Mua cây xá xị ở đâu? Cách nhân giống cây xá xị

haidang2017

Thành viên
Tham gia
26/12/2016
Bài viết
0
Cách chọn giống rau và đất trồng rau quế vị

– Rau giống: Rau quế vị được nhân giống chủ yếu bằng cách giâm cành. Ch úng ta dùng dao hay kéo thật bén cắt lấy phần gốc cứng già để sử dụng làm cành giâm, phần ngọn và lá rau thì được sử dụng để chế biến thức ăn. S ử d ụng ch ất k ích r ễ nh úng v ào c ành ư ơm đ ể k ích th ích c ành ư ơm nhanh ra r ễ

– Chọn đất trồng rau quế vị: Rau quế vị rất ưa thích những khu đất có độ ẩm cao như đất dinh dưỡng từ phân trùn quế, tiến hành ghim nhẹ gốc các nhánh rau quế làm giống vào đất dinh dưỡng ở độ sâu khoảng 4 – 5cm. Sau đó tưới nước nhẹ nhàng vừa đủ ẩm. Hạn chế không tưới quá mạnh sẽ làm lay động gốc rau trồng

c%C3%A2y-qu%E1%BA%BF-v%E1%BB%8B.jpg
Chọn vị trí tr ồng quế vị

Rau x á x ị sinh trưởng tốt nơi có ánh sáng mặt trời vừa phải do vậy cần tránh nắng chiếu gắt vào buổi trưa vì sẽ khiến rau chậm ra lá mới v à v àng l á. Cành giâm có thể bị khô héo cà có thể không thể ra rễ được.

Chăm sóc và tưới rau quế vị sao cho tốt

Nên tưới rau quế vị thường xuyên khi vừa mới trồng để rau mau thúc đẩy ra rễ mới, sau vài ngày chỉ cần duy trì tưới một lần trong ngày vì đất dinh dưỡng là loại đất giữ ẩm rất tốt.

Sau hai tuần thì từ gốc rau các cành non mọc ra và có xu hướng bò ngang nên phải chọn chậu trồng có kích thước miệng chậu rộng 30 – 40 cm

Rau quế vị trồng tại nhà không n ên sử dụng phân bón hóa học hay thuốc BVTV. Sau m ỗi l ần thu ho ạch c ần b ón th úc l à đ ủ

Thăm vườn thường xuyên và phát hiện cỏ dại mọc để hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng cho cây.
 
Làm thế nào để cây mâm xôi ra nhiều quả - Bí quyết ở đây

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây mâm xôi trong chậu

Quả Mâm xôi chứa nhiều axit hữu cơ, chủ yếu là các axit xitric, malic, salisylic, các muối axit trên, đường, pectin; trong lá có tanin. Các nhà khoa học thế giới phát hiện trong hạt quả Mâm xôi có hàm lượng kẽm rất cao, được cơ thể hấp thụ tốt. Kẽm là chất dinh dưỡng quan trọng cho t.ình d.ục. Nó có thể kiểm soát hàm lượng testosteron, giúp phụ nữ nhanh chóng hưng phấn và tăng cường sức mạnh của t.inh tr.ùng.… Mà mâm xôi thuộc dạng khá dễ trồng, các bạn chỉ cần tưới nước và đặt cây ra chỗ nhiều ánh nắng là tha hồ thu quả nhé

c%C3%A2y-m%C3%A2m-x%C3%B4i-1.jpg
1. Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng

Dụng cụ trồng

Tận dụng mọi thứ nhé: thùng xốp, chậu nhựa, bịch ni lông…….. nếu có vườn để trồng càng ok

Mâm xôi ưa thích môi trường sống có nhiều ánh sáng. Nhiệt độ lý tưởng để cây phát triển là khoảng 20 - 32 độ C.

Các cây mâm xôi trưởng thành có thể phát triển chiều cao lên đến 2m và cho tán rộng tới 1m. Chính vì vậy, dụng cụ trồng cây mâm xôi phải đủ lớn để cây phát triển tốt và cho nhiều quả hơn

Đất trồng

Đất trồng mâm xôi cần như sau: Tơi xốp và thoát nước

Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 - 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

2. Chọn giống và trồng cây

Cây mâm xôi thường được nhân giống bằng hạt. Hạt giống bạn nên tìm mua ở các cửa hàng bán hạt giống uy tín, chất lượng.

Gieo hạt giống mâm xôi sâu khoảng 1cm xuống đất đã chuẩn bị sẵn. Phủ một lớp đất mỏng lên hạt và dùng bình xịt tưới nước giữ ẩm cho đất. Không giống như các loại cây khác, hạt cây mâm xôi có thời gian nảy mầm tương đối dài. Chúng rơi vào khoảng 2 tháng. Đặt chậu gieo vào nơi thoáng mát và tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Duy trì độ ẩm cho hạt giống đến khi nảy mầm.

Sau khi hạt giống nảy mầm hết bạn nên đặt chậu cây con ở những chỗ râm mát đón ánh sáng gián tiếp. Cây con lúc này khá yếu ớt nên cần chăm sóc kĩ càng. Chú ý rào, che chắn cho những cây con tránh khỏi côn trùng hay động vật đến cắn phá.

Những cây này sau khi cao khoảng 10 - 15cm thì nên bứng cây đến nơi đã chuẩn bị sẵn để trồng.

Sau khi trồng cố định cây con vào vị trí phù hợp. Nên bón lót cho cây thêm phân hữu cơ và tưới nước đầy đủ cho cây mau bám rễ. Chỉ khoảng 1 tuần sau là cây đã xanh tốt trở lại.

cay-mam-xoi-1.jpg
3. Chăm sóc

Trong năm đầu tiên trồng cây mâm xôi sẽ phát triển khá nhanh. Chiều cao tối đa có thể lên đến hơn 2m. Mâm xôi thuộc giống cây bụi có nguồn gốc là loại cây dại nên có sức sống mạnh mẽ. Chúng sẽ phát triển tốt hơn nếu được bón phân hữu cơ đầy đủ và nhổ sạch cỏ dại giữa các cây.


Khi cây cao khoảng hơn 1m thì tiến hành làm giá đỡ cho cây. Giá đỡ có thể làm bằng lưới thép hoặc bằng gỗ hình chữ V. Mỗi cọc có chiều cao khoảng 2m và cách nhau khoảng 50cm. Dùng dây thép liên kết các cọc lại để cho cây phát triển bên trong.

Cây mâm xôi sinh trưởng không cần dùng đến nhiều nước. Chỉ nên tưới khi nào đất bên dưới khô và thường khoảng một tuần 3 lần. Về chế độ bón phân bạn cũng nên bón thêm phân hữu cơ cho cây khi mùa Xuân đến để thúc cho cây đâm chồi mới.

Mỗi năm định kì tỉa thưa cành, loại bỏ những cành yếu già chỉ để lại những cành lớn khỏe mạnh.

4. Thu hoạch

Khi toàn bộ quả trên cây mâm xôi chuyển hoàn toàn sang màu đỏ đậm, sờ vào thấy mềm có nghĩa là đã đến thời điển bạn có thể thu hoạch. Sáng sớm là thời điểm thu hái quả mâm xôi tốt nhất. Nên dùng kéo cắt từng quả một để tránh bị dập nát và làm ảnh hưởng đến những cành còn lại.
 
Trồng dưa pepino 100% ra quả chỉ với bí quyết sau

Kỹ thuật trồng dưa pepino tại gia đình

Cây dưa Pepino dễ trồng và cho thu hoạch nhanh, nhiều, 1 năm trồng được 2 vụ vào mua xuân và đông Pepino giúp nhiều người nông dân ‘hái ra tiền’

dua-peppino.jpg

Chính vì vậy, không chỉ các nhà vườn ở Đà Lạt (Lâm Đồng), Sapa (Lào Cai) đua nhau nhập giống cây này về trồng mà nhiều người tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM cũng mua về trồng làm cây bonsai, cây cảnh trong gia đình.

Chăm sóc dưa Pepino cũng không khó, nhiều người đã thử nghiệm và cho biết cách trồng và chăm sóc như cà chua. Cây Pepino ưa ẩm, chịu hạn và úng kém. Do vậy, đất trồng Pepino cần chọn loại tơi xốp, dễ thoát nước. Khi đất khô hạn, cây dưa vẫn phát triển bình thường nhưng ảnh hưởng đến năng suất ra quả.

Trong suốt quá trình từ lúc gieo hạt đến khi ra quả, cây Peppino cần để ở nơi có nhiều nắng. Dưa pepino cũng thích nghi tốt khi trồng trong nhà kính. Hiện tại ở Việt Nam, các nhà kính trên Đà Lạt đã trồng để làm cây cảnh trong dịp Tết cũng như cung cấp trái trong năm.

 
Quy trình kỹ thuật tr ồng cây giảo cổ lam từ hạt

Giảo cổ lam là một trong những dược liệu cổ quý hiếm được sử dụng với rất nhiều công dụng trong y học. Chính vì vậy, giảo cổ lam còn được ưu ái đặt tên – cỏ trường thọ. Ngày nay, các nhà khoa học đã chứng minh các t ác d ụng c ủa gi ảo cổ lam với những bằng chứng rất rõ ràng

ky-thuat-trong-giao-co-lam.jpg
Hiện nay nhu cầu sử dụng giảo cổ lam làm nguyên liệu bào chế các loại thuốc Đông y là rất lớn. Trong thực tế ngoài nguồn nguyên liệu thu hái trong tự nhiên th ì đã có một số vùng người dân tự trồng gi ảo c ổ lam để bán ra thị trường tại chỗ. Tuy nhiên, diện tích này là rất nhỏ lẻ, không đáng kể để tạo thành vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu của thị trường.

I. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI

· C
ây tươi : Dây lớn, khi tươi có vị đắng .
· Giảo cổ lam mọc và phát triển rất mạnh ở các vùng đồi , kể cả ven đường , bờ rào , bụi rậm Ở sapa giảo cổ lam 7 lá mọc nhiều như cỏ dại , nhiều đến nỗi người dân ở đây còn phải dẫy bớt đi để tránh chúng mọc lấn át các loại cây trồng khác .

II. KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG
1. Chọn giống:

-
Chọn cây giống: Chọn những cây không sâu bệnh, có quả già, to, đem phơi khô cả quả cho đến khi da quả nhăn lại rồi tách lớp vỏ bên ngoài ra để lấy hạt.

- Lượng hạt giống gieo trồng: 1,8-2 kg/ha.

2. Gieo ươm và chăm sóc cây giống:

Gieo ươm cây giống vào mùa Xuân hoặc mùa Thu. Gieo hạt trên nền đất trong vườn ươm đảm bảo độ thoáng mát, đủ ánh sáng.

Sau khi gieo cần tưới nước đủ ẩm từ 1-2 lần/ ngày tùy loại đất. Sau 1 tuần cây mọc tưới nước theo hình thức phun sương để tránh cây con bị gẫy đổ, thường xuyển nhổ sạch cỏ dại và vệ sinh luống để cây không mắc mầm bệnh.

3. Nhổ cây và cắm vào bầu:

Khi cây được 1-2 tuần tuổi tiến hành đưa cây giống vào bầu.

- Đất làm bầu: Dùng Đất nhỏ, tơi xốp trộn với phân chuồng hoai mục.

- Túi bầu: Chọn túi có kích thước nhỏ loại 7x12 cm.

- Cây giống đưa vào bầu ươm: Chọn những cây khỏe mạnh, mọc đều nhau.

4. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn:

Cây giống đạt tiêu chuẩn xuất vườn là những cây đạt từ 25 - 30 ngày tuổi, phát triển khỏe mạnh, thân cứng, mập, không sâu bệnh.
tac-dung-giao-co-lam-600x495.jpg
III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1. Thời vụ:
Từ tháng 2 đến tháng 3.

2. Đất trồng:

-
Chọn Đất: cây gi ảo c ổ lam không kén đ ất, tuy nhiên để cây phát triển tốt cần Chọn loại Đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, Đất cát pha hoặc thịt nhẹ, dễ thoát nước. không trồng c gi ảo c ổ lam ở các cùng đ ất trũng, ngập nước, n ắng h ạn
- Làm Đất: Cày, bừa Đất kỹ, làm Đất tơi xốp, sạch cỏ dại.
- Lên luống: Rộng 0,9-1,2m, cao 30-35cm, rãnh luống rộng 25-30 cm.

3. Mật độ, khoảng cách và cách trồng:
-
Mật độ, khoảng cách: Mật độ 38.000-40.000 cây/ha; tùy theo loại đất khoảng cách trồng có thể là 40 x 40 cm hoặc 50 x 50 cm.

- Cách trồng: Tiến hành bổ hốc, bón phân bón lót và lấp một lớp đất mỏng đảm bảo che kín phân trong hốc sau đó xé bỏ vỏ bầu rồi đặt cây vào giữa hốc trồng, lấp đất nhỏ và ấn nhẹ đảm bảo cây không bị đổ nhưng cũng không bị nén chặt quá tạo điều kiện cho bộ rễ

4.Chăm sóc:
Thường xuyên kiểm tra làm sạch cỏ dại và tưới nước đủ ẩm cho cây, nếu sử dụng phương pháp tưới ngấm (tưới rãnh) thì sau khi đất đủ ẩm phải tháo nước ngay để tránh ngập úng cho rễ cây. Trong quá trình chăm sóc nếu thấy cây chết cần tiến hành nhổ bổ mang tiêu hủy và trồng dặm bổ sung ngay.

5. Bảo quản:

- Bảo quản: cả cành lá gi ả o c ô ổ lam đều có giá trị làm thuốc, khi Thu hoạch xong nhặt Toàn bộ quả để riêng, cành, lá để tươi hoặc đem phơi khô tùy theo mục đích sử dụng. Chọn ra những quả tròn, quả to phơi khô bảo quản hạt trong chai lọ kín để làm giống.
 
Quy trình kỹ thuật trồng cây vú sữa hoàng kim tại gia đình

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vú sữa hoàng kim

Như các bạn đã biết vú sữa luôn là một trong các loại trái cây được ưa chuộng vì vị ngọt thanh mát và bổ dưỡng. Thời gian gần đây, vừa xuất hiện một loại cây vú sữa mới chính là cây vú sữa hoàng kim, trái ngọt hơn vú sữa bình thường. Và để mọi người không phải e ngại về vấn đề trồng cây vú sữa hoàng kim như thế nào để cây cho hiệu quả cao, hôm nay vườn ươm hải đăng sẽ hướng dẫn cách trồng cũng như cách chăm sóc cây vú sữa hoàng kim tại gia đình

giong-cay-vu-sua-hoang-kim-1.jpg
Giới thiệu về đặc điểm cây vú sữa hoàng kim:

Nguồn gốc: Đài Loan

Tên gọi khác: Abiu

Đặc điểm: quả vú sữa hoàng kim, Vỏ quả vú sữa hoàng kim (vú sữa Đài Loan) vàng bóng.

- Phần đít quả thay vì tròn thường có hình chóp nhọn. Khi bổ đôi ra sẽ thấy vỏ vú sữa chỉ mỏng 2mm, bên trong chứa duy nhất 1 hạt nhỏ xíu bằng đầu ngón tay, thịt quả dày có vị ngọt thanh, khi ăn thấy mùi thơm mát, màu sắc đẹp.

- Ra trái sau 3 năm trồng từ hạt. 2 năm nếu trồng từ cây chiết.

- Thích hợp với khí hậu nhiệt đới.

- Cây trưởng thành có thể cao từ 2- 3m. Cây chịu được phèn và mặn. Ít sâu bệnh hại cây.

- Lá hình thoi, xanh đậm, nhìn gần giống lá cây lê ki ma.

Giá trị dinh dưỡng của cây vú sữa hoàng kim:

Lá của vú sữa được dùng ở một số khu vực làm dạng như chè và người ta coi nó có tác dụng chống các bệnh đái đường và thấp khớp.

Vỏ cây được coi là có chứa chất bổ và có tác dụng kích thích, nước sắc vỏ cây được dùng để chống ho.

giong-cay-vu-sua-hoang-kim.jpg
Cách trồng cây vú sữa hoàng kim

Vâng. Đây chính là cây giống vú sữa hoàng kim mà hiện nay vườn ươm hải đăng đang cung cấp trên thị trường

Cây được trồng trong bầu ươm với chiều cao từ 20 – 25 cm. Cây khoẻ mạnh không sâu bệnh

Đầu tiên để trồng các bạn chuẩn bị cho mình những thứ cần thiết sau:

- Chậu trồng ( đường kính 40 – 50 cm )

- Đất trồng ( tơi xốp, thoát nước )

- PHân kích rễ ( tưới sau khi trồng cây vào chậu để giúp bộ rễ phát triển nhanh hơn )

- Phân bón lá ( dùng trong thời gian đầu giúp cây tăng trưởng khoẻ mạnh )

- Npk cho những giai đoạn tiếp theo

Đổ đất vào ½ chậu cây sau đó cắt bỏ bầu ươm ( giữ sao cho không bị vỡ bầu ươm )đổ đất lên trên, ém nhẹ

Hoà thuốc kích ra rễ tưới luôn cho cây

Cách chăm sóc cây vú sữa hoàng kim:

Hàng ngày chúng ta tưới ẩm cho cây để cây nhanh phát triển, sau đó cứ 10 – 15 ngày chúng ta phun phân bón lá 1 lần giúp cây nẩy lộc ra lá

Hướng dẫn bón phân cho cây:

Sau khi trồng đến một năm: Sử dụng NPK 16 – 16 – 8 + urê tỉ lệ 1:1, liều lượng 40 g/cây; hoà phân vào nước để tưới, mỗi tháng nên bón phân 1 lần.

Cây 1 – 3 năm tuổi: Bón 1 – 2 kg hỗn hợp gồm urê, NPK chia làm 4 lần bón trong năm, lượng phân bón tăng dần theo độ lớn của cây (năm đầu dùng 1 kg phân, sau đó tăng dần).
 
Bí kíp trồng cà chua thân gỗ sai trĩu quả - Khoảng cách trồng cà chua thân gỗ

Đặc tính sinh thái, phương pháp nhân giống cà chua thân gỗ

Cà chua thân gỗ là cây dạng bán gỗ. Có chiều cao khoảng 2m-3m, cho quả sau 1-1,5 năm trồng. Tuổi thọ cây khoảng 5-10 năm (Tùy vào dinh dưỡng và chăm sóc). Có thể trồng bằng phương pháp ươm hạt, do ít bị thoái hóa giống.

ca-chua-than-go-600x450.jpg
Hạt được lựa chọn từ những cây sai quả, sinh trưởng mạnh, quả to tròn, màu sắc đẹp mắt. Rửa sạch, sau đó phơi khô trước khi ươm. Thời điểm ươm hạt tốt nhất là vào đầu mùa xuân. Theo một số tài liệu nước ngoài, để hạt 24 tiếng trong ngăn mát tủ lạnh, sẽ giúp tăng tỷ lệ nảy mầm

Hạt ươm trong khay đất mịn, sạch, giữ đủ độ ẩm nhiệt độ khoảng 24-29 độ C. Sau khi cây nảy mầm và cao khoảng 5cm, tiến hành bứng cây vào chậu ươm hoặc bầu ươm. Chăm sóc cây lên khoảng 25cm trở lên là có thể trồng được

1. Kỹ thuật gieo trồng

Cây giống cà chua thân gỗ thường được ươm trong chậu nhựa hoặc bầu ươm nilon. Khi trồng cần dùng dao kéo, nhẹ nhàng tách lớp vỏ chậu hoặc bao nilon bên ngoài, tránh làm bể bầu. Đặt cây vào chính giữa hố trồng. Nén nhẹ đất xung quanh gốc. Chính giữa hố trồng cần cao hơn mặt đất khoảng 5-10cm, tránh đọng nước.

