, nhưng bù lại, như một sự tạ lỗi, mùa nước nổi cũng đem đến cho con người bao sản vật tự nhiên, cho đất đai bao phù sa màu mỡ. Và cho con người đong đầy những kỷ niệm tuổi thơ, những kỷ niệm đời người.
Chiều, chiếc radio nhỏ phát đi chương trình “Quà tặng âm nhạc”. Có người bạn phương xa yêu cầu bài hát “ Chiều nước lũ”. Từng thanh âm vang lên. Lòng quặn thắt nỗi nhớ da diết. Quê mình lại vào mùa lũ, “mùa nước nổi”...
Tam Quan của tôi lũ không nhiều. Nhưng hầu như năm nào cũng có một cơn lũ lớn. Lũ từ thượng nguồn Lại Giang đổ về. Lũ từ các con suối trên cao đổ xuống. Trên đường đi ra biển, con lũ chỉ dừng lại ở một thời khắc ngắn mà để lại nỗi đau dai dẳng khôn nguôi…Lũ lịch sử năm 86, nước ngập mái nhà. Ba bồng con trên vai dò dẫm về nhà nội. Nước ngang cổ ba. Má chỉ kịp vơ vội mấy bộ quần áo. Lũ cuốn đi sạch sẽ. Ký ức tuổi thơ chỉ còn lại một màu nước bàng bạc, đùng đục. Thứ màu sắc loang loáng giấc mơ những đêm dài mưa lũ trong căn nhà tranh lỗ chỗ lá tranh lá nứa.
Mười ba năm sau, khi cơn lũ tràn về lúc nửa đêm, ba má tất tả kê, vội vã dọn. Đồ đạc cứ dồn dần từ thấp lên cao, cuối cùng chỉ còn khoảng không chưa đầy hai mét vuông khô ráo cho tất cả những gì thiết yếu nhất. Đàn gà tao tác trên mái nhà. Mấy trái dừa khô lập lờ theo dòng nước lũ, bất thần theo dòng xoáy biến mất giữa khoảng không mênh mông. Căn nhà nhỏ rung lên bần bật. Ba má con ôm nhau nhìn cơn lũ thủng thỉnh đi qua. Tay chân má trắng bã, mắt người trũng sâu.
Không như những đứa trẻ đồng trang lứa luôn háo hức khi được nghịch nước, tôi chưa bao giờ thích lũ. Mỗi cơn lũ là một hung thần tàn phá tất cả mọi thứ trên đường chúng đi. Và tôi, một đứa trẻ đi qua những mùa lũ đã kịp nhận ra những nỗi đau đè nặng lên chút niềm vui trẻ thơ. Những cánh đồng ngập nước. Những thân dừa ngả nghiêng, tàu dừa tơi tả. Những nếp nhà tranh chỉ còn là cái nóc thấp tè trong cơn lũ.
Tôi lớn lên từ những lo toan nhọc nhằn của má. Đã lội qua biết bao cơn lũ để đến trường. Con chữ nhọc nhằn lênh đênh. Rồi tôi đi xa. Xa căn nhà nhỏ, xa ngôi làng nghèo khó, xa cả những mùa lũ với bao âu lo… Tôi ra đi với ao ước cháy bỏng: kiếm đủ tiền để xây cho má một nếp nhà cao ráo, cứng cáp để má yên tâm nằm ngủ mỗi khi mùa lũ về. Tôi lao vào đời như bao đứa trai miền trung khác, luôn sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn gian khổ. Nhưng, đã qua bao mùa lũ, tôi vẫn chưa thực hiện được cái khát khao rất gần mà cũng rất xa vời đó.
