Đau nhức răng nguyên nhân và hướng điều trị

nhakhoapeace

Thành viên
Tham gia
4/10/2019
Bài viết
0
Đau răng thường gặp ở rất nhiều người, nếu không tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng đắn thì cơn đau răng sẽ không thể chấm dứt được. Chứng đau răng được mô tả là đau, nhức, hoặc đau trong hoặc quanh răng. Răng có thể nhạy cảm với nhiệt độ, đau khi nhai hoặc cắn, nhạy cảm với đồ ngọt, hoặc thậm chí có thể bị đau nhức hoặc đau âm ỉ.

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU NHỨC RĂNG VÀ HƯỚNG ĐIỀU TRỊ:

Nguyên nhân phổ biến nhất là sâu răng, viêm quanh răng, áp xe, răng bị nứt, mòn răng ảnh hưởng đến tủy răng gây đau nhức răng. Ngoài ra các bệnh về nướu răng (viêm nướu, nha chu) hay răng không mọc lệch, răng mọc ngầm cũng là nguyên nhân gây đau răng.

1/ Đau răng do sâu răng:

Đây là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của các bệnh lý khiến răng bị đau buốt. Sâu răng hình thành khi đường và tinh bột từ các hạt thức ăn trong miệng của bạn không được vệ sinh và tạo ra mảng bám dính vào men răng điều này tạo ra axit ăn mòn men, gây ra các vùng yếu và các lỗ. Sâu răng phá hủy men răng từ từ khiến răng bị nhạy cảm gây ê buốt khi tiếp xúc nhiệt độ.

Sâu răng cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm tủy răng, cần phát hiện và điều trị sớm để tránh sâu răng lây lan. Trám răng sâu là phương pháp tốt nhất để bảo vệ răng và ngăn ngừa sự phát triển của sâu răng.

2/ Đau răng do viêm tủy răng

Nguyên nhân chính gây ra viêm tủy là do vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng và làm cho tủy sưng lên. Ở giai đoạn đầu của viêm tủy răng, răng bạn chỉ hơi nhạy cảm khi dùng đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Nhưng để càng lâu, cơn đau sẽ tồi tệ kèm theo nguy cơ bị mất răng.

Điều trị viêm tủy răng là làm sạch ống tủy và thay vào ống tủy mới sau đó răng sẽ được trám lại. Việc điều điều trị có thể kết hợp cả điều trị chân răng (chóp răng) nếu như bị viêm.

3/ Đau răng do áp xe răng (chân răng có mủ):

Nhiễm trùng phát sinh từ bên trong răng rồi lan đến chân răng cũng như những bộ phận xung quanh. Biến chứng của tình trạng này bao gồm: mất răng, viêm tủy, viêm xương, viêm hạch, làm tiêu xương hàm…

Tùy vào vị trí và nguyên nhân áp xe răng sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Nguyên tắc điều trị chung là loại bỏ ổ nhiễm trùng, điều trị nguyên nhân và bảo tồn răng, tránh các biến chứng. Trường hợp không thể điều trị bảo tồn phải tiến hành nhổ răng.

4/ Đau răng chấn thương răng, nứt răng:

Răng của bạn có thể bị suy yếu theo thời gian do áp lực từ cắn và nhai. Lực từ cắn xuống trên một vật cứng như đá hoặc một hạt nhân bỏng ngô đôi khi có thể gây ra vết nứt trên răng. Các triệu chứng của răng nứt có thể bao gồm đau khi cắn hoặc nhai. Nó cũng có thể là răng nhạy cảm với nhiệt độ nóng và lạnh hoặc thức ăn ngọt và chua.

Đối với tình trạng gãy răng hoặc các tình huống hội chứng nứt răng, đặt mão răng (chụp răng giả) là lựa chọn điều trị phổ biến nhất. Mão răng sẽ thay thế cấu trúc răng bị phá hủy, đồng thời giúp bảo vệ răng đang yếu khỏi thương tổn nhiều hơn.

5/ Đau răng do răng khôn, răng ngầm:

Răng khôn (răng số 8) thường mọc 4 cái khi bạn bước vào tuổi 18-20, răng khôn thường hay mọc lệch đâm vào nướu, vào các chân răng bên cạnh gây ra các biến chứng sưng đau. Do đó bác sĩ khuyên bạn nên nhổ bỏ 4 răng khôn này phiền toái này vì chúng không có tác dụng ăn.

Răng có thể bị mọc ngầm khi chúng không được di chuyển vào vị trí thích hợp của chúng trong miệng bởi các răng, lợi hoặc xương khác đã che mất vị trí của chúng. Răng mọc ngầm có thể gây ra áp lực, đau đớn và thậm chí là đau nhức hàm.

6/ Đau răng do các bệnh về nướu:

Còn được gọi là viêm nướu và viêm nha chu, bệnh nướu răng được đặc trưng như là một nhiễm trùng của nướu răng bao quanh răng.

Nhiễm trùng này cuối cùng dẫn đến mất xương và làm hỏng lợi khiến lợi bị tách khỏi răng, tạo thành các túi chứa đầy vi khuẩn hơn. Chân răng sau đó tiếp xúc với mảng bám và trở nên dễ bị lung lay và nhạy cảm với cảm lạnh và chạm vào.

Để phòng và điều trị bạn nên chú ý vệ sinh răng miệng kỹ, cạo vôi răng 6 tháng/1 lần. Nếu có biểu hiện viêm nha chu phải điều trị nạo túi nha chu. Vấn đề sưng viêm, chảy máu răng sẽ giảm đáng kể

Tham khảo: mẹo vặt cách trị đau răng tại nhà hiệu quả

Theo khuyến nghị từ các chuyên gia, bạn nên đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt khi rơi vào những trường hợp như sau:

Tình trạng đau răng kéo dài hơn 1 – 2 ngày.
Cường độ đau tăng dần và nghiêm trọng hơn.
Bạn bị sốt, đau tai hoặc cảm thấy đau khi mở miệng.

PEACE DENTISTRY - ĐỊA CHỈ NHA KHOA UY TÍN TẠI TPHCM:

Với hơn 15 năm hoạt động, chúng tôi luôn tâm niệm: “Sự hài lòng của khách hàng là nền tảng vững chắc nhất giúp Peace Dentistry phát triển và khách hàng sẽ là người đưa thương hiệu của Peace Dentistry đến với cộng đồng”.

Và bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại, vật liệu nha khoa tốt, quy trình chuẩn…là chưa đủ để tạo nên chất lượng dịch vụ tốt cũng như sự yêu mến của khách hàng. Yếu tố quan trọng nhất chính là Y ĐỨC và TẬN TÂM. Không chỉ điều trị tốt mà còn phải là chi phí hợp lý, hiệu quả lâu dài, chu đáo trong phục vụ, nghĩ cho lợi ích của khách hàng. Đó là cách phát triển bền vững và lâu dài nhất. Khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại nha khoa. Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline: 0978.563.565/0942.563.565
 
×
Quay lại
Top