Sau khi trồng cần tiến hành cắm cọc cố định cây, tránh gẫy đổ. Trong suốt quá trình canh tác cũng nên dùng cọc cố định cây. Vì là cây bán gỗ rễ ăn nông, nhưng có chiều cao 2m trở lên nên cây chịu gió kém.

- Thời vụ: Thời vụ thích hợp để gieo trồng cây cà chua thân gỗ là vào cuối mùa mưa, tháng thích hợp là 11 – 12 vì lúc này, thời tiết ấm, chuẩn bị sang xuân sẽ tạo điều kiện cho cây phát triển nhanh chóng.

- Đất trồng: Đất thích hợp để trồng cà chua thân gỗ tamarillo. Khi trồng nên chú ý đào hố khoảng 40 x 40 x 40 cm trước khi trồng khoảng một tháng. Tiếp đó, dùng phân bón lót xuống dưới rồi mới tiến hành gieo trồng.

- Khoảng cách trồng thích hợp là 40 x 50 cm.

- Với cây cà chua thân gỗ tamarillo, lựa chọn cây giống khỏe mạnh, không sâu bệnh. Bạn có thể mua cây giống tại các cửa hàng bán cây ăn quả uy tín. Lựa chọn cây giống chất lượng sẽ cây có thế phát triển về sau, phòng trừ sâu bệnh hiệu quả.

- Sau khi đào hố và bón lót trước 1 tháng, đặt cây giống cà chua thân gỗ tamarillo lên là lấp đất xung quanh gốc. Tiếp đó tưới nước xung quanh gốc, tạo độ ẩm cho cây phát triển.

2. Tưới nước:


Cần cung cấp đủ nước cho cây giống cà chua thân gỗ tamarillo, nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Cắt bỏ cành bị sâu bệnh, cành dưới tán, sau đó quét vôi. Có thể đốn tái sinh để rải vụ thu họach, nhưng cần tránh đốn vào mùa mưa.

Cà chua thân gỗ tamarillo cho năng suất rất cao nhưng hoàn toàn phụ thuộc vào lượng phân bón mà ta cung cấp cho nó. Phải bón lót thật đầy đủ, đào hố sâu và rộng để trữ nguồn dinh dưỡng.
 
Giá trị kinh tế giống chuối đỏ - Cách chăm sóc chuối đỏ cho lợi nhuận cao

Giống cây chuối đỏ còn được gọi là chuối đỏ Dacca, loại chuối vỏ đỏ này được tìm thấy ở Úc. Chúng nhỏ hơn và có vỏ dày hơn so với các loại thông thường. Tuy nhiên thịt chuối đỏ lại mềm và ngọt hơn.


Giá của loại chuối đỏ độc đáo này khá cao, khoảng hơn 600.000 đồng/ nải vì thế nó được coi là một trong những loại đặc sản “hái ra tiền”hiện nay. VIệc ươm trồng cây chuối đó khá là đơn giản, sau đây vườn ươm Hải Đăng hướng dẫn các bạn chi tiết cách ươm trồng loại cây này

cay-chuoi-do.jpg
Ươm hạt

Bước 1: Ngâm hạt giống vào nước 2 sôi 3 lạnh từ 24 – 36 giờ.

Bước 2: Gieo hạt giống vào đất, sâu khoảng 0,6cm. Đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng trực tiếp, lấp đất lại, tưới nước hàng ngày. Trong khi trồng cây giống cần đảm bảo nguồn nước đầy đủ cho cây, ngày tưới hai lần (sáng và tối). Cung cấp phân bón thường xuyên cho cây. Cây chuối đỏ dacca thích hợp với các vùng khí hậu nhiệt đới. Lưu ý cách trồng chuối đỏ: Chuối đỏ rất lâu nảy mầm, thời gian nảy mầm từ 1 – 6 tháng. Do vậy, cần hết sức kiên trì khi trồng loại cây này.

– Thông thường, sau khoảng 3 tháng hạt Cây chuối đỏ dacca sẽ nảy mầm và cho những lá non đầu tiên.

Bước 3: Chăm sóc

Chọn đất tới xốp giàu dinh dưỡng, bạn cũng có thể dùng đất thịt pha cát với độ pH 5,5-7.

Thời vụ: miền Bắc nên trồng vào tháng 2-3, miền Nam nên trồng vào mùa mưa.

Chậu trồng/ hố trồng: Chọn chậu kích thước tối thiểu 40x40 cm. Nếu trồng kinh tế, bạn nên trồng cây cách cây 4 m, hố 50x50x50 cm. Bón lót hố trồng theo tỉ lệ 15 kg phân chuồng hoai mục, 0,5 ký phân lân, 0,2 ký vôi.

Cây giống chuối đỏ tại shop là giống chuối cấy mô có chiều cao 7 -10 cm

Cây trồng trong bầu khoẻ mạnh sạch sâu bệnh

Tưới nước: Khi mới trồng, cần tưới nước hằng ngày để giữ ẩm đất. Khi cây đã sinh trưởng ổn định, tưới định kỳ 2-3 ngày/ lần.


Thu hoạch: thu hái khi các mắt đã nở và nến hái vào sáng sớm lúc trời nắng rao để có chất lượng quả tốt nhất.


Chúc các bạn thành công!
 
Cây giống an xoa - Cách trồng cây an xoa

Cây an xoa với khả năng nổi trội là hỗ trợ điều trị bệnh gan được nhiều người tìm kiếm, cây dễ trồng và không tốn nhiều diện tích .

an-xoa-2.jpg

Nếu bạn cũng có những nhu cầu như trên, https://caycanhhaidang.com xin được chia sẻ với các bạn cách trồng và chăm sóc cây an xoa ngay tại nhà.
Cây An xoa có thích hợp trồng tại nhà không ?
Cây an xoa lúc trưởng thành không chiếm diện tích quá lớn, vì cây cũng nhỏ, thích hợp với cả khuôn viên sân vườn nhỏ.
Có một khoảng sân nhỏ với một ít cây an xoa, sẽ rất thuận tiện cho người dùng. Nguyên liệu nấu trà sẽ luôn được dự trữ. Với người bệnh gan, thì an tâm sử dụng lâu dài với chính cây thuốc mà mình gieo trồng tự nhiên.

Cách trồng cây An xoa tại nhà
Bước 1: Chuẩn bị chậu trồng
Bước 2: Đất đủ dinh dưỡng
Bước 3: Cây giống
Bước 4: Bình tưới

Các bạn lấy kéo cắt bỏ bầu ươm ( lưu ý không làm vỡ bầu đất ), đặt nhẹ nhàng bầu cây vào châu và phủ đất lên. Trong thời gian đầu cây còn yếu nên ta phải thường xuyên chăm sóc và tưới cây đều đặn mỗi ngày bằng vòi hoa sen

Chăm sóc cây An xoa có khó không?

Do có tính chất mọc hoang nên các bạn không cần tốn nhiều thời gian chăm sóc. Bản năng sống sẽ giúp cây an xoa sinh tồn được dù là điều kiện khắc nghiệt. Nếu được thì nên coi sóc, chăm nước cho cây.
Trên đây là cách trồng và chăm sóc cây an xoa, hy vọng có thể giúp bạn mang cây dược liệu này vào nhà và ứng dụng toàn bộ công dụng của nó bất cứ lúc nào nhé! Chúc bạn thành công.
 
Mốt trồng nho thân gỗ ngày càng mở rộng và phát triển, cây nho thân gỗ không chỉ mang đến giá trị kinh tế mà quả rất tốt cho sức khỏe của con người.

Cây nho thân gỗ có tên khoa học là Jabuticaba hay Jaboticaba, tên Việt là nho Mỹ hoặc nho đất. Theo thống kê cho thấy những cây thuần chủng được nhập từ Nam Mỹ cách đây 30 năm. Nhiều cây ở Nam Mỹ có thể sống tới hàng nghìn năm nên nho thân gỗ có tuổi thọ vượt trội so với giống cây cùng loại

cay-nho-than-go.jpg
Đặc điểm cây nho thân gỗ
- Là loại cây quý hiếm
- Là cây lâu năm, thân gỗ, cao khoảng 6m, đường kính cây khoảng 10-30cm

- Cây có nhiều nhánh và có ngọn hướng lên trên

- Hoa nhỏ màu trắng, mọc ở thân cây

- Quả của nho thân gỗ có kích thước như quả mận, mọc chi chit quanh thân cây và cành. Ban đầu quả màu xanh, sau chuyển sang màu hồng và khi chín có màu tím.

- Quả có vị như quả nho, nhiều nước rất tốt cho sức khỏe.

- Quả có thể dùng để làm mứt, lên men rượu và chữa bệnh hen, tiêu chảy rất tốt.

- Trung bình 8-9 năm cây mới cho trái, cây càng già càng cho nhiều trái.

