- Tham gia
- 19/11/2010
- Bài viết
- 1.453
Không hiểu sao dạo này mình ăn xài thấy nhiều ghê, mà ngẫm lại thì đâu có xài gì, mì tôm thì ở nhà chất 3 thùng, vậy mà vẫn thấy mình xài nhiều, cứ chờ đến hết tháng thì xin tiền mẹ.
Thời buổi kinh tế thị trường khó khăn, không biết ai có suy nghĩ giống như tôi không. Chỉ cần bước ra khỏi cửa là đã phải trả tiền, còn không ra thì không xong.
Cuộc sống ngày càng chật vật, xăng lên kéo theo mọi thứ đùng đùng tăng theo, không cần biết giá cả có liên quan hay không, thấy anh em kéo nhau lên, thì tôi cũng lên cho bằng bạn bằng bè. Nước lên điện lên, tiền gửi xe lên… và ngay cả bì bánh tráng trộn 5.000 cũng lên 1.000 cho theo kịp xu hướng thời đại mới.
Sinh viên tính đủ mọi đường để qua thời kỳ bão giá, muốn mua cái gì cũng phải tính toán và cân nhắc cho hợp túi tiền và tiết kiệm để tồn tại. Gửi xe đã mất 3.000, cả ngày là 5.000, đĩa cơm 15.000 nhưng cơm thêm thì sẽ là 16.000, ngày 3 bữa thì cũng đã biết bao nhiêu tiền, tôi tính sơ sơ chi phí.
Hôm bữa thằng bạn nó nói ăn một ngày có 10.000. Nghe mà không thốt nên lời, bữa nào hỏi bí quyết xem ăn thế nào mà được vậy?...Nếu được sẽ đăng lên cho bà con cùng áp dụng. Xe đạp và xe bus ngày trở nên phương tiện thân thiện, nó giúp tiết kiệm cả khối tiền. Tôi chắc phải ra mua xấp vé xe bus, một vé chỉ có 1.400, chạy một tuyến từ nhà tới trường thì sẽ mất 2.800… được đi xe hơi giá rẻ.
Hôm trước nghe thầy giảng, giá xăng lên làm cho cuộc sống của nhân dân dần dần đi vào ổn định, ngày trước còn có bữa thịt bữa rau, nay giờ xăng lên thì mỗi bữa chỉ còn rau. Nghe sao não nề. Cuộc sống ổn định kiểu này thì thành cây tăm mất thôi.
Những lúc thế này mới thấy phân chia giàu nghèo ngày càng rõ rệt, người thì đói ăn, mà iphone ra là chỉ có đứng mà xếp hàng mới có. Ipad 1 tạm lắng thì ipad 2 ra lò, sốt sắng không kém. Một cái đó có khi bằng cả tạ gạo. Tiền sinh tiền, không tiền thì sinh ra cái gì…?
Công nghệ thì ra vùn vụt, hàng hóa và dịch vụ ào ào, người tiêu dùng như đứng ở thế tiến thoái lưỡng nan, muốn được sử dụng dịch vụ nhưng đắn đo túi tiền, dần dần rơi vào cái vòng luẩn quẩn…
Trong sách Dạy con làm giàu có câu tôi nghe thấy hay lắm: Đừng phục vụ cho đồng tiền, mà bắt đồng tiền phục vụ cho mình. Nhưng đọc đến tập 9 vẫn chưa ngộ ra tôi phải làm gì để đồng tiền chạy theo hầu mình.
Một anh chạy xe ôm nói ngày trước 30 ngàn đủ đi chợ nhưng giờ không đủ, nay mai xăng lên không biết anh tính sao đây. Đúng là nhiều việc để nghĩ. Ngẫm lại ba mẹ ở quê làm đầu tắt mặt tối để nuôi mình ăn học, thấy thương ba mẹ quá. Cố gắng phấn đấu, cố gắng, cố gắng,… tiền tiền tiền tiền…
Không hiểu sao dạo này mình ăn xài thấy nhiều ghê, mà ngẫm lại thì đâu có xài gì, mì tôm thì ở nhà chất 3 thùng, vậy mà vẫn thấy mình xài nhiều, cứ chờ đến hết tháng thì xin tiền mẹ. Ai có quan điểm giống tôi, thì cách vượt qua thời kỳ này thế nào?
Nếu ai có thể chế tạo ra những viên kẹo ngậm mà no cả ngày, vẫn đủ dinh dưỡng, hay là xe chạy bằng nước, chạy bằng điện nhưng phải bền, giá thành rẻ…thì tuyệt vời quá. Thế giới đỡ phải chiến tranh chỉ vì mấy mỏ dầu, hành tinh sẽ xanh sạch đẹp hơn.
Không nghĩ chỉ xa, nếu được vậy thì mỗi người dân Việt Nam sẽ đỡ khổ biết bao nhiêu. Năm nay chỉ số phát triển kinh tế sẽ tăng, nhưng đồng thời lạm phát cũng sẽ tăng, nếu tăng sẽ như thế nào? Và ai sẽ là người chịu hậu quả của nó… Mới đây nghe TP HCM chi 400 tỷ đồng cho bình ổn giá thị trường, sao con số nó đẹp thế nhỉ, 20 triệu đô liệu đã đủ…
Nghĩ lại ở quê cuộc sống có lẽ không bị chịu tác động nhiều, đi làm chạy một tý là đã tới nơi, không quan tâm chuyện xăng xe, đồ ăn thì khỏi nói, vừa ngon vừa rẻ…Không khí lại trong lành, lạnh lạnh, không nóng và bức như Sài Gòn này. Nhưng cuộc sống là vậy, môi trường cạnh tranh càng nhiều, càng phức tạp bao nhiêu, tôi nghĩ sẽ học hỏi được nhiều hơn.
