Theo Dược học cổ truyền, hạnh nhân tính hơi ôn, vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh phế và đại tràng. Có công dụng giáng khí, giảm ho, bình suyễn, nhuận tràng, thông tiện. Chủ trị ho suyễn, ngực trướng, đờm nhiều, huyết hư, đại tiện táo…
Hạnh nhân là hạt của quả mơ chín. Hạt cứng, có nhân nguyên vẹn, chắc, nhiều dầu, màng nhân mỏng, màu nâu vàng, không mùi. Khi dùng phơi khô hoặc sao vàng, không mốc mọt là tốt.
Hạnh nhân tên khác là hạnh nhân đắng (khổ hạnh nhân), sao hạnh nhân, hạnh nhân sương. Khổ hạnh nhân là cho hạnh nhân vào nước sôi trong ít phút lấy ra ngâm nước lạnh, bỏ vỏ phơi khô. Sao hạnh nhân là bỏ khổ hạnh nhân vào nồi, cho lửa nhỏ sao vàng. Hạnh nhân sương là giã dập, bọc trong giấy bản ép cho hết dầu.
Trà hạnh nhân hoa cúc: hạnh nhân 12g, hoa cúc 12g. Hạnh nhân bỏ vỏ và đầu nhọn, giã dập, hoa cúc rửa sạch. Đun sôi uống thay trà. Dùng cho người bị phong nhiệt gây đau đầu, đau mắt đỏ sưng rát, chứng tăng huyết áp, hoa mắt, chóng mặt.
Cháo hạnh nhân
Cháo hạnh nhân: hạnh nhân 30g, bỏ vỏ, sao vàng, nghiền bột nấu chung với gạo thành cháo. Chia ăn trong ngày vào lúc đói bụng. Công dụng trị hen suyễn, chân phù nề, đái són.
Nước lê hạnh nhân: hạnh nhân 12g, lê 1 quả, đường phèn vừa đủ. Hạnh nhân bỏ vỏ và đầu nhọn, giã dập, lê rửa sạch, thái miếng, thêm nước xâm xấp, đun sôi nhỏ lửa 5-10 phút rồi cho đường phèn vào. Ăn lê, uống nước. Công dụng bổ phế, giảm ho, dùng cho người ho nhiều, ho khan, không có đờm, miệng khô.
Mật ong hạnh nhân: hạnh nhân 30g, mật ong 100ml, sữa bò tươi 600ml. Hạnh nhân giã dập, bọc trong giấy ép bỏ dầu, đun sôi với 400ml nước, rồi cho mật ong và sữa bò vào. Uống ấm trong ngày. Dùng cho người phế hư, ho khan, hư lao, ho lâu ngày, đại tiện táo kết.
Cháo hạnh nhân, ý dĩ: hạnh nhân 8g, trần bì 6g, hạt ý dĩ 30g, gạo lứt 100g. Hạnh nhân, trần bì sắc lấy nước, cho ý dĩ và gạo lứt vào nấu cháo ăn. Công dụng bổ tỳ vị, hóa đờm, tiêu thấp, trị chứng chóng mặt, buồn nôn, ăn uống kém, mệt mỏi, ngủ hay mơ, buồn bực trong lòng.
Hạnh nhân là hạt của quả mơ chín. Hạt cứng, có nhân nguyên vẹn, chắc, nhiều dầu, màng nhân mỏng, màu nâu vàng, không mùi. Khi dùng phơi khô hoặc sao vàng, không mốc mọt là tốt.
Hạnh nhân tên khác là hạnh nhân đắng (khổ hạnh nhân), sao hạnh nhân, hạnh nhân sương. Khổ hạnh nhân là cho hạnh nhân vào nước sôi trong ít phút lấy ra ngâm nước lạnh, bỏ vỏ phơi khô. Sao hạnh nhân là bỏ khổ hạnh nhân vào nồi, cho lửa nhỏ sao vàng. Hạnh nhân sương là giã dập, bọc trong giấy bản ép cho hết dầu.
Trà hạnh nhân hoa cúc: hạnh nhân 12g, hoa cúc 12g. Hạnh nhân bỏ vỏ và đầu nhọn, giã dập, hoa cúc rửa sạch. Đun sôi uống thay trà. Dùng cho người bị phong nhiệt gây đau đầu, đau mắt đỏ sưng rát, chứng tăng huyết áp, hoa mắt, chóng mặt.
Cháo hạnh nhân
Cháo hạnh nhân: hạnh nhân 30g, bỏ vỏ, sao vàng, nghiền bột nấu chung với gạo thành cháo. Chia ăn trong ngày vào lúc đói bụng. Công dụng trị hen suyễn, chân phù nề, đái són.
Nước lê hạnh nhân: hạnh nhân 12g, lê 1 quả, đường phèn vừa đủ. Hạnh nhân bỏ vỏ và đầu nhọn, giã dập, lê rửa sạch, thái miếng, thêm nước xâm xấp, đun sôi nhỏ lửa 5-10 phút rồi cho đường phèn vào. Ăn lê, uống nước. Công dụng bổ phế, giảm ho, dùng cho người ho nhiều, ho khan, không có đờm, miệng khô.
Mật ong hạnh nhân: hạnh nhân 30g, mật ong 100ml, sữa bò tươi 600ml. Hạnh nhân giã dập, bọc trong giấy ép bỏ dầu, đun sôi với 400ml nước, rồi cho mật ong và sữa bò vào. Uống ấm trong ngày. Dùng cho người phế hư, ho khan, hư lao, ho lâu ngày, đại tiện táo kết.
Cháo hạnh nhân, ý dĩ: hạnh nhân 8g, trần bì 6g, hạt ý dĩ 30g, gạo lứt 100g. Hạnh nhân, trần bì sắc lấy nước, cho ý dĩ và gạo lứt vào nấu cháo ăn. Công dụng bổ tỳ vị, hóa đờm, tiêu thấp, trị chứng chóng mặt, buồn nôn, ăn uống kém, mệt mỏi, ngủ hay mơ, buồn bực trong lòng.