Trồng nho thân gỗ:
· Cây giống: Lựa chọn cây giống khoẻ mạnh chất lượng không sâu bệnh. Bạn có thể mua cây giống nho thân gỗ tại https://caycanhhaidang.com/san-pham/nho-than-go/ . Sau khi mua cây giống về để tm chỗ mát 1-2 hôm để cho cây ổnh định sau đó đem đi trồng ra vườn hoặc trồng vào chậu

· Đất trồng: Đất trồng nho thân gỗ phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cây phát triển. trong giai đoạn mới trồng bạn nên dùng đất tribat. Khi cây lớn có thể dùng đất thịt, trộn cùng phân bón sẽ giúp cây sinh trưởng và cho ra nhiều quả.

· Trồng cây: Xé bỏ bầu ươm ( tránh làm vỡ bầu ) phủ đất lên trên. Tưới nhẹ tạo độ ẩm cho đất

Kỹ thuật chăm sóc nho thân gỗ

  • Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển là 30 độ.
· Tước nước: Cung cấp đầy đủ nước cho cây bằng cách tưới vào sáng sớm và chiều mát. Tuy nhiên không nên tưới quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến rễ và khả năng phát triển của cây.

· Bón phân: Sử dụng phân hữu cơ mua tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp.

· Phòng trừ sâu bệnh: Cây nho thân gỗ ít bị sâu bệnh nếu như khâu chuẩn bị đảm bảo sạch sẽ. Trong quá trình cây phát triển, nếu thấy biểu hiện lạ của cây, bạn nên chú ý để có phương pháp đặc trị thích hợp nhất.

Cây nho thân gỗ rất dễ chăm sóc, cho quả quanh năm. Sản phẩm mứt Jabuticaba đang là mặt hàng bán chạy trên Ebay và Amazon với giá 7 USD (khoảng 140.000 đồng)/lọ hơn 200 gr. Vậy tại sao bạn không mua cho mình cây giống để trồng ngay tại nhà mình. Chúc các bạn trồng thành công cây nho thân gỗ.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Cách trồng và chăm sóc cây ổi rubi không hạt tại nhà

Ổi rubi ruột đỏ không hạt một sự lai tạo chọn lọc hoàn hảo. Bạn thực sự không còn phải ái ngại điều gì nửa khi thưởng thức một quả ổi rubi ruột đỏ không hạt. Giống Ổi rubi ruột đỏ không hạt có nguồn gốc từ Đài Loan, thuộc dạng thân gỗ nhỏ. Giống cây phát triển cực kỳ tốt ở khí hậu nước ta, hoa và trái cực sai. Cây ổi dể trồng thích nghi tốt nhiều vùng miền là loại cây trồng nhiều tiềm năng giúp xóa đói giảm nghèo.

giong-oi-ruot-hong-khong-hat-gia-re.gif

Ổi là loại quả giàu dinh dưỡng, Ổi không hạt xuất hiện trở thành sự lựa chọn tuyệt vời với ai thích loại quả này. Ổi còn giúp chữa nhiều bệnh viêm ruột cấp và mạn, kiết lỵ, trẻ em khó tiêu hóa. Lá tươi còn được dùng khi bị chấn thương bầm, vết thương chảy máu. Lá ổi chữa tiêu chảy và đau bụng đi ngoài. Lá, búp ổi non còn được dùng chữa bệnh zona. Ổi không hạt là một trong những loại quả có giá trị dinh dưỡng rất cao và đặc biệt mang lại hiệu quả kinh tế lớn.

ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY ỔI RUBI RUỘT ĐỎ KHÔNG HẠT ĐÀI LOAN

• Giống ổi này trồng 8 tháng là có trái. Ổi trồng được ở nhiều loại đất, pH thích hợp từ 4,5 đến 8,2.

• Bên trong ruột đỏ hồng chứ không đỏ đậm như ổi ruột đỏ xưa. đỏ từ trong ruột trắng dần ra ngoài vỏ.

• Vỏ sần trái chín vẫn giòn chứ không mềm nên thích hợp cho vận chuyển và sở thích của nhiều người .

• Ổi không hạt trái dạng trái thuôn dài, đẹp da láng màu xanh sáng.

• Là giống cho năng suất cao, Ổi đặc ruột, không hạt nên tỉ lệ sử dụng đạt trên 98%.

• Ổi loại cây dể chăm sóc, thể trồng được ở nhiều loại đất.

• Cây có khả năng chịu hạn tốt và chịu ngập vài ngày nhưng không chịu úng nước kéo dài.

Kỹ Thuật chọn giống và trồng cây Ổi rubi ruột đỏ không hạt Đài Loan

Giống Ổi rubi ruột đỏ không hạt có nguồn gốc từ Đài Loan, thuộc dạng thân gỗ nhỏ. Giống cây phát triển cực kỳ tốt ở khí hậu nước ta, hoa và trái cực sai.

Làm đất trồng: Đất trồng: đất tơi xốp, thoáng, giữ nước tốt, tầng canh tác dày trên 50 cm. Đặc biệt đất phù sa rất tốt cho cây ổi phát triển cho năng suất cao, quả ngon. Khi đào, lớp đất mặt để riêng, lớp đất dưới trộn với phân chuồng, vôi bột, lân sau đó lấp hố cao hơn mặt đất 20 – 30cm.

Phân Bón Lót: Người chăm nên bón lót mỗi hố bón từ 5 kg phân chuồng hoai mục + 1 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401B + 100g vi lượng HVP Oganic + 0,5-1,0 kg lân super + 100g đạm urea + 100g kali + 0,5 kg vôi, đảo đều với đất bột (khoảng 2/3 độ sâu hố), sau đó đặt cây và cho đất bột lên trên dày từ 10-15 cm.

Cách trồng Khi trồng, đặt bầu cây con xuống sao cho mặt bầu cao hơn mặt mô 3 – 5cm tưới nước. Khi đặt cây phải cắm cọc cố định thân để cây khỏi bị tác hại của gió.

Kỹ thuật Bón phân

Năm thứ 1: phân hỗn hợp tỷ lệ NPK 12 – 15 – 18, 4 lần bón mỗi lần 100g cộng với 50g amon sunphat.

Năm thứ 2: 4 lần bón phân hỗn hợp mỗi lần 200g, cộng với 100g amon sunphat tức là cả năm bón 1.300g cho 1 cây.

Năm thứ 3: 4 lần bón phân hỗn hợp mỗi lần 300g, cộng với 150g amon sunphat cộng với 50g magie sunphat.

Những năm sau, ổi đã ra hoa rộ tăng lượng phân bón và số lượng NPK theo sản lượng quả thu hoạch. Một tháng trước khi ra hoa, người ta thường bón thêm phân nặng về đạm để ra hoa được nhiều.
 
Cách trồng và chăm sóc giống cây bơ 034 lâm đồng

Với cây giống bơ 034 kỹ thuật trồng cũng không khác nhiều so với các giống bơ khác như có thể trồng bằng bầu cây, chiết, ghép cành đều cho quả sai trĩu cành, thơm ngon. Cây giống Bơ 034 (không ba tư) có tên đầy đủ là giống bơ CĐD.BO.43.04 hoặc BLD/034, nguồn gốc từ huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Do ông Nguyễn Văn Dậu phát hiện, chăm sóc và đăng ký cây đầu dòng với Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh Lâm Đồng, được công nhận vào ngày 10/08/2010. Đây là giống bơ địa phương, khi ông Dậu mua mảnh đất rẫy tại khu vực trên thì cây bơ đã có, nên khó xác định được dòng giống thực tế của cây bơ.
giong-bo-034-lam-dong-1.gif
Tuy nhiên theo kết quả trồng ở nhiều khu vực thì giống bơ 034 cho thấy đặc tính nổi trội như:

• Sinh trưởng mạnh, thích nghi rộng, chất lượng thịt quả rất ngon, đặc biệt cây cho ra trái gần như quanh năm (ít nhất 2 vụ/năm). Thị trường trong nước rất ưa chuộng, giá mua tại vườn dao động từ 40.000 – 120.000đ/kg

• Giống bơ 034 có phiến lá to, màu xanh đậm, mặt trên hơi nhám, đuôi lá nhọn

• Cành ngang phát triển sớm, hơi nhỏ, tán có xu hướng tỏa rộng, chiều cao trung bình

• Cây sinh trưởng mạnh, nếu đất tốt, phân bón đầy đủ có thể ra bói rất sớm (24 tháng)

• Trái bơ 034 có hình dáng dài đặc trưng, phần cuống thon nhỏ, phần dưới hơi bầu, chiều dài trái trung bình từ 25-35cm

• Vỏ trái màu xanh đậm, bóng, chín xanh

• Cơm vàng, sáp dẻo, hơi mềm, ăn rất ngon, phù hợp với thị hiếu trong nước

• Hạt rất nhỏ có trái không có hạt

• Thời vụ thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 9 (2 vụ/năm)

Kỹ thuật chọn giống bơ 034

Để có những sản phẩm quả giống bơ chất lượng cao đáp ứng được các yêu cầu của thị trường thì giống cực kỳ quan trọng. Cây phải có nguồn gốc đặc sản địa phương, sinh trưởng khỏe, phân cành mạnh. Không nên chọn giống ươm từ hạt vì nó có độ phân ly tính trạng chất lượng, chất lượng quả cũng giảm sút đáng kể thông qua hình thức nhân giống này. Tốt nhất bà con nên chọn giống ghép để trồng.