Mấy mùa lũ qua… Một mình má cô đơn. Một căn nhà cột kèo kẽo kẹt. Một dấu chấm nhỏ gầy giữa biển nước bao la. Chiều nay, tin lũ lại về. Tôi thẫn thờ nhìn về phía trời xa. Bỏ mặc tất cả, tôi lao ra bến xe. Chuyến xe cuối ngày rời bến trong cơn mưa dai dẳng. Những giọt nước chảy dài trên cửa kính ôtô. Vâng, con sẽ về. Con sẽ về chống lại cái cột, giằng lại cái nóc, chặt bớt những tàu dừa gần nhà.Và con sẽ kéo cho má tấm chăn mềm để người không còn lạnh lẽo lúc nửa đêm khi cơn lũ tràn về.
...Đong đầy những kỷ niệm
Quê hương tôi là một phần của vùng Đồng Tháp Mười bạt ngàn tràm, lúa. Trước kia thảm thực vật ở đây khá phong phú, nhiều cây sao, dầu, bằng lăng xen lẫn trong các trảng cỏ ngút ngàn. Những cánh đồng hoang rậm rạp lau, sậy, cỏ năn, sen, súng, hoà cùng với mênh mông đồng lúa, vườn cây ăn trái... Các cánh đồng hoang cũng là nơi trú ngụ của hàng trăm loài cá nước ngọt, tôm, cua, ốc cùng nhiều loài thuỷ sinh có giá trị thương phẩm cao như ếch, nhái, rắn, rùa, sen...
Tuổi thơ tôi trải qua hàng chục mùa nước nổi. Bao nhiêu là kỷ niệm cứ dày lên thấm đẫm tâm hồn. Nhớ như in những đàn cá sặc tung tăng nhưng không bao giờ mắc câu cho dù người câu là tay sát cá thiện nghệ (vì cá sặc không bao giờ ăn câu). Nhớ như in trò bắt rượt trên đồng nước cao ngang ngực, hay tròng trành trên chiếc xuồng cui, với tay hái từng cọng bông điên điển vàng óng... Rồi gọt các khúc gỗ điên điển thành những chiếc tàu chạy đua với lũ con nít trong xóm, hái bông gáo kết thành rạp chơi trò đám cưới.
Những năm nước lớn, nước sông Tiền chảy tràn theo các kênh rạch vào Đồng Tháp Mười. Khi ấy mực nước sông còn dâng cao hơn bởi các cơn mưa đầu mùa do gió tây - nam mang đến. Từ Đồng Tháp Mười, một phần nước chảy ngược lại sông Tiền ở hạ lưu, một phần chảy ra kênh rạch, làm ngập lụt một vùng rộng lớn. Bao nhiêu nhà cửa, làng mạc, trường học, đường sá ngập chìm trong nước. Việc đi lại của cư dân đều trông vào những chiếc xuồng, ghe, tàu...
Đầu mùa nước, khi những con đê xăm xắp, là lúc người ta đi săn bắt chuột rôm rả. Men theo các con mương, mọi người thi nhau dẫm đạp cỏ, vừa tiến dần đến đoạn có bao lưới. Chuột lớn, chuột bé nghe động chạy rối rít về phía trước, vô tình chui tọt vào các tấm lưới giăng đón sẵn. Chỉ độ quá trưa, những chiếc rọng đã đầy cứng chuột. Cũng có người săn chuột bằng cách đào hang của lũ chuột mới làm vội. Hang nào ít nhất cũng gần chục con, nhiều thì vài chục con.
Rồi thì bao nhiêu là món ngon chế biến từ chuột lần lượt ra đời. Có món trở thành đặc sản ngon tuyệt trên thực đơn của các nhà hàng sang trọng. Không riêng gì chuột, mà cá, ếch, rắn, rùa... trong mùa nước này cũng đều trở thành món ăn khó quên cho bất cứ ai yêu mến mảnh đất phương nam, vốn chỉ mới hình thành hơn 300 năm có lẻ.
