"Mẹo" tránh mất tiền oan vì GPRS

hung9abmt

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
24/4/2010
Bài viết
231
Hãy đăng ký các gói cước truy cập không giới hạn, tắt chế độ tự động truy cập liên tục và theo dõi kết nối... sẽ giúp bạn không bị mất tiền oan vì GPRS.

Để sử dụng GPRS của VinaPhone, thuê bao trả sau thì không cần đăng ký mà chỉ đăng ký gói cước sử dụng. Riêng VinaPhone trả trước thì gửi tin nhắn GPRS ON gửi 888 để kích hoạt dịch vụ và chọn gói cước phù hợp.Tuy nhiên để tránh xảy ra phát sinh cước GPRS ngoài ý muốn, người tiêu dùng cần biết cách kiểm soát cước của GPRS.

Phát sinh cước GPRS ”đột ngột”

Hiện nay, có một số dịch vụ khách hàng thường sử dụng có tính cước GPRS. Đó là khách hàng có mở roaming (chuyển vùng) quốc tế, khi đi nước ngoài truy cập Internet qua GPRS thì cước được tính theo cách: cước GPRS trong nước + cước roaming quốc tế tại nước sở tại. Nếu chưa rõ cách tính cước này khi truy cập internet ở nước ngoài qua GPRS sẽ phát sinh cước roaming quốc tế.

gprs.jpg
Chưa hết, khi chơi một số trò chơi trên mạng (thường là các game online), khách hàng nghĩ đã download trò chơi nhưng thực sự đang chơi online, nên trong thời gian chơi game máy vẫn phải kết nối internet qua GPRS. Còn khi sử dụng điện thoại di động có tính năng tự động tìm kiếm dữ liệu mới của email nên tự động kết nối GPRS mà không biết nên phát sinh cước.

Các máy iPhone, smart phone đều có cài sẵn các ứng dụng mà hầu hết các ứng dụng này phải có sóng GPRS/3G/EDGE mới sử dụng được. Cho nên, khi kích hoạt sử dụng các ứng dụng thì máy lập tức kết nối ineternet và phát sinh cước GPRS.

Ngoài ra, khách hàng đã đăng ký sử dụng các gói GPRS: M10, M25, M50 nhưng vẫn phát sinh cước là do các gói cước đó có quy định dung lượng sử dụng tối đa tương ứng từng loại gói 10Mb, 35Mb, 100Mb. Sau khi sử dụng hết dung lượng cho phép, khách hàng vẫn truy cập được, nhưng dung lượng vượt gói sẽ được tính cước từ 10-15 đ/10Kb.

Các biện pháp kiểm soát cước GPRS

Để tránh xảy ra trường hợp tiền cước GPRS tháng sau cao hơn tháng trước mà người sử dụng không mong muốn, Vinaphone khuyên khách hàng nên đăng ký sử dụng các gói cước GPRS để tiết kiệm chi phí, nếu không đăng ký gói cước thì cước phí truy cập GPRS được tính 50 đ/10Kb. Trong trường hợp khách hàng thường xuyên truy cập internet hoặc chơi games online thì nên đăng ký dùng gói U30 với mức cước 300.000đ/ tháng mà không lo phát sinh thêm cước ngoài ý muốn.

Khi truy cập Internet, khách hàng cần để ý máy đang vào Intermet bằng wifi hay bằng GPRS. Truy cập Internet bằng wifi khi máy để chế độ UMTS hoặc Dualmode là đã cài đặt GPRS, 3G. Nếu mất sóng Wifi, khách hàng vào mạng internet máy sẽ tự động sử dụng sóng GPRS/3G để truy cập. Vì vậy cần để ý biểu tượng khi truy cập Internet.

Đối với máy điện thoại iPhone, Smart phone, khách hàng cần chú ý đến các ứng dụng cài đặt sẵn, nếu không sử dụng thì nên tắt chức năng kết nối ineternet. Trên c ác máy iPhone, k hi cài các phần mềm trò chơi và ứng dụng thì trên máy có một ứng dụng tên là ANNS - Apple Push Notification Service. Ứng dụng này có tác dụng tự động truy cập các server để kiểm tra phần mềm ứng dụng hoặc cập nhật trò chơi phiên bản mới. Hoặc khi cài đặt email trên máy thì hệ thống sẽ tự động truy cập mail server để kiểm tra email.

Để tránh phát sinh cước GPRS ngoài ý muốn, trên máy iPhone khách hàng các thao tác: Menu > Settings > General > Network > OFF để tắt chức năng Cellular data ; để tắt tính năng thông báo cập nhật phần mềm mới: Menu > Settings > Notifications > OFF.

Đối với các máy Blackberry thì cài: Application>Option>Mobile Network>Data services> OFF.Sử dụng lại GPRS làm các thao tác trên và ON.

Riêng các dòng máy sử dụng hệ điều hành Windowns Mobile thì cài đặt: Start> Setting> Wireless control > Data connection>OFF. Sử dụng lại GPRS làm các thao tác trên và ON.

Trên máy Nokia, phần Packet Data Conn n ên để chế độ”When Needed” là chỉ dùng GPRS khi nào thấy cần ; nếu để chế độ “When Available” (kết nối liên tục) thì cần để ý phía trên máy điện thoại gần cột sóng có hình quả cầu (biểu tượng đang truy cập Internet) hoặc dấu “=“” là đang truy cập GPRS; khi dấu “=” bị đứt đoạn là máy không truy cập GPRS.

Theo ICTnews
 
×
Quay lại
Top Bottom