Thời vụ trồng cây bơ 034

Thời điểm tốt nhất để trồng bơ là vào đầu mùa mưa (Tháng 5, Tháng 6 Dương Lịch). Tuy nhiên nếu điều kiện tưới tiêu cho phép, bà con cũng có thể trồng vào cuối mùa mưa hoặc cuối mùa khô

Đất trồng cây bơ 034: Đất trồng cây bơ phải đáp ứng các điều kiện như: rút nước nhanh, không ngập, hoặc úng tạm thời, thoáng khí giúp trao đổi oxy với bề mặt, có tầng canh tác dày: • Tối thiểu khoảng 2m • Nếu ở vùng nhiều mưa dễ gây ngập úng tối thiểu khoảng 1,5m • Ở vùng mưa trung bình; tối thiểu 1,0m • Ở vùng khí hậu bán khô hạn Không có tầng sét, tầng kết von quá cạn; tầng đất quá mỏng kém thoát nước có thể lên luống.

giong-bo-034-lam-dong-3.gif
Kỹ thuật trồng cây bơ 034

+ Các khoảng cách trồng bơ bà con có thể lựa chọn một trong những khoảng cách sau 8 x 7 m hoặc là 9 x 6 m, 9 x 9 m hoặc là 9 x 12 m. Nên thiết kế trồng cây chắn gió cho vườn bơ để tránh gãy đỗ khi có mưa to gió lớn xẩy ra.

+ Chiều sâu của hố nên đào 60x60x60 lượng phân bón lót cho từng hố là 15-20kg phân chuồng, 0,3-0,5 kg vôi, lân 0,5 kg bón thêm men vi sinh xuống hố trước khi trồng. Rải thêm 5 – 10 g Furadan 3H hoặc Confidor để khử tuyến trùng và mối trước khi trồng.

+ Cách trồng lấy dao rạch bỏ túi bầu, nếu cây có rễ mọc quá dài thì nên lấy dao cắt bỏ bớt rễ cây. Rạch bầu từ dưới lên trên độ 10 cm đặt bầu xuống đất đọ sâu chừng 5 cm ngọn cây quay về hướng gió bắt đầu lấp đất lại. Nhẹ tay rút hết phần túi nilong còn lại và lấp đất lại trồng xen kẽ giống bơ có hoa nhóm A và giống bơ có hoa nhóm B với nhau để kết quả thụ phấn đậu trái được tốt hơn. Cây mới trồng cần tưới đủ nước được che bóng và chắn gió trong điều kiện tốt nhất có thể. Trồng xong cắm một cọc nhỏ để cố định cây

Cách chăm sóc cây bơ 034

Năm đầu: Khi trồng xong cần tiến hành tưới ngay, nếu trồng mùa khô sau trồng 3-5 ngày phải tưới lại kết hợp với phủ gốc bằng rơm, cỏ khô, trấu… Sau đó cứ 10-15 ngày tưới 1 lần. Nên đánh bồn 1 x 1m để tiện cho việc tưới nước. Bơ cần lượng nước không quá nhiều nhưng cần phải tưới nước nhiều lần số lần tưới trong mùa khô. Tủ thêm gốc không tưới đẫm đấy bồn, tưới quá đẫm sẽ không tốt cho cây vì khi đất khô nứt rễ non của cây sẽ bị nứt, cây không phát triển được thậm chí sẽ bị chết.

Năm thứ 2: Bộ rễ đã ăn sâu nhưng vẫn phải thường xuyên tưới bổ sung trong mùa khô, thường khoảng 4-5 đợt, mỗi đợt cách nhau 15-20 ngày.

Năm thứ 3 trở đi: Nếu trồng xen cà phê thì không cần phải tưới nước. Chỉ cần tưới cà phê, bơ sẽ dùng chung lượng nước này với cà phê. Còn trồng thuần thì khoảng 20-25 ngày tưới một đợt. Tránh tưới nước vào thời điểm cây đang ra hoa mà phải chờ đến khi đã đậu quả mới tưới.

Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình cho cây cây bơ 034

Khi cây bước vào năm thứ 2 -3 thì tiến hành tạo tán, tỉa những cành bị sâu bệnh, sát mặt đất và các cành mọc ra từ thân trong khoảng từ 0,8 m đến 1 m tính từ mặt đất. Nên tỉa cành 2 lần/ 1 năm.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây bơ 034: Ở cây bơ, thiệt hại do bệnh nguy hiểm hơn sâu hại và nên quản lý theo hướng hạn chế dùng thuốc Bảo vệ thực vật , nên tạo vườn thông thoáng, dọn sạch tàn dư, hạn chế ẩm ướt và phun thuốc phòng trị cục bộ.

Bệnh Thối rể, nứt thân: Do nấm Phytophthrora cinamoni, ở các chân đất ẩm ướt, thủy cấp cao, nấm xâm nhập làm hư rể cọc, sau đó nấm lan tràn phá huỷ cả bộ rễ làm cây chết rụi. Cây bị bệnh có tán lá xơ xác, lá đổi sang mầu xanh nhạt rồi rụng, cành chết dần từ ngọn xuống thân chính. Cần tránh ẩm ướt liên tục ở vùng rể; Phát hiện sớm những vết nứt dọc, xì mũ trên thân và thâm đen trong mạch gỗ, Áp dụng một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh

Thu hoạch và bảo quản bơ 034: Bơ 034 là một trong những giống bơ nội địa và thời điểm thu hoạch của bơ 034 là tháng 9 đến tháng 11 dương lịch. Thời gian này là chính vụ, nếu chị chăm sóc tốt cho cây bơ thì bơ có thể ra 2 vụ. Ngoài ra, để thu hoạch sơm thì nên chăm sóc cho cây bơ từ dinh dưỡng đến cách tỉa cành tạo tán cho cây.
 
Trồng và chăm sóc đu đủ lùn Thái lan hiệu quả

Cây đu đủ lùn dễ trồng, sinh trưởng khoẻ, ít khi bị sâu bệnh và đặc biệt cho năng suất cao.

Đất trồng

Giống đu đủ lùn dễ tính, trồng được trên nhiều chân đất khác nhau, pH thích hợp từ 6 – 6,5. Nên chọn đất thoát nước nhanh không bí chặt. Đất sạch tơi xốp.

Làm đất: Đất phải cày thật sâu phải đập nhỏ vừa lên luống cao 40-50 cm so với mặt rãnh, khoảng cách giữa các luống từ 2-2,5 m, mặt luống rộng 1,6-2 m ở ruộng thấp dễ bị úng thì luống càng phải cao lên.

Đào hố trồng 60x60x30cm, ở giữa luống cách nhau 2m một hố. Mỗi sào trồng từ 80-90 cây

Nếu trồng chậu thì đường kính chậu tầm 60cm độ sâu khoảng 50cm là được.
48361857_523896954779549_4518880103102414848_n.jpg
Trồng cây: Cây đu đủ không chịu phèn, rễ mọc cạn và chịu úng kém, do đó cần chọn đất không nhiễm phèn, tơi xốp, thoát nước tốt. Nên đặt thân nằm nghiêng xuôi theo chiều gió mạnh để hạn chế bộ rễ ăn sâu.

Chăm sóc

Tưới nước: Đu đủ là loại cây cần nhiều nước nhưng rất sợ úng. Do đó cần cung cấp đầy đủ nước cho cây vào mùa nắng và thoát nước tốt cho cây vào mùa mưa hoặc khi bị úng, lũ.
Làm cỏ: Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng và là nơi trú ẩn của sâu bệnh. Cần làm thường xuyên quanh gốc.

Tủ gốc: Dùng rơm hoặc cỏ khô tủ quanh gốc vào mùa nắng để giữ độ ẩm và giữ nhiệt độ thích hợp cho cây.

Phòng trừ bệnh

Nhện đỏ: Thường gây hại cho cây vào mùa nắng, ở dưới mặt lá. Lá bị hại có đốm vàng, loang lỗ, sau đó lá bị cháy và rụng. Phòng trị theo hướng dẫn của ngành BVTV.

Thu hoạch: Tầm 5-7 tháng. Khi trái đạt kích thước tối đa và bắt đầu chín thì có thể thu hoạch. Quan sát lúc vỏ trái bóng lên, hơi ửng vàng ở chóp trái (gọi là đu đủ lên da), lúc này nhựa mủ trong cây chảy ra hơi trong.
 
Kỹ thuật trồng nho Ninh thuận tại nhà

Cây nho thích nghi tốt nhất với những vùng khí hậu ôn đới và bán ôn đới. Nơi có độ ẩm thấp và lượng mưa ít. Cây nho ninh thuận sinh trưởng và phát triển rộng trên đất phù sa giàu dưỡng chất và cho chế độ thoát nước tốt. Độ pH của đất thích hợp nhất là khoảng 6,5.

Chọn giống nho và cách trồng

Cây nho giống ninh thuận có khá nhiều loại. Có loại trồng để ăn như nho NH01-93, NH01-48. Có loại thì trồng để lấy quả làm rượu như giống NH02-90. Tùy thuộc vào ý thích của từng người mà chọn lựa giống cho phù hợp.

48405792_528081667697359_8632249799506132992_n.jpg
Chuẩn bị đất trồng
Để cho ra những trái thơm ngon và ngon ngọt nhất thì việc chuẩn bị đất là khâu cực kì quan trọng. Cần đào hố sâu khoảng 60cm và đường kính 50cm. Trươc khi trồng cần bón lót cho đất khoảng 10kg phân hữu cơ và vôi bột.

Làm đất trong khoảng gần 1 tháng bạn tiến hành trồng cây con giống. Với mỗi cây được chọn khỏe mạnh không sâu bệnh cao trên 30cm bạn trồng vào từng hố một và lấp đất lại đồng thời giữ ẩm ngay cho cây non mau bén rễ.

Sau khi trồng khoảng 1 tháng cây bắt đầu phát triển mạnh. Bạn tiến hành làm giàn leo cho cây. Đây là việc quan trọng để giúp cây được khỏe mạnh và cứng cáp.

