Một số điệu múa truyền thống đặc sắc ở Thái Lan

thanhthuy

Banned
Tham gia
15/5/2023
Bài viết
0
Niềm tự hào lớn của người dân đất nước chùa vàng Thái Lan là một nền văn hóa truyền thống lâu đời, đặc sắc với sự pha trộn, ảnh hưởng văn hóa đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Campuchia và ảnh hưởng từ các nền văn hóa sơ sử của các quốc gia láng giềng Đông Nam Á khác. Một trong những yếu tố góp phần vào nền văn hóa đặc sắc ấy là các điệu múa truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác với niềm tự hào và sự trân trọng sắc của những người dân nơi đây. Hãy cùng Air Go lên đường du lịch Thái Lan khám phá nét văn hóa độc đáo qua các điệu múa truyền thống được truyền từ đời này qua đời khác ở Thái Lan.​

1. Nguồn gốc ra đời của điệu múa truyền thống​

Các điệu múa Thái Lan truyền thống
Các điệu múa Thái Lan truyền thống
Lịch sử Khon là điệu múa truyền thống của Thái Lan kết hợp nhiều nghệ thuật được đề cập trong cuốn sách văn học Thái Lan Lilit Phra Lo (khoảng năm 1529) được viết trước thời đại của vua Narai Maharaj, múa cổ truyền trước đây thường chỉ được biểu diễn để phục vụ và giải trí cho các bậc vua chúa trong Hoàng tộc, nhưng sau đó các điệu múa truyền thống này dần lan rộng và ảnh hưởng ra vùng viễn Đông như Angkor của Campuchia. Bằng chứng lịch sử cho thấy nghệ thuật sân khấu của Thái Lan hẳn đã rất phát triển vào thế kỷ 17.


2. Khám phá những điệu múa Thái Lan truyền thống​

2.1 Múa Nora​

Nora là hình thức nghệ thuật kết hợp giữa múa, hát và kể chuyện. Các câu chuyện xung quanh việc một vị hoàng tử địa phương đã cố gắng giải cứu Manora – công chúa nửa người, nửa chim. Và vì vậy, các buổi biểu diễn Nora thậm chí có thể kéo dài đến 3 ngày. Khi biểu diễn, các vũ công sẽ mặc trang phục đính cườm, phần lưng của trang phục được vuốt ngược lên trên, mô phỏng đuôi chim. Một điểm nhấn khác chính là bộ móng tay dài bằng bạc của các vũ công.

Múa Nora ở Thái Lan
Múa Nora ở Thái Lan
Điệu múa có nguồn gốc từ Ấn Độ, Nora đã trở thành điệu múa gắn liền với văn hóa của người dân miền Nam Thái Lan và được gìn giữ, bảo vệ và lưu truyền suốt nhiều thế kỷ qua. Những màn biểu diễn đặc sắc này là di sản văn hóa phi vật thể, một điệu múa truyền thống của Thái Lan.

2.2 Múa Khon​

Khon là một loại hình sân khấu cổ của Thái hay người ta còn gọi là múa Khon vì trong diễn Khon, múa đóng vai trò chủ yếu. Những diễn viên Khon được tuyển chọn phải là những người đàn ông. Trang phục khi trình diễn của họ vô cùng đặc biệt bao gồm mặt nạ, quần áo đồng piphat truyền thống bên cạnh đó là kèm theo thuyết minh. Các diễn viên thực hiện các động tác rất dứt khoát, mạnh mẽ qua từng vũ điệu của cơ thể, do đó thường được thực hiện bởi những vũ nam. Đây cũng là điệu múa truyền thống chỉ được trình diễn trong triều đình.

Múa Khon Thái Lan
Múa Khon Thái Lan
Múa Khon là một điệu múa thuộc thể loại kịch múa từ Thái Lan. Điệu múa Khon truyền thống chỉ được trình diễn trong triều đình và những diễn viên Khon được tuyển chọn phải là những người đàn ông. Khi trình diễn họ đeo mặt nạ, bên cạnh đó là kèm theo thuyết minh và một bộ quần áo đồng piphat truyền thống. Điệu múa Khon là những bước nhảy, quay, lộn, các động tác dứt khoát, sử dụng sức mạnh của các cơ bắp và sự dũng cảm của các diễn viên, bởi vậy mà trong sân khấu Khon không có các vũ nữ. Đa phần các màn múa Khon mô tả những trích đoạn từ trường ca Ramakien của Thái Lan (phiên bản từ Ramayana của Ấn Độ), trong đó vai Tướng Khỉ Hanuman luôn là vai diễn mơ ước của tất cả nam nghệ sỹ.