Ai có thể giải thích cho mình với??
Thời buổi kinh tế thị trường khó khăn, không biết ai có suy nghĩ giống như tôi không. Chỉ cần bước ra khỏi cửa là đã phải trả tiền, còn không ra thì không xong.
Cuộc sống ngày càng chật vật, xăng lên kéo theo mọi thứ đùng đùng tăng theo, không cần biết giá cả có liên quan hay không, thấy anh em kéo nhau lên, thì tôi cũng lên cho bằng bạn bằng bè. Nước lên điện lên, tiền gửi xe lên… và ngay cả bì bánh tráng trộn 5.000 cũng lên 1.000 cho theo kịp xu hướng thời đại mới.
Sinh viên tính đủ mọi đường để qua thời kỳ bão giá, muốn mua cái gì cũng phải tính toán và cân nhắc cho hợp túi tiền và tiết kiệm để tồn tại. Gửi xe đã mất 3.000, cả ngày là 5.000, đĩa cơm 15.000 nhưng cơm thêm thì sẽ là 16.000, ngày 3 bữa thì cũng đã biết bao nhiêu tiền, tôi tính sơ sơ chi phí.
Hôm bữa thằng bạn nó nói ăn một ngày có 10.000. Nghe mà không thốt nên lời, bữa nào hỏi bí quyết xem ăn thế nào mà được vậy?...Nếu được sẽ đăng lên cho bà con cùng áp dụng. Xe đạp và xe bus ngày trở nên phương tiện thân thiện, nó giúp tiết kiệm cả khối tiền. Tôi chắc phải ra mua xấp vé xe bus, một vé chỉ có 1.400, chạy một tuyến từ nhà tới trường thì sẽ mất 2.800… được đi xe hơi giá rẻ.
Hôm trước nghe thầy giảng, giá xăng lên làm cho cuộc sống của nhân dân dần dần đi vào ổn định, ngày trước còn có bữa thịt bữa rau, nay giờ xăng lên thì mỗi bữa chỉ còn rau. Nghe sao não nề. Cuộc sống ổn định kiểu này thì thành cây tăm mất thôi.
Những lúc thế này mới thấy phân chia giàu nghèo ngày càng rõ rệt, người thì đói ăn, mà iphone ra là chỉ có đứng mà xếp hàng mới có. Ipad 1 tạm lắng thì ipad 2 ra lò, sốt sắng không kém. Một cái đó có khi bằng cả tạ gạo. Tiền sinh tiền, không tiền thì sinh ra cái gì…?
Công nghệ thì ra vùn vụt, hàng hóa và dịch vụ ào ào, người tiêu dùng như đứng ở thế tiến thoái lưỡng nan, muốn được sử dụng dịch vụ nhưng đắn đo túi tiền, dần dần rơi vào cái vòng luẩn quẩn…
Trong sách Dạy con làm giàu có câu tôi nghe thấy hay lắm: Đừng phục vụ cho đồng tiền, mà bắt đồng tiền phục vụ cho mình. Nhưng đọc đến tập 9 vẫn chưa ngộ ra tôi phải làm gì để đồng tiền chạy theo hầu mình.
Một anh chạy xe ôm nói ngày trước 30 ngàn đủ đi chợ nhưng giờ không đủ, nay mai xăng lên không biết anh tính sao đây. Đúng là nhiều việc để nghĩ. Ngẫm lại ba mẹ ở quê làm đầu tắt mặt tối để nuôi mình ăn học, thấy thương ba mẹ quá. Cố gắng phấn đấu, cố gắng, cố gắng,… tiền tiền tiền tiền…
Không hiểu sao dạo này mình ăn xài thấy nhiều ghê, mà ngẫm lại thì đâu có xài gì, mì tôm thì ở nhà chất 3 thùng, vậy mà vẫn thấy mình xài nhiều, cứ chờ đến hết tháng thì xin tiền mẹ. Ai có quan điểm giống tôi, thì cách vượt qua thời kỳ này thế nào?
Nếu ai có thể chế tạo ra những viên kẹo ngậm mà no cả ngày, vẫn đủ dinh dưỡng, hay là xe chạy bằng nước, chạy bằng điện nhưng phải bền, giá thành rẻ…thì tuyệt vời quá. Thế giới đỡ phải chiến tranh chỉ vì mấy mỏ dầu, hành tinh sẽ xanh sạch đẹp hơn.
Không nghĩ chỉ xa, nếu được vậy thì mỗi người dân Việt Nam sẽ đỡ khổ biết bao nhiêu. Năm nay chỉ số phát triển kinh tế sẽ tăng, nhưng đồng thời lạm phát cũng sẽ tăng, nếu tăng sẽ như thế nào? Và ai sẽ là người chịu hậu quả của nó… Mới đây nghe TP HCM chi 400 tỷ đồng cho bình ổn giá thị trường, sao con số nó đẹp thế nhỉ, 20 triệu đô liệu đã đủ…
Nghĩ lại ở quê cuộc sống có lẽ không bị chịu tác động nhiều, đi làm chạy một tý là đã tới nơi, không quan tâm chuyện xăng xe, đồ ăn thì khỏi nói, vừa ngon vừa rẻ…Không khí lại trong lành, lạnh lạnh, không nóng và bức như Sài Gòn này. Nhưng cuộc sống là vậy, môi trường cạnh tranh càng nhiều, càng phức tạp bao nhiêu, tôi nghĩ sẽ học hỏi được nhiều hơn.
Ai có thể giải thích cho mình với??