Nên chọn giàn dạng lưới cho cây. Nhớ làm giàn cao và thoáng mát sẽ giúp cây nhận được nhiêu ánh nắng hơn.

Bón phân cho cây
Cây con sau khi trồng cho đến 7 tháng bạn định kì 2 tháng 1 lần bón phân cho cây. Loại phân bón nên là phân chuồng hoai mục hoặc là dạng phân vi sinh. Khi bón nên bón xung quanh gốc cây và kết hợp với việc vun xới đất sẽ giúp dưỡng chất thẩm thấu nhanh vào cây.

Tỉa và tạo cành cho cây ra hoa đậu quả
Cây nho Ninh Thuận là dạng cây dây leo nên sẽ phát triển những tua cuốn. Khi tua vượt qua cành khỏi 50cm thì bạn bắt đầu tiến hành bấm ngọn để giúp tạo cành cấp 1. Chỉ giữ lại khoảng 2-3 cành cấp 1 khỏe nhất và không sâu bệnh. Khi dây mọc dài hơn 1,2m bạn tiến hành bấm ngọn cành cấp 1 và chừa lại khoảng 40cm.

Vào thời gian khoảng 11 tháng những cành cấp 2 đã hóa gỗ bạn tiến hành cắt hết lá ở những cành này. Chỉ để lạ những cành có quả. Sau 20 ngày bạn cắt tỉa cành thì cây bắt đầu cho ra hoa đợt 1. Sau 30 ngày tiếp cây sẽ cho ra những chùm nho đầu tiên. Để cho trái cho và chất lượng nhất bạn tiến hành tỉa trái. Chỉ để lại mỗi dây 2-3 chùm. Trên các chùm bạn tiến hành tỉa bỏ những cây bị dị tật và sâu bệnh để cây tập trung dinh dưỡng nuôi các trái còn lại.

Thu hoạch: Từ khi ra hoa cho đến lúc thu hoạch chỉ mất 2 tháng. Khi thu hoạch nên vào buổi sáng trời nắng ráo không mưa. Cầm kéo chuyên dụng cắt sát đầu chùm nho. Nho Ninh Thuận thành phẩm có màu tím hồng hoặc xanh đặc trưng. Qủa tròn mọng và sai. Mỗi chùm trọng lượng khoảng 0.7kg. Bạn thu hoạch và để vào nơi râm mát sẽ giúp cho quả được tươi và ngon lâu hơn.
 
Cách trồng chuối tây thái

1. Thiết lập vườn trồng


Trước khi trồng chuối tây thái khoảng 1 tháng đất phải được làm sạch cỏ, cày bừa kỹ, phân lô, xây dựng hệ thống đường chính, đường phụ tuỳ thuộc vào diện tích và địa hình của vườn. Vườn trồng cây chuối cần đựơc bố trí gần nguồn nước, chủ động tưới được nước trong điều kiện khô hạn, có rãnh thoát nước chống úng trong mùa mưa lũ.

giong-chuoi-tay-thai-lan-gia-re.gif
2. Đào hố trồng cây

Hố trồng cây nên đào kích thước 0,8x 0,8 x 0,8m tuỳ thuộc vào tính chất của từng loại đất và địa hình. Nếu tầng đất dưới cứng nhiều sỏi đá thì đào to rộng hơn thay vì đào sâu. Ở vùng đất nghèo dinh dưỡng cần đào hốc to rộng và sâu hơn. Khi đào hốc trồng cây chú ý đổ riêng lớp đất mầu phía trên về một bên lớp đất phía dưới về một bên.

3. Bón phân lót và lấp hố

Khi đào hố xong, phần đất màu của mỗi hố được trộn đều với 20-30kg phân chuồng hoai mục, 0,2-0,3kg đạm sunfat amôn, phân lân vi sinh hoặc hoặc 3kg phân lân nung chảy, 0,2 kg kali (K2SO4) và 0.5-1kg vôi bột. Khi lấp hố cần cho 1 lớp đất đáy trước, sau đó mới cho hỗn hợp phân chuồng với đất xuống sau, vun thành vồng đất cao hơn so với mặt đất vườn 15-20 cm để khi đất lún cây không bị trũng, không bị úng nước, dễ chăm sóc, tránh được nấm bệnh Phytophthora.

4. Trồng cây

Dùng dao hoặc kéo cắt đáy và phái trên túi bầu cây chuối tây thái, bỏ túi bầu ra. Lúc trồng chỉ cần đào một hố lớn hơn bầu cây một ít ở giữa võng đất, đặt thẳng cây đã bỏ bầu , rồi lấy ngay phần đất vừa đào lên, lấp lại cho kín và nén nhẹ, không nên lấp đất quá cao phủ lên mắt ghép xuống. Sau khi trồng xong, cây phải được tưới nước ngay. Độ ẩm đất thường xuyên phải đạt 70% trong 15 ngày đầu để cây không chết, bộ rễ nhanh chóng tiếp xúc với đất, lượng nước tưới khoảng 10-15 lít/ cây/ ngày. Những ngày sau tuỳ thuộc vào độ ẩm đất, thời tiết có thể cách 2-3 ngày tưới 1 lần. Trước khi tưới nên chọc 2 lỗ 2 bên gốc cây để nước ngấm xuống dễ dàng. Chú ý không nên tưới vào thân cây tránh để cây bị ẩm dễ nhiễm bệnh
giong-chuoi-tay-thai-lan-f1.gif

5. Phòng trừ sâu bệnh


Thường xuyên kiểm tra vườn và vệ sinh vườn sạch sẽ, cắt bỏ những lá bệnh đem đốt, thoát nước tốt. Phun các thuốc gốc đồng hay Benomyl, macozeb, Zineb, Kocide, Tilt, Score, Anvil....vào mùa mưa thì 2 - 4 tuần phun 1 lần.

- Nên chọn đất có độ pH hơi kiềm để trồng chuối.

- Không dùng chuối con ở các vườn bị bệnh làm giống, gọt sạch rễ và đất ở gốc trước khi trồng.

- Nên bón vôi vào các hố trồng, có thể nhúng gốc chuối con vào dung dịch Bordeaux hay các thuốc gốc đồng như: Funguran, COC 85, Kocide...

- Khi phát hiện cây bệnh nên đào bỏ các gốc bệnh và rải vôi khử đất.

- Nếu vườn chuyên canh chuối mà bị bệnh nặng nên ngưng canh tác, cho ngập nước từ 2-3 tháng để diệt mầm bệnh.

- Tưới thuốc vào đất ở các vườn chuối con bằng các loại thuốc như Benomyl, macozeb, Zineb, Kocide, Tilt, Score, Anvil.
 
Cách trồng và chăm sóc chuối tiêu hồng

1. Thiết lập vườn trồng

Trước khi trồng chuối tiêu hồng khoảng 1 tháng đất phải được làm sạch cỏ, cày bừa kỹ, phân lô, xây dựng hệ thống đường chính, đường phụ tuỳ thuộc vào diện tích và địa hình của vườn. Vườn trồng cây chuối cần đựơc bố trí gần nguồn nước, chủ động tưới được nước trong điều kiện khô hạn, có rãnh thoát nước chống úng trong mùa mưa lũ.

giong-chuoi-tieu-hong-gia-re-1.gif
2. Đào hố trồng cây chuối tiêu hồng

Hố trồng cây nên đào kích thước 0,8x 0,8 x 0,8m tuỳ thuộc vào tính chất của từng loại đất và địa hình. Nếu tầng đất dưới cứng nhiều sỏi đá thì đào to rộng hơn thay vì đào sâu. Ở vùng đất nghèo dinh dưỡng cần đào hốc to rộng và sâu hơn. Khi đào hốc trồng cây chú ý đổ riêng lớp đất mầu phía trên về một bên lớp đất phía dưới về một bên.

3. Bón phân lót và lấp hố

Khi đào hố xong, phần đất màu của mỗi hố được trộn đều với 20-30kg phân chuồng hoai mục, 0,2-0,3kg đạm sunfat amôn, phân lân vi sinh hoặc hoặc 3kg phân lân nung chảy, 0,2 kg kali (K2SO4) và 0.5-1kg vôi bột. Khi lấp hố cần cho 1 lớp đất đáy trước, sau đó mới cho hỗn hợp phân chuồng với đất xuống sau, vun thành vồng đất cao hơn so với mặt đất vườn 15-20 cm để khi đất lún cây không bị trũng, không bị úng nước, dễ chăm sóc, tránh được nấm bệnh Phytophthora.

4. Trồng cây

Dùng dao hoặc kéo cắt đáy và phần trên túi bầu cây chuối tiêu hồng, bỏ túi bầu ra. Lúc trồng chỉ cần đào một hố lớn hơn bầu cây một ít ở giữa võng đất, đặt thẳng cây đã bỏ bầu , rồi lấy ngay phần đất vừa đào lên, lấp lại cho kín và nén nhẹ, không nên lấp đất quá cao phủ lên mắt ghép xuống. Sau khi trồng xong, cây phải được tưới nước ngay. Độ ẩm đất thường xuyên phải đạt 70% trong 15 ngày đầu để cây không chết, bộ rễ nhanh chóng tiếp xúc với đất, lượng nước tưới khoảng 10-15 lít/ cây/ ngày. Những ngày sau tuỳ thuộc vào độ ẩm đất, thời tiết có thể cách 2-3 ngày tưới 1 lần. Trước khi tưới nên chọc 2 lỗ 2 bên gốc cây để nước ngấm xuống dễ dàng. Chú ý không nên tưới vào thân cây tránh để cây bị ẩm dễ nhiễm bệnh

giong-chuoi-tieu-hong-f1.gif
5. Phòng trừ sâu bệnh cho cây chuối tiêu hồng

Thường xuyên kiểm tra vườn và vệ sinh vườn sạch sẽ, cắt bỏ những lá bệnh đem đốt, thoát nước tốt. Phun các thuốc gốc đồng hay Benomyl, macozeb, Zineb, Kocide, Tilt, Score, Anvil....vào mùa mưa thì 2 – 4 tuần phun 1 lần.