Mùa nước nổi cũng là mùa của bông điên điển. Dọc theo hai bờ các tuyến kênh Đồng Tiến, Cà Dăm (Tam Nông), kênh Nguyễn Văn Tiếp, Đường Thét (Cao Lãnh)... dài hàng mấy chục cây số, điên điển trổ bông vàng rực. Khi nắng chiều sắp tắt, những tâm hồn lãng mạn có thể thưởng ngoạn nhiều mảng màu độc đáo, đượm vẻ đồng quê, được kết hợp từ một chút vàng của hoa, một chút xanh của trời chiều, một chút bạc trắng của dòng nước. Và thi thoảng những con bướm đủ màu sặc sỡ lượn lờ đến rồi lại bay đi.
Ai đã từng có mặt ở miền Tây vào mùa nước nổi, không thể không biết đến bông điên điển. Nồi canh chua bông điên điển nấu với cá linh hay cá rô đồng, và phải nấu với bứa hoặc cơm mẻ mới ngon. Cái vị nhân nhẫn, bùi bùi của nó đã trở thành một phần ký ức của những người xa quê.
“Canh chua điên điển cá linh
Ăn chỉ một mình thì chẳng biết ngon”
Mùa nước nổi cũng đã kịp để lại lượng phù sa đủ giúp ruộng đồng màu mỡ hơn. Để từ đó, những cánh đồng bạt ngàn, xanh thẳm một màu mạ non cùng song hành với bầu trời xanh bát ngát. Những hạt gạo trắng ngần kết tinh từ đó đã nuôi nấng, dạy dỗ tôi và biết bao đứa trẻ suốt quãng đời thơ ấu.
Đến Đồng Tháp vào mùa nước nổi, khách có thể ngồi ghe máy ngao du trên sông, làm vài ly rượu đế nhắm với cá lóc nướng trui chấm muối ớt. Hoặc lênh đênh trên chiếc xuồng ba lá nghe các thiếu nữ áo bà ba, nón tai bèo kể những câu chuyện ly kỳ về quá trình chinh phục vùng đất linh thiêng này.
Giữa bạt ngàn rừng tràm của vườn quốc gia Tràm Chim, khách còn có thể buông câu giữa mùa heo may, vừa theo dõi động tác mớm mồi của những con chim mẹ trên ngọn tràm. Nếu may mắn, khách có thể mục kích bầy sếu đầu đỏ (hồng hạc – loại chim rất quí đang có nguy cơ tuyệt chủng) bay lưng chừng trời tìm nơi trú ngụ sau khi thưởng thức xong bữa chiều ở bãi năn.
Khách phương xa còn có thể tự do tham quan rừng tràm Gáo Giồng, di tích Xẻo Quýt, di tích Gò Tháp, lăng mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Bác Hồ, làng hoa Sa Đéc nổi tiếng khắp trong Nam, ngoài Bắc với những giống hoa “độc”. Ra về, trên tay lủng lẳng chiếc nem Lai Vung, trái xoài cát Hoà Lộc hay chùm nhãn xuống Châu Thành làm quà cho người thân. Hẳn bất cứ ai cũng sẽ khó quên một vùng đất hiền hòa với những con người hồn hậu tự bao đời đã gắn bó với điều kiện tự nhiên “sáu tháng đồng khô cỏ cháy, sáu tháng nước ngập trắng đồng”.
Tôi lớn lên rời quê đi học, đã mười mấy mùa nước nổi đến rồi đi. Cuộc đời tôi cũng vậy, đã mười mấy năm trải qua bao thăng trầm, thành công nhiều mà thất bại cũng không ít. Vui buồn xen giữa những vất vả lo toan. Vậy mà mỗi năm khi mùa nước nổi, những hồi ức từ đâu lại trở về. Tất cả như những con nước dâng đầy, ứ ngập kỷ niệm.
Trải nghiệm hơn, tĩnh tâm nhìn lại, mới thấy những “mùa nước nổi” đi qua cuộc sống của mình, vừa gột rửa tâm hồn vốn không ít phiền muộn, vừa làm lòng mình mát sạch và không chừng còn đem đến cho mình màu mỡ “phù sa” mà mình không hay. Giờ này ở miền Tây, mực nước đã dâng lên đến đâu rồi, đã ngập sân nhà của nội chưa. Bọn trẻ trong xóm có còn hái bông gáo chọi nhau nữa không. Ôi, mùa nước nổi quê tôi!
