Mỗi ngày, có 30 trẻ tử vong không rõ nguyên nhân

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Trước thực tế người dân đang hoang mang về việc có nên đưa con em mình đi tiêm chủng theo định kỳ khi thời gian vừa qua có hàng loạt tai biến nghiêm trọng, cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ, ông Nguyễn Thanh Long- Thứ trưởng Bộ Y tế khuyến cáo, các bậc phụ huynh hãy đưa trẻ đi tiêm chủng theo lịch nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm trong tương lai.

tiem.jpg
Gia đình đau xót trước cái chết của bé sơ sinh do tiêm vắc xin tại Quảng Trị. Ảnh internet.​

Tại buổi giao ban cơ quan báo chí Trung ương về tình hình sử dụng vắc xin ngày 30-7, đại diện Bộ Y tế, ông Nguyễn Thanh Long- Thứ trưởng khẳng định: Nhờ sử dụng vắc xin dự phòng, nhiều bệnh truyền nhiễm đã được thanh toán, loại trừ hoặc giảm đáng kể số mắc, số chết như bệnh đậu mùa đã được thanh toán vào năm 1979, 2/3 số nước đang phát triển đã loại trừ được bệnh uốn ván sơ sinh, số ca mắc bại liệt giảm từ trên 300.000 trường hợp/năm giai đoạn những năm 1980 xuống chỉ còn 2.000 trường hợp năm 2002, số trường hợp tử vong do sởi giảm từ 6 triệu trường hợp/năm xuống còn dưới 1 triệu trường hợp/năm, số mắc Ho gà giảm từ 3 triệu trường hợp/năm xuống chỉ còn dưới 250.000 trường hợp.

Nhấn mạnh hiệu quả của việc sử dụng vắc xin, ông Long cũng thông tin thêm hiện nay ở Việt Nam, các vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng phòng ngừa được 11 bệnh gồm lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, sởi, bại liệt, viêm não Nhật Bản B, tả, thương hàn và bệnh do vi khuẩn Hib. 10/11 loại bệnh phòng ngừa bằng vắc xin sản xuất trong nước (vắc xin Hib hiện nay Việt Nam chưa sản xuất được). Số lượng vắc xin sử dụng trong tiêm chủng mở rộng trung bình hàng năm khoảng 35- 40 triệu liều, kể cả vắc xin trong nước và vắc xin nhập khẩu.

Nhờ có Chương trình Tiêm chủng mở rộng, Việt Nam đã thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000, tỷ lệ mắc các bệnh thuộc tiêm chủng trên 100.000 dân nếu so sánh năm 2010 với năm 1984 thấy: Bệnh bạch hầu giảm 585 lần, ho gà giảm 937 lần, sởi giảm 573 lần. Việt Nam là nước đã đạt mục tiêu loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005 và Hội nghị của Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) được tổ chức ngày 15-5-2013 tại New York, Mỹ đã tiếp tục công nhận Việt Nam đạt được thành tựu này.

Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng nguy cơ của các dịch bệnh trên vẫn tiềm ẩn, cụ thể nguy cơ vi rút bại liệt xâm nhập từ các nước lưu hành bại liệt vào Việt Nam là rất lớn.

Về những phản ứng nghiêm trọng sau tiêm chủng xảy ra thời gian qua, ông Nguyễn Thanh Long khẳng định: Phản ứng sau tiêm chủng đối với bất kỳ vắc xin nào là tình trạng bất thường về sức khỏe xảy ra sau khi tiêm chủng, bao gồm các phản ứng từ nhẹ đến nặng và có thể gây tử vong đối với cá nhân có cơ địa mẫn cảm. Nguyên nhân của phản ứng sau tiêm chủng có thể do vắc xin, do sai sót trong tiêm chủng (bảo quản vắc xin hoặc thực hành tiêm không đúng), do cơ địa, do trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý sẵn có của trẻ, do các nguyên nhân khác hoặc không xác định được nguyên nhân. Tại Việt Nam mỗi ngày có khoảng 30 trẻ sơ sinh tử vong không rõ nguyên nhân.

Với sự việc 3 trẻ tử vong ở Quảng Trị sau khi tiêm vắc xin viêm gan B, ông Long cho rằng đây là một sự cố hy hữu đáng tiếc và bất thường, nhưng đặc biệt nghiêm trọng vì gây tử vong cùng một lúc 3 trẻ sơ sinh. Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan trong nước và quốc tế để tìm ra nguyên nhân của các trường hợp tử vong nêu trên và xử lý nghiêm.

Do vậy, Bộ Y tế khuyến cáo các bậc cha mẹ tiếp tục đưa con em mình đi tiêm chủng các vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng vì đây là giải pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ trẻ chủ động phòng các bệnh truyền nhiễm có thể dự phòng bằng vắc xin. Tiêm vắc xin viêm gan B là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh cho trẻ. Nếu không tiêm chủng vắc xin Viêm gan B sơ sinh thì hàng năm sẽ có khoảng 80.000 trẻ bị nhiễm vi rút mãn tính và hậu quả sau đó là khoảng 20.000 người bị xơ gan và ung thư gan.
Minh Châu
theo HQ online
 
×
Quay lại
Top Bottom