- Tham gia
- 6/4/2011
- Bài viết
- 285
Là sinh viên có lẽ không mấy ai là không đi làm thêm để kiếm tiền trang trải cuộc sống và dần học hỏi kinh nghiệm.
Cách đây ba tháng, tôi đi làm tại một quán cà phê vườn lớn chạy dọc con sông.
Đây là một địa thế đẹp nên khách đến đây khá đông, thu nhập của quán mỗi đêm năm triệu đồng có lẽ là chuyện thường. Tuy thu nhập cao như vậy nhưng trong mắt tôi cũng như bao nhân viên khác, chủ quán là người rất hà khắc và keo kiệt ,vì vậy mà có nhân viên nào trụ lại được lâu đâu. Quán thì rộng nhân viên thì ít, ai cũng tất bật làm việc. Ngày đầu tiên đến làm, họ buộc tôi phải nhớ tên tất cả các đồ uống và nhớ giá tiền để tính tiền, đó là việc hơi bị khó đối với những người mới bắt đầu đi làm như tôi. Thế đã đành, nhân viên còn phải dọn bàn thật nhanh, vừa bưng bê vừa rửa ly, việc cực hình nhất có lẽ là khiêng từng khay ly thật nặng để chồng lên giá. Làm việc từ năm giờ chiều đến mười hai giờ đêm, về đến phòng trọ cái lưng của tôi tưởng chừng như gãy đôi, thế mà một tháng chỉ được năm trăm ngàn tiền lương, áp lực thì kinh khủng, làm việc mệt nhọc mà hễ mắc lỗi dù là nhỉ nhất là bị chủ quán mắng chửi ngay.
Hôm đó, sau khi tôi mang tiền của khách vào để tính tiền thì ông chủ đã đưa nhầm tiền cho tôi, tính ra còn thừa năm mươi ngàn. Tôi nghĩ nên thu lấy số tiền đó hay trả lại. Một vài phút dằng co tư tưởng, tim tôi đập thình thịch vì có lẽ đây là lần đầu tiên trong đời tôi có ý định trên. Tôi nghĩ đến sự giàu có, bủn xỉn và thu nhập của họ, sự vất vả của mấy nhân viên đang là sinh viên và cả câu nói của thầy giáo dạy cấp ba của tôi nữa "thỉnh thoảng, thật thà thẳng thắn thường thua thiệt". Đôi lúc ở đây cũng có những trường hợp trả sai tiền như thế và nhân viên thì sẵn sàng cho vào túi. Và thế là tôi đã lấy năm mươi ngàn nói trên.
Tôi đã không trung thực, nhưng cái giá tôi phải trả cho việc làm đó là rất cao, trong suốt buổi làm chân tay tôi run rẩy, ăn nói thì lóng nga lóng ngóng bởi đó là sự đấu tranh tư tưởng và khi lấy được rồi thì toàn thân run rẩy. Nhưng tôi nghĩ trong lúc bao nhân viên khác lấy thì tại sao mình lại không, mặt khác tôi nghĩ đến sự giàu có của ông chủ và đó không phải là số tiền lớn, hãy coi số tiền đó như là tiền thưởng cho sự lao động chăm chỉ của tôi mà thôi.
Có lẽ tôi không sai, đúng không nhỉ ? Và trong hoàn cảnh đó không trung thực liệu đáng trách? Suy nghĩ lại hành động đó tôi thấy mình không đến nỗi phải ăn năn hay xấu hổ bởi tôi có những lí do đúng đắn để không trung thực trong hoàn cảnh đó.
Nhưng tất cả suy nghĩ đó chỉ là để biện minh cho hành động của tôi. Tôi nghiệm ra rằng không nên và không bao giờ nên có những suy nghĩ, những hành động như thế nữa. Nó chỉ là những nỗi ám ánh và khiến tôi không được thoải mái ...
Trần Thị Thanh (Huế
Cách đây ba tháng, tôi đi làm tại một quán cà phê vườn lớn chạy dọc con sông.
Đây là một địa thế đẹp nên khách đến đây khá đông, thu nhập của quán mỗi đêm năm triệu đồng có lẽ là chuyện thường. Tuy thu nhập cao như vậy nhưng trong mắt tôi cũng như bao nhân viên khác, chủ quán là người rất hà khắc và keo kiệt ,vì vậy mà có nhân viên nào trụ lại được lâu đâu. Quán thì rộng nhân viên thì ít, ai cũng tất bật làm việc. Ngày đầu tiên đến làm, họ buộc tôi phải nhớ tên tất cả các đồ uống và nhớ giá tiền để tính tiền, đó là việc hơi bị khó đối với những người mới bắt đầu đi làm như tôi. Thế đã đành, nhân viên còn phải dọn bàn thật nhanh, vừa bưng bê vừa rửa ly, việc cực hình nhất có lẽ là khiêng từng khay ly thật nặng để chồng lên giá. Làm việc từ năm giờ chiều đến mười hai giờ đêm, về đến phòng trọ cái lưng của tôi tưởng chừng như gãy đôi, thế mà một tháng chỉ được năm trăm ngàn tiền lương, áp lực thì kinh khủng, làm việc mệt nhọc mà hễ mắc lỗi dù là nhỉ nhất là bị chủ quán mắng chửi ngay.
Hôm đó, sau khi tôi mang tiền của khách vào để tính tiền thì ông chủ đã đưa nhầm tiền cho tôi, tính ra còn thừa năm mươi ngàn. Tôi nghĩ nên thu lấy số tiền đó hay trả lại. Một vài phút dằng co tư tưởng, tim tôi đập thình thịch vì có lẽ đây là lần đầu tiên trong đời tôi có ý định trên. Tôi nghĩ đến sự giàu có, bủn xỉn và thu nhập của họ, sự vất vả của mấy nhân viên đang là sinh viên và cả câu nói của thầy giáo dạy cấp ba của tôi nữa "thỉnh thoảng, thật thà thẳng thắn thường thua thiệt". Đôi lúc ở đây cũng có những trường hợp trả sai tiền như thế và nhân viên thì sẵn sàng cho vào túi. Và thế là tôi đã lấy năm mươi ngàn nói trên.
Tôi đã không trung thực, nhưng cái giá tôi phải trả cho việc làm đó là rất cao, trong suốt buổi làm chân tay tôi run rẩy, ăn nói thì lóng nga lóng ngóng bởi đó là sự đấu tranh tư tưởng và khi lấy được rồi thì toàn thân run rẩy. Nhưng tôi nghĩ trong lúc bao nhân viên khác lấy thì tại sao mình lại không, mặt khác tôi nghĩ đến sự giàu có của ông chủ và đó không phải là số tiền lớn, hãy coi số tiền đó như là tiền thưởng cho sự lao động chăm chỉ của tôi mà thôi.
Có lẽ tôi không sai, đúng không nhỉ ? Và trong hoàn cảnh đó không trung thực liệu đáng trách? Suy nghĩ lại hành động đó tôi thấy mình không đến nỗi phải ăn năn hay xấu hổ bởi tôi có những lí do đúng đắn để không trung thực trong hoàn cảnh đó.
Nhưng tất cả suy nghĩ đó chỉ là để biện minh cho hành động của tôi. Tôi nghiệm ra rằng không nên và không bao giờ nên có những suy nghĩ, những hành động như thế nữa. Nó chỉ là những nỗi ám ánh và khiến tôi không được thoải mái ...
Trần Thị Thanh (Huế