Chiều, chiếc radio nhỏ phát đi chương trình “Quà tặng âm nhạc”. Có người bạn phương xa yêu cầu bài hát “ Chiều nước lũ”. Từng thanh âm vang lên. Lòng quặn thắt nỗi nhớ da diết. Quê mình lại vào mùa lũ, “mùa nước nổi”...
Tam Quan của tôi lũ không nhiều. Nhưng hầu như năm nào cũng có một cơn lũ lớn. Lũ từ thượng nguồn Lại Giang đổ về. Lũ từ các con suối trên cao đổ xuống. Trên đường đi ra biển, con lũ chỉ dừng lại ở một thời khắc ngắn mà để lại nỗi đau dai dẳng khôn nguôi…Lũ lịch sử năm 86, nước ngập mái nhà. Ba bồng con trên vai dò dẫm về nhà nội. Nước ngang cổ ba. Má chỉ kịp vơ vội mấy bộ quần áo. Lũ cuốn đi sạch sẽ. Ký ức tuổi thơ chỉ còn lại một màu nước bàng bạc, đùng đục. Thứ màu sắc loang loáng giấc mơ những đêm dài mưa lũ trong căn nhà tranh lỗ chỗ lá tranh lá nứa.
Mười ba năm sau, khi cơn lũ tràn về lúc nửa đêm, ba má tất tả kê, vội vã dọn. Đồ đạc cứ dồn dần từ thấp lên cao, cuối cùng chỉ còn khoảng không chưa đầy hai mét vuông khô ráo cho tất cả những gì thiết yếu nhất. Đàn gà tao tác trên mái nhà. Mấy trái dừa khô lập lờ theo dòng nước lũ, bất thần theo dòng xoáy biến mất giữa khoảng không mênh mông. Căn nhà nhỏ rung lên bần bật. Ba má con ôm nhau nhìn cơn lũ thủng thỉnh đi qua. Tay chân má trắng bã, mắt người trũng sâu.
Không như những đứa trẻ đồng trang lứa luôn háo hức khi được nghịch nước, tôi chưa bao giờ thích lũ. Mỗi cơn lũ là một hung thần tàn phá tất cả mọi thứ trên đường chúng đi. Và tôi, một đứa trẻ đi qua những mùa lũ đã kịp nhận ra những nỗi đau đè nặng lên chút niềm vui trẻ thơ. Những cánh đồng ngập nước. Những thân dừa ngả nghiêng, tàu dừa tơi tả. Những nếp nhà tranh chỉ còn là cái nóc thấp tè trong cơn lũ.
Tôi lớn lên từ những lo toan nhọc nhằn của má. Đã lội qua biết bao cơn lũ để đến trường. Con chữ nhọc nhằn lênh đênh. Rồi tôi đi xa. Xa căn nhà nhỏ, xa ngôi làng nghèo khó, xa cả những mùa lũ với bao âu lo… Tôi ra đi với ao ước cháy bỏng: kiếm đủ tiền để xây cho má một nếp nhà cao ráo, cứng cáp để má yên tâm nằm ngủ mỗi khi mùa lũ về. Tôi lao vào đời như bao đứa trai miền trung khác, luôn sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn gian khổ. Nhưng, đã qua bao mùa lũ, tôi vẫn chưa thực hiện được cái khát khao rất gần mà cũng rất xa vời đó.
Mấy mùa lũ qua… Một mình má cô đơn. Một căn nhà cột kèo kẽo kẹt. Một dấu chấm nhỏ gầy giữa biển nước bao la. Chiều nay, tin lũ lại về. Tôi thẫn thờ nhìn về phía trời xa. Bỏ mặc tất cả, tôi lao ra bến xe. Chuyến xe cuối ngày rời bến trong cơn mưa dai dẳng. Những giọt nước chảy dài trên cửa kính ôtô. Vâng, con sẽ về. Con sẽ về chống lại cái cột, giằng lại cái nóc, chặt bớt những tàu dừa gần nhà.Và con sẽ kéo cho má tấm chăn mềm để người không còn lạnh lẽo lúc nửa đêm khi cơn lũ tràn về.
