Một ít về giọng nói, con người xứ Nghệ :)

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Ai đến Nghệ Tĩnh, đến quê Bác Hồ và cũng là quê tôi :), một miền quê đang còn khó khăn về kinh tế nhưng vốn văn hoá rất phong phú, ngôn ngữ rất giản dị, mộc mạc với những từ rất đồng quê như: răng, mô, rứa, ...

KenhSinhVien.Net-nghean.jpg


Tiếng Nghệ Tĩnh là tiếng Việt 100% đó, không sai đâu và nó là cội nguồn của tiếng Việt. Nhưng đó là tiếng Việt cổ còn tồn tại cho đến ngày nay. Theo một nghiên cứu của một giáo sư ngôn ngữ học người Anh thì trước đây người Việt cổ đã dùng tiếng như người Nghệ Tĩnh hiện nay đang nói. Và họ đã có cách giải thích là tại sao người miền bắc và người miền nam nói hơi khác đi. Đó là:

- Khi đi ra phía bắc thì ảnh hưởng của văn hóa và ngôn ngữ của Hoa, Tày, Nùng... nên nên người miền bắc nói nhẹ đi hơn nhiều và một số âm điệu của phụ âm đã biến đổi đi khác hơn như tr -> ch; r-> d; s -> x.... Tiếng Thanh Hóa và Diễn Châu , Quỳnh Lưu (Nghệ An) là một vùng chuyển tiếp rõ rệt nhất.

- Khi đi vào phía nam thì do ảnh hưởng của văn hóa và ngôn ngữ cũa Chămpa và Khơme nên đã biến điệu đi những âm đuôi của từ như: sinh-> sưn; kênh -> kân; ăn -> ăng, anh -> ăn, đứt -> đức ... :D Vùng chuyển tiếp là các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Rất tiếc là cho đến ngày nay có lẽ chưa ai nghĩ đến chuyện bảo tồn nó. Tết vừa qua tôi về quê cũng mấy năm chưa về nhưng người quê bây giờ nói phổ thông nhiều hơn, ngay cả một số bà già ở tuổi 70-80 họ không nói giọng quê mấy nữa thật buồn. Ví dụ khi họ nói với tôi: lấy vợ đi; tôi nói lại: lấy gấy chứ bà. Họ nói đó là từ thô thiển... thật buồn thay.

Không biết bạn là người ở đâu nếu là người ở xứ khác thì tui xin thay mặt cho những người đang nói tiếng Việt cổ xin chân thành cảm ơn "Ngài" đã quan tâm tến tiếng của choa nhé ;)

KenhSinhVien.Net-nghean2.jpg

Mô rú mô khe mô nỏ chộ,
Mô rào mô bể chộ mô mồ !

Chỉ cần thuộc và hiểu câu thơ ni là có thể coi là qua lớp cơ bản tiếng NT:
Đâu núi, đâu khe sao không thấy,
Đâu sông, đâu biển thấy...đâu nào
!

Một số từ đặc trưng:
Hầm Đèo Ngang (đang nghèo) :D
Cấy trôốc cúi là cái đầu gối.
Con Tru là con Trâu.
Con Me là con Bê.
Có vùng gọi con rắn là con Tắn.
Nước gọi là Nác.
Lửa gọi là Lả.
Con Cua Đồng là con Giam.
Mợ hay Thím thì gọi là Mự
Còn nhiều lắm! (bla bla bla...)

Cười gì ghê vậy pa..ngôn ngữ người Việt thôi mà!

- Răng nỏ lượn đi cho choa mần ăn hè !?
- Mi đi mô rứa mi?
- Tau đi vô rú bít tấp.
- O ni đi ai?
- Tui du ôông Huýn (Huấn goi là Huýn)

Nghi xuân gọi Nghi Xuyn.

...nhiều nhiều lắm nả hoọc đi mà nói, vừa đọc vừa oánh răng

Bắp đùi gọi là trắp vá
Cột thì gọi là dàng
Tán gái lại nói là cưa gấy
Đi học nói bằng đi hoọc
Đường gọi là đàng cho sang
Cái váy gọi là cấy mấn
Đòn gánh gọi ngay đòn triêng

Bổ sung mấy từ nựa:
Xam - Bát tô
Cenh - Canh
Mươn - Mâm (cỗ)
Chạc - Sợi dây
Mềnh - Mình
Ưng - Thích, yêu

Mi đi Tru đừng có để Tru ăn ló đó! Tranh thủ bắt ít Giam trưa ni về nấu ăn.

Răng tui thấy giọng xứ Nghệ hay rứa, giọng nói thân thương mà răng gần gủi hẹ !
Nỏ thấy chổ mô có giọng hay vậy mô nà, nghe mộc mạc hè !

KenhSinhVien.Net-nghean1.jpg

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ. (ca dao)




(Nguồn danhuongson.net)
 
:KSV@08:kiểu ni phải học 1 lớp tiếng nghệ an,đặng bữa mô về quê nói vs xóm giềng!^^
 
×
Quay lại
Top