Mẹo nhận biết bệnh đau chân răng khi nhai

hoangquanlaij

Thành viên
Tham gia
14/9/2017
Bài viết
0
Một trong những bệnh lý có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng là hiện tượng đau chân răng khi nhai. Nghe có vẻ đây là một bệnh lý bình thường nhưng nếu không nhận ra và điều trị kịp thời rất dễ gây ảnh hưởng đến các răng xung quanh.
Đau chân răng khi nhai - Nguyên nhân do đâu

Đau chân răng khi nhai là một trong những dấu hiện cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về răng miệng. Tình trạng đau nhức khi nhai cắn khiến bạn ăn uống không ngon, mệt mỏi khó chịu và gặp nhiều phiến toái trong sinh hoạt.
dau-chan-rang-khi-nhai-e1525917198325.jpg
Đau chân răng khi nhai khiến ăn uông không ngon và nhiều phiền toái cho bạn
Không phải tự nhiên bị đau chân răng khi nhai mà sẽ bắt nguồn từ một nguyên nhân nào đó. Đau chân răng khi nhai có thể do một số nguyên nhân sau:
- Răng bị mòn men răng: Lớp men răng bên ngoài bị mòn sẽ làm lộ ngà răng, khiến bạn cảm thấy đau buốt khi ăn nhai, nhất là khi ăn uống thực phẩm nóng lạnh. Trường hợp này là do việc vệ sinh răng miệng không đúng cách, chải răng theo chiều ngang hoặc thói quen sử dụng tăm, khiến lớp men răng bị hư tổn, lộ ngà răng và gây đau nhức.
- Sâu răng: Khi bị sâu răng, phần ngà răng bị tổn thương, khi ăn nhai sẽ tạo ra một lực tác động lên răng, ảnh hưởng đến tủy răng, gây đau nhức. Trường hợp sâu răng càng nặng, mức độ đau chân răng khi nhai càng nhiều.
- Viêm tủy: Tủy răng chứa dây thần kinh nên bất cứ tác động nào tới tủy răng cũng sẽ gây ra cảm giác đau nhức rất khó chịu. Các trường hợp sâu răng nặng làm viêm nhiễm tới tủy răng, hoặc mô răng bị tổn thương làm lộ tủy… khiến tủy bị viêm nhiễm, gây đau nhức khi ăn nhai. Nhiều trường hợp, chỉ cần có một kích thích nhẹ cũng khiến bạn cảm thấy đau nhức vô cùng.
- Viêm nướu, viêm nha chu: Tình trạng đau chân răng khi nhai cũng có thể do mắc viêm nướu, viêm nha chu. Nướu răng bị viêm nhiễm sẽ dẫn tới tình trạng sưng tấy, đau nhức, tụt nướu lộ chân răng, viêm chóp răng… và nhiều biến chứng khác.
2. Cách khắc phục đau chân răng khi nhai hiệu quả
Dù là nguyên nhân nào gây ra tình trạng đau chân răng khi nhai, bạn cũng nên tới nha khoa thăm khám và chữa trị sớm. Việc đau nhức chân răng vô cùng khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe và chỉ có thể khắc phục nhanh chóng, hiệu quả bằng các kỹ thuật nha khoa.
Tại Nha khoa KIM, các trường hợp đau chân răng khi nhai đều được bác sỹ giỏi, nhiều kinh nghiệm tiến hành thăm khám, kiểm tra cụ thể. Tùy vào từng trường hợp đau chân răng khi nhai, bác sỹ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp:
- Thực hiện chăm sóc răng miệng đúng cách
Rất nhiều người có thói quen chải răng theo chiều ngang, dùng tăm xỉa răng để lấy thức ăn thừa. Tuy nhiên, cách này vô tình đã gây những tổn thương xấu tới men răng, làm mòn men răng, dẫn tới tình trạng ê buốt, đau nhức chân răng khi nhai.
Vì vậy, bạn nên có chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách, dùng bàn chài mềm để chải răng. Thực hiện chải răng theo chiều dọc và dùng chỉ nha khoa để giúp làm sạch răng hiệu quả. Sử dụng nước muối hoặc dung dịch nước súc miệng để giúp loại bỏ vi khuẩn, hạn chế viêm nhiễm. Nên chọn kem đáng răng dành riêng cho răng nhạy cảm để giúp giảm tình trạng ê buốt răng khi ăn nhai.
- Điều trị bệnh lý răng miệng
Sau khi thăm khám, bác sỹ sẽ xác định rõ nguyên nhân gây đau chân răng khi nhai do đau. Nếu đau nhức do sâu răng, viêm tủy, bác sỹ sẽ tiến hành điều trị sâu răng, điều trị tủy sau đó thực hiện trám răng vừa giúp bảo vệ răng và phục hình thẩm mỹ cho răng. Còn nếu viêm nướu, viêm nha chu, bác sỹ sẽ áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp tùy vào tình trạng viêm nướu răng.
- Lấy cao răng
Định kỳ ít nhất 6 tháng/lần lấy cao răng tại phòng nha là cách tốt nhất giúp loại bỏ các vấn đề về bệnh lý răng miệng. Bác sỹ sẽ dùng dụng cụ nha khoa chuyên dụng để loại bỏ cao răng, giúp răng miệng sạch sẽ, hết tình trạng viêm nhiễm nướu, ngăn ngừa sâu răng và giúp hết đau nhức.
THÔNG TIN BẠN ĐỌC NÊN QUAN TÂM
Mẹo chữa nghiến răng hiệu quả không cần dùng thuốc
 
×
Quay lại
Top Bottom