...Đong đầy những kỷ niệm
Quê hương tôi là một phần của vùng Đồng Tháp Mười bạt ngàn tràm, lúa. Trước kia thảm thực vật ở đây khá phong phú, nhiều cây sao, dầu, bằng lăng xen lẫn trong các trảng cỏ ngút ngàn. Những cánh đồng hoang rậm rạp lau, sậy, cỏ năn, sen, súng, hoà cùng với mênh mông đồng lúa, vườn cây ăn trái... Các cánh đồng hoang cũng là nơi trú ngụ của hàng trăm loài cá nước ngọt, tôm, cua, ốc cùng nhiều loài thuỷ sinh có giá trị thương phẩm cao như ếch, nhái, rắn, rùa, sen...
Tuổi thơ tôi trải qua hàng chục mùa nước nổi. Bao nhiêu là kỷ niệm cứ dày lên thấm đẫm tâm hồn. Nhớ như in những đàn cá sặc tung tăng nhưng không bao giờ mắc câu cho dù người câu là tay sát cá thiện nghệ (vì cá sặc không bao giờ ăn câu). Nhớ như in trò bắt rượt trên đồng nước cao ngang ngực, hay tròng trành trên chiếc xuồng cui, với tay hái từng cọng bông điên điển vàng óng... Rồi gọt các khúc gỗ điên điển thành những chiếc tàu chạy đua với lũ con nít trong xóm, hái bông gáo kết thành rạp chơi trò đám cưới.
Những năm nước lớn, nước sông Tiền chảy tràn theo các kênh rạch vào Đồng Tháp Mười. Khi ấy mực nước sông còn dâng cao hơn bởi các cơn mưa đầu mùa do gió tây - nam mang đến. Từ Đồng Tháp Mười, một phần nước chảy ngược lại sông Tiền ở hạ lưu, một phần chảy ra kênh rạch, làm ngập lụt một vùng rộng lớn. Bao nhiêu nhà cửa, làng mạc, trường học, đường sá ngập chìm trong nước. Việc đi lại của cư dân đều trông vào những chiếc xuồng, ghe, tàu...
Đầu mùa nước, khi những con đê xăm xắp, là lúc người ta đi săn bắt chuột rôm rả. Men theo các con mương, mọi người thi nhau dẫm đạp cỏ, vừa tiến dần đến đoạn có bao lưới. Chuột lớn, chuột bé nghe động chạy rối rít về phía trước, vô tình chui tọt vào các tấm lưới giăng đón sẵn. Chỉ độ quá trưa, những chiếc rọng đã đầy cứng chuột. Cũng có người săn chuột bằng cách đào hang của lũ chuột mới làm vội. Hang nào ít nhất cũng gần chục con, nhiều thì vài chục con.
Rồi thì bao nhiêu là món ngon chế biến từ chuột lần lượt ra đời. Có món trở thành đặc sản ngon tuyệt trên thực đơn của các nhà hàng sang trọng. Không riêng gì chuột, mà cá, ếch, rắn, rùa... trong mùa nước này cũng đều trở thành món ăn khó quên cho bất cứ ai yêu mến mảnh đất phương nam, vốn chỉ mới hình thành hơn 300 năm có lẻ.
Mùa nước nổi cũng là mùa của bông điên điển. Dọc theo hai bờ các tuyến kênh Đồng Tiến, Cà Dăm (Tam Nông), kênh Nguyễn Văn Tiếp, Đường Thét (Cao Lãnh)... dài hàng mấy chục cây số, điên điển trổ bông vàng rực. Khi nắng chiều sắp tắt, những tâm hồn lãng mạn có thể thưởng ngoạn nhiều mảng màu độc đáo, đượm vẻ đồng quê, được kết hợp từ một chút vàng của hoa, một chút xanh của trời chiều, một chút bạc trắng của dòng nước. Và thi thoảng những con bướm đủ màu sặc sỡ lượn lờ đến rồi lại bay đi.