- Nên chọn đất có độ pH hơi kiềm để trồng chuối.

- Không dùng chuối con ở các vườn bị bệnh làm giống, gọt sạch rễ và đất ở gốc trước khi trồng.

- Nên bón vôi vào các hố trồng, có thể nhúng gốc chuối con vào dung dịch Bordeaux hay các thuốc gốc đồng như: Funguran, COC 85, Kocide...

- Khi phát hiện cây bệnh nên đào bỏ các gốc bệnh và rải vôi khử đất.

- Nếu vườn chuyên canh chuối mà bị bệnh nặng nên ngưng canh tác, cho ngập nước từ 2-3 tháng để diệt mầm bệnh.

- Tưới thuốc vào đất ở các vườn chuối con bằng các loại thuốc như Benomyl, macozeb, Zineb, Kocide, Tilt, Score, Anvil.
 
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây táo Đài Loan

1. Thời vụ và khoảng cách trồng

Thời vụ trồng táo đài loan chủ yếu là vụ xuân tháng 2-4 , nếu cây giống ghép sớm có thể trồng từ tháng 11. Sang xuân gặp thời tiết thuận lợi cây sinh trưởng nhanh. Cuối năm cây sẽ cho nhiều quả. Khoảng cách trồng thông thường từ 3 – 4 m một cây.
2. Hố trồng, phân bón lót
Kích thước hố trồng 40x40x40 cm . Bón lót mỗi hố 15-20 kg phân chuồng hoai mục + 0,5kg super lân + 0,3kg kali + 0,2 kg vôi bột. Các loại phân được trộn đều với đất, cho xuống hố, vun ụ nồi so với mặt đất 20cm ( không trồng cây trực tiếp với phân )Nếu không có phân chuồng có thể sử dụng phân lân vi sinh với lượng 5 – 7kg/hố

t%C3%A1o-%C4%91%C3%A0i-loan.jpg

3. Cách trồng

Vét 1 hố nhỏ ở giữa ụ, đặt bầu cây ngang với mặt ụ, vun đất nén chặt xung quanh bầu.Phủ rơm rắc xung quanh gốc một lớp dày 2-3cm. Tưới ngay sau trồng mỗi cây 2-3 gáo nước, trời mưa không nên tưới.

4. Chăm sóc và bón phân

- Trong tuần đầu tiên mỗi ngày tưới cho cây 1 lần vào snags hoặc chiều, mỗi lần một thùng nước.Sau đó cách 2,3 ngày tưới 1 lần cho tới hết tháng.Khi cây phát triển sẽ tưới thưa hơn, đảm bảo đất luôn ẩm.
- Có thể nói táo rất cần nước ở cái giai đoạn sinh trưởng, nhất là lúc đang phát triển.

- Nếu gặp hạn, không đủ nước, quả sẽ nhỏ, vỏ dày , ăn chat, kém phẩm chất.
Hàng năm cần bón phân cho cây sau thu hoạch và đốn cây, nhằm hồi phục sức cho cây vụ xuân tới, với lượng phân bón 1 cây như sau: Phân chuồng từ 30-50kg, lân 5- 8 kg, kali 3-5kg, đạm ure 0,5-1kg.

5. Cắt tỉa cho táo Đài Loan
- Căn cứ đặc điểm của giống và mục đích sản xuất mà có các cách đốn táo khác nhau. Cành quả của táo mọc trên cành mẹ ra trong vụ xuân cùng năm, bởi vậy đốn cành sao cho nhiều cành ra trong vụ xuân, cành khỏe, có sản lượng cao.Có 2 cách đốn như sau:
- Đốn phớt: Làm thường xuyên hàng năm sau vụ hái quả nhằm cho sản lượng quả cao và ổn định.
- Đốn đau: nhằm tạo tán đối với cây còn nhỏ 1-3 năm tuổi và đối với những cây đã lớn, cắt hết các loại cành chỉ để lại một đoạn gốc của 3 cành lớn ra trong năm trước để tạo tán cho năng suất cao.

6. Thu hoạch

Táo được thu hoạch sau 2-3 tháng từ khi ra hoa, khi quả to, căng mọng vỏ và sáng màu. Thu hoạch táo thủ công và tránh làm dập nát trong quá trình chuyển.
 
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn Thái

Tiêu chuẩn chọn giống:
Nhãn Thái được trồng và nhân giống nhiên hay bằng phương pháp ghép cành. Cây ghép có đầy đủ tính trạng và phẩm chất của cây mẹ.

Chuẩn bị hố trồng cây

Bạn càn chuẩn bị hố trồng trước đó 1 tháng, đào hố có kích thước tối thiểu khoảng 60x0x60cm và khoảng cách mỗi hố là 4m. Bón lót vào hố 10kg phân chuồng + 1kg phân Super Lân +1kg vôi bột để khử trùng.

Trồng cây: 1 tháng sau khi chuẩn bị hố bạn tiến hành trồng cây giống. Bóc lớp nilon bao cây ra và trồng xuống hố đã chuẩn bị. Lấp đất lại sao cho phần đất cao hơn phần gốc cây khoảng 2cm. Lèn chặt đất lại để cây không bị lung lay. Trồng xong tưới nước duy trì độ ẩm ngay.

nh%C3%A3n-th%C3%A1i-1-600x364.jpg
Chăm sóc cho cây nhãn Thái

Bón phân: Nhãn Thái muốn lớn nhanh và cho ra nhiều quả đòi hỏi bạn phải bón phân định kì. Khoảng 2-3 tháng bạn tiến hành bón phân cho cây 1 lần. Cần chú ý đến thời kì ra hoa đậu quả. Lượng phân bón tùy thuộc vào độ dinh dưỡng của đất và tình trạng sinh trưởng và phát triển của nhãn lồng.

Tưới nước: Cây nhãn Thái thích đất luôn ẩm tuy nhiên lại không chịu được ngập úng. Thời điểm mới trồng nên tưới nước 2 ngày 1 lần. Ở các tháng tiếp theo giảm dần số lần tưới đi. Mùa khô nên tăng lượng nước tưới còn mùa mưa cần tránh cây ngập úng.

Tỉa cành tạo tán: Để cây ra nhiều tán và các cành không cạnh tranh nhau về ánh sáng bạn cần phải tỉa cành thường xuyên cho cây. Việc tạo tán tỉa cành còn giúp bạn loại bỏ những cành già cành héo úa để cây tập trung nuôi cành khỏe mạnh. Cắt tỉa còn giúp tạo hình cho cây thấp tầng và xòe tán rộng hơn khiến chất lượng và số lượng quả được cao hơn trên 1 cây.

Phòng trừ sâu bệnh:

Giống nhãn Thái này có thể kháng được bệnh trổ rồng. Tuy nhiên để cây khỏe mạnh bạn cần phải thường xuyên chăm chỉ làm sạch vườn và bắt sâu hại. Một số loại sâu thường gặp có thể kể đến như bọ xít, rệp sáp và sâu đục quả. Nếu nhiều bạn nên sử dụng thêm một số loại thuốc bảo vệ thực vật theo chỉ dẫn ghi trên bao bì.

Thu hoạch

Cây nhãn Thái là giống cây ăn quả cho thu hoạch sớm hơn những giống nhãn hiện nay. Khi chín quả sẽ có màu nâu sáng da căng và nhẵn hơn. Khi bóc vỏ mỏng cùi dày và hạt bên trong đã chuyển sang màu đen hết. Lúc này bạn nên chờ thời điểm ngày tạnh ráo thu hoạch quả để chất lượng quả ngon nhất. Hái xong bảo quản nhãn lồng vào nơi khô thoáng mát để giữ được quả có độ tươi ngon lâu hơn.
 
Kỹ thuật trồng và chăm sóc giống cây bơ Booth

Lựa chọn giống bơ Booth

Để cho được một lứa cây trồng tốt thì cần lựa chọn giống bơ chất lượng. Giống bơ Booth trồng được tại Việt Nam và năng suất tốt đó là giống bơ Booth 7. Giống bơ Booth 7 có năng suất cao, trái nhiều thịt, hạt nhỏ. Bên cạnh đó, giống bơ này có khả năng chống bệnh hiệu quả cũng như thích nghi với Việt Nam.

giong-bo-booth-7-chuan.gif

Đất trồng bơ Booth.

Đất chính là điều kiện quyết định cho cây bơ Booth có thể phát triển tốt hay không. Cây bơ Booth 7 ưa thích các loại đất mềm nhưng thoáng. Đất trồng bơ mà bị ngập dễ khiến cho nước không thể nào thoát được và bơ dễ bị úng. Do đó, trồng bơ cần ở trên đất vùng cao để nước thoát dễ dàng. Đó là lý do miền Tây khó trồng bơ và khó cho năng suất cao. Ở các vùng Tây nguyên, Đà Lạt rất thích hợp để trồng loại bơ Booth này.

Đặc biệt đất đỏ bazan với nguồn dinh dưỡng cao, chất lượng tốt nên rất dễ trồng bơ Booth 7. Đất phải đảm bảo độ pH của đất từ 5-6 là đủ. Đối với những vùng đất quá dốc, thiết kế đường đồng mức để ngừa xói mòn.