2.3 Múa Lakhon​

Múa Lakhon
Múa Lakhon
Múa Lakhon cũng là một trong những điệu múa truyền thống chính ở xứ chùa Vàng. Cũng giống như Khon. Nhưng diễn viên múa thường là các vũ nữ theo nhóm với điệu nhảy uyển chuyển, duyên dáng, được nhiều du khách yêu thích. Trang phục cũng không kém phần quan trọng giúp truyền tải nội dung cho câu chuyện thêm phần đặc sắc.

2.4 Múa Fawn Thai​

Múa Fawn Thai
Múa Fawn Thai
Đây là điệu múa nổi tiếng nhất bởi chúng gồm nhiều làn điệu đa dạng, hơn nữa Fawn Thai thường được trình diễn tại các dịp lễ lớn của quốc gia với hàng trăm vũ công tham gia. Múa Fawn Thai được chia thành 5 điệu chính: Fawn Leb (Múa Móng tay), Fawn MarnMong Kol (Múa mừng Hạnh phúc), Fawn Marn Gumm Ber (Múa Bướm), FawnNgiew (Múa Khăn) và Tian (Múa Nến).

2.3 Múa Fawn Leb​

Điệu Fawn Leb thường được biểu diễn bởi nhóm nữ diễn viên với các phụ kiện đi kèm như đeo móng tay được mạ vàng hoặc bạc có chiều dài lên đến 15cm cong vút. Mặc khác, Fawn Tian luôn được trình diễn vào buổi tối để tạo hiệu ứng lung linh của ánh nến. Điệu múa này uyển chuyển, tinh tế với những bước ngắn, chỉ lắc vai và thân trên đi kèm với đó là các bản nhạc cổ xưa tạo nên âm sắc đặc biệt cho bản nhạc là là Ranad (giống như mộc cầm).

Nội dung phong phú đa dạng thể hiện tinh thần dân tộc và mang đậm màu sắc văn hóa đã khiến múa Thái ngày càng nổi tiếng và là đặc sản tại đây. Hình ảnh các cô gái xứ sở chùa Vàng duyên dáng bên các bộ trang phục lộng lẫy, uyển chuyển lắc người theo tiếng nhạc du dương đã khiến không ít khách say đắm.

3.Điểm đặc biệt của các điệu múa truyền thống Thái Lan​

Múa cổ truyền Thái là sự kết hợp tuyệt vời của những bộ trang phục truyền thống kiêu sa, với các trang sức lấp lánh sang trọng, được khóac lên mình những cô gái vũ công xinh đẹp, đằm thắm, dẻo dại đầy hấp dẫn cùng những bước chân điêu luyện, hòa cùng điệu nhạc đã làm nên một điệu múa cổ truyền Thái hoàn mỹ, tượng trưng cho tấm lòng chân thật, đôn hậu và mến khách của người dân nơi đây, tùy vào mục đích của từng buổi lễ mà các màn múa cũng truyền tải tâm nguyện về sự hạnh phúc, ấm no hay cầu mong sự bình an cho nhân dân.

Các điệu múa truyền thống Thái Lan hiện nay được đào tạo tại tất cả các trường múa khắp đất nước Thái. Vẻ đẹp của điệu múa cổ điển Thái được thể hiện ở sự thư thái, nhẹ nhàng của các chuyển động. Những động tác ấy được xuất phát từ chính tính cách của người Thái và liên quan tới đạo Phật. Nó tinh tế nhưng không ồn ào, mang vẻ đẹp uyển chuyển, mềm mại nhưng không yếu ớt.

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết về các điệu múa truyền thống Thái Lan sẽ góp phần hoàn thiện phần nào hành trang lên đường du lịch Thái Lan của bạn.​
 
×
Quay lại
Top