Ai đã từng có mặt ở miền Tây vào mùa nước nổi, không thể không biết đến bông điên điển. Nồi canh chua bông điên điển nấu với cá linh hay cá rô đồng, và phải nấu với bứa hoặc cơm mẻ mới ngon. Cái vị nhân nhẫn, bùi bùi của nó đã trở thành một phần ký ức của những người xa quê.
“Canh chua điên điển cá linh
Ăn chỉ một mình thì chẳng biết ngon”
Mùa nước nổi cũng đã kịp để lại lượng phù sa đủ giúp ruộng đồng màu mỡ hơn. Để từ đó, những cánh đồng bạt ngàn, xanh thẳm một màu mạ non cùng song hành với bầu trời xanh bát ngát. Những hạt gạo trắng ngần kết tinh từ đó đã nuôi nấng, dạy dỗ tôi và biết bao đứa trẻ suốt quãng đời thơ ấu.
Đến Đồng Tháp vào mùa nước nổi, khách có thể ngồi ghe máy ngao du trên sông, làm vài ly rượu đế nhắm với cá lóc nướng trui chấm muối ớt. Hoặc lênh đênh trên chiếc xuồng ba lá nghe các thiếu nữ áo bà ba, nón tai bèo kể những câu chuyện ly kỳ về quá trình chinh phục vùng đất linh thiêng này.
Giữa bạt ngàn rừng tràm của vườn quốc gia Tràm Chim, khách còn có thể buông câu giữa mùa heo may, vừa theo dõi động tác mớm mồi của những con chim mẹ trên ngọn tràm. Nếu may mắn, khách có thể mục kích bầy sếu đầu đỏ (hồng hạc – loại chim rất quí đang có nguy cơ tuyệt chủng) bay lưng chừng trời tìm nơi trú ngụ sau khi thưởng thức xong bữa chiều ở bãi năn.
Khách phương xa còn có thể tự do tham quan rừng tràm Gáo Giồng, di tích Xẻo Quýt, di tích Gò Tháp, lăng mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Bác Hồ, làng hoa Sa Đéc nổi tiếng khắp trong Nam, ngoài Bắc với những giống hoa “độc”. Ra về, trên tay lủng lẳng chiếc nem Lai Vung, trái xoài cát Hoà Lộc hay chùm nhãn xuống Châu Thành làm quà cho người thân. Hẳn bất cứ ai cũng sẽ khó quên một vùng đất hiền hòa với những con người hồn hậu tự bao đời đã gắn bó với điều kiện tự nhiên “sáu tháng đồng khô cỏ cháy, sáu tháng nước ngập trắng đồng”.
Tôi lớn lên rời quê đi học, đã mười mấy mùa nước nổi đến rồi đi. Cuộc đời tôi cũng vậy, đã mười mấy năm trải qua bao thăng trầm, thành công nhiều mà thất bại cũng không ít. Vui buồn xen giữa những vất vả lo toan. Vậy mà mỗi năm khi mùa nước nổi, những hồi ức từ đâu lại trở về. Tất cả như những con nước dâng đầy, ứ ngập kỷ niệm.
Trải nghiệm hơn, tĩnh tâm nhìn lại, mới thấy những “mùa nước nổi” đi qua cuộc sống của mình, vừa gột rửa tâm hồn vốn không ít phiền muộn, vừa làm lòng mình mát sạch và không chừng còn đem đến cho mình màu mỡ “phù sa” mà mình không hay. Giờ này ở miền Tây, mực nước đã dâng lên đến đâu rồi, đã ngập sân nhà của nội chưa. Bọn trẻ trong xóm có còn hái bông gáo chọi nhau nữa không. Ôi, mùa nước nổi quê tôi!