Mật độ trồng cho cây mau phát triển
Đối với các loại cây bơ thì cần trồng thưa với khoảng cách từ 8mx7m hoặc 9mx6m. Người dân vùng Tây Nguyên thường trồng bơ xen kẽ để che nắng cho cà phê. Sau khi đã xác định khoảng cách cụ thể cho bơ thì dùng xẻng đào hố với diện tích 60x60x60cm. Bón lót để cung cấp thêm dinh dưỡng cho bơ với 15kg phân chuồng, 0.5kg vôi, 0.5kg phân lân. Sau khi bón lót thì sử dụng dao cắt bao nylon bọc quanh cây giống. Tỉa rễ lòi ra khỏi bao, và bắt đầu đặt cây giống xuống đất. Thời gian đầu, nên trồng nhóm hoa A, B để có khả năng che nắng cho cây bơ. Cây bơ con giống rất cần che nắng để tránh cháy lá.

Phân Bón cho cây bơ Booth
Cây bơ Booth nên được bón 4-5 lần/năm vào những năm đầu. Tỷ lệ phân bón sẽ thay đổi tùy theo từng năm và tùy tình hình đất. Đối với lúc cây cho quả thì nên bón cây với phân kali nhiều để giúp cho cây ra quả nhiều. Sau đó, nên bón phần đều cho cây qua từng năm. Bổ sung phân hữu cơ, bổ sung vôi, bổ sung phân qua lá nhằm giúp cho cây phát triển tốt.
 
Cách trồng và nhân giống bưởi đỏ Tân Lạc

Giống bưởi đỏ Tân Lạc khá kén đất trồng. Đây là loại cây ưa ẩm và ánh sáng. Để trồng được giống bưởi đặc sản này thành công mang lại giá trị kinh tế cao bạn phải áp dụng đúng kĩ thuật.

Nên chọn loại đất có thành phần cơ giới nhẹ có dộ pH khoảng từ 5 đến 5,7. Đất cần tơi xốp và thông thoáng tránh úng ngập. Khi tiến hành trồng cần phải làm tầng canh tác từ 0,5m trở lên.
Thời điểm trồng thích hợp giống bưởi đỏ Tân Lạc là giai đoạn từ tháng 5 cho đến tháng 6 dương lịch hàng năm. Lúc này cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất,

Bạn cần đảm bảo độ ẩm cho bưởi đỏ Tân Phát triển trong suốt quá trình trồng. Đặc biệt thời kì ra hoa đậu quả tuy nhiên không được để cây bị ngập úng.

quy-trinh-dat-hang-giong-buoi-do-tan-lac.jpg

Chuẩn bị đất trồng


Bạn tiến hành đào hố ngang mặt đất và đắp vồng sẽ giúp dễ tưới nước trong mùa nắng hơn. Mùa mưa nên phá vồng đi sẽ giúp cho cây không bị ngập úng.

Hói trồng bưởi đỏ Tân Lạc nên sâu khỏng 0,6x 0,6m và khoảng cách giữa các hố là 4m.

Mùa mưa là mùa thích hợp nhất để trồng bưởi đỏ Tân Lạc. Khi trồng cây bằng cây con giống nên chú ý tỉa bớt lá trước khi trồng xuống dưới. Đặt cây con giống theo hướng thẳng với những cây nhánh phân bố đều và hơi nghiêng với những cây chiết ít nhánh.

Thời gian đầu khi trồng bạn nên tiến hành thăm vườn và kiểm tra cây con giống thường xuyên. Cần làm sạch cỏ dại xung quanh và tưới nước thường xuyên. Thời gian trước khi ra hoa cần cắt tỉa bớt lá già lá héo để cây tập trung nuôi những cành khỏe mạnh.

Bón phân cho cây

Thời gian trước khi trồng bạn đã cần bón lót cho đất một lượng phân chuồng hoai mục. Khi cây được 3 tháng bón thêm cho cây phân NPK (16-16-8) cùng với 0,5 kg super lân.

Phòng trị bệnh cho cây bưởi đỏ Tân Lạc

Cây bưởi thường gặp một số loại bệnh khá đặc trưng ở các giống bưởi là bệnh sâu đục thân và sâu ăn lá. Loại sâu này đục và cư trú bên trong cành cây khiến cây chảy mủ và chết. Để điều trị bạn nên cắt bỏ sớm những cành này và bơm thuốc vào các lỗ một ít basudin.

Sâu non đục lá khiến trên lá xuất hiện những đường ngoằn ngoèo. Điều trị bằng cách phun thuốc chế phẩm sinh học ngay từ giai đoạn lá còn non
 
Cách trồng và chăm sóc cây hoa hoè

Chọn giống Hòe:

Có 2 giống Hòe nếp và Hòe tẻ; Hòe nếp có năng suất cao hơn, các hoa trên cùng một bông nở đồng đều hơn, mật độ hoa dầy hơn vì vậy bà con nên chọn giống Hòe nếp.

Chọn cây hòe:
Cây Hòe gieo từ hạt: Ưu điểm cây có tuổi thọ dài, thời gian khai thác lâu. Nhược điểm: thời gian ra hoa sau khi trồng từ 3-4 năm trở lên. Hoa Hòe là cây tự thụ phấn, tỷ lệ giao phấn thấp. Vì vậy cần chọn bông hoa to để giống lấy hạt đem gieo. Hạt đã già, lấy hạt gieo trong cát ẩm khoảng 20 – 30 ngày là cây nẩy mầm, tiếp tục ươm cây con trong bầu đến khi cây cao từ 60 – 70 cm là đem trồng.

– Cây Hòe ghép: có tuổi thọ dài, thời gian khai thác lâu, trồng từ 2 năm trở lên là cho thu hoạch. Lấy những mắt ghép từ cây có hoa to, ghép sang cây con trồng từ hạt.

– Cây Hòe chiết: cây cho ra hoa nhanh hơn, sau khi trồng 1 năm là cho thu hoạch. Nhược điểm là tuổi thọ của cây thấp, nếu chăm sóc tốt chỉ thu hoạch từ 4 – 6 năm là cây cỗi.
giong-cay-hoa-hoe-2.jpg
Thời vụ và mật độ trồng:
Thời vụ trồng: Vụ Xuân trồng tháng 2, vụ Thu trồng vào tháng 8-9.

Nếu hòe trồng từ hạt hoặc trồng từ cây ghép, mật độ trồng từ 3,5-4,0 x 3,5-4,0 m. Một sào trồng từ 22 – 30 cây. Nếu hòe trồng từ cây chiết mật độ trồng từ 2,5-3,0 x 2,5-3,0 m. Một sào trồng từ 40 – 60 cây.

Chăm sóc:
– Phân bón
: Hòe là cây họ đậu nên có khả năng tự cố định đạm tự do để sử dụng. Tuy nhiên để nâng cao năng suất, nhanh cho thu hoạch chúng ta phải bón phân cho cây hòe. Lượng phân bón cho hòe như sau:

+ Thời kỳ cây con (4 năm sau khi trồng) bón 0,2 – 0,8 kg đạm + 0,3 – 0,8 kg lân + 0,5 – 0,4 kg kali trong 1 năm/1 hốc. Nguyên tắc bón phân là khi cây còn nhỏ bón ít, khi lớn bón nhiều. Chia lượng phân trên ra 3 – 4 lần bón. Chỉ bón phân khi đất đủ ẩm. Nếu sử dụng phân NPK sử dụng các loại phân có hàm lượng đạm cao như 20:10:10; 16:12:8.

+ Thời kỳ thu hoạch (sau khi trồng được 4 năm): bón 0,5 – 1 kg đạm + 0,3 – 0,5 kg lân + 0,5 – 1 kg kali. Cây càng to bón càng nhiều. Nếu sử dụng phân NPK sử dụng các loại có hàm lượng Kali cao như 13:13:13; 14:14:14; 15:15:15. Ưu tiên phân có hàm lượng TE vì Bo và Zn là hai yếu tố làm tăng sự ra hoa.

Thời gian bón: Vụ Xuân bón vào tháng 2 để đón lộc Xuân; vụ Hè từ tháng 4-5 để đón lộc hè là lộc cho hoa, vì vậy lượng phân vụ Xuân và vụ hè bón 30 – 40%. Vụ thu tháng 10 bón lượng phân còn lại để nuôi sức cho cây qua vụ đông kết hợp tỉa cành tạo tán làm cho cây có dáng phù hợp.

Có thể bón thêm phân chuồng từ 10 – 15 kg/hốc hoặc tưới nước rửa chuồng chăn nuôi hàng ngày

– Tỉa cành, tạo tán:

Khi cây hoè cao 1,2 – 1,5 m, tiến hành bấm ngọn cho cây ra nhánh, Giữ lại từ 4-5 cành, sau đó tiếp tục bấm ngọn cành để tạo cành cấp 2. Cứ làm như vậy đến khi có bộ khung tán phân bố đều là được.

Bấm lộc xuân vào cuối tháng 3: Vì Hòe là cây ra hoa đầu cành nên càng nhiều ngọn, cây càng có năng suất cao. Tiến hành bấm lộc Xuân và bón phân vụ hè để đón lộc hè là lộc cho thu hoạch.

Tỉa cành vào cuối vụ thu hoạch làm cho bộ khung tán gọn gàng, tỉa cành sâu, cành nhỏ kết hợp bón phân vụ thu để phát triển lộc đông và lấy sức để cây qua đông.

Thu hoạch:
Khi thu hoạch chọn ngày nắng ráo thì phơi hòe được nắng sẽ thơm hơn, có màu đẹp hơn. Khi bẻ cành hoa chỉ nên bẻ hết phần cành hoa mà không bẻ sâu vào cành cấp thấp. Như vậy hòe nhanh ra hoa trở lại hơn.
 
Quay lại
Top Bottom