Máy trạm khác gì so với máy tính thông thường?

minhduongpro

Thành viên
Tham gia
21/7/2017
Bài viết
4
Máy trạm Workstation mọi người hay bắt gặp nhưng không biết sản phẩm này như thế nào, nó khác gì so với một chiếc PC thông thường. Vậy thì hãy đọc bài viết dưới bạn sẽ biết ngay thôi.

Máy trạm là gì?

Máy trạm Workstation là một máy tính kết nối mạng, có cấu hình mạnh cùng khả năng xử lý cao. Là dòng máy tính trạm chuyên sử dụng cho các công việc chuyên nghiệp như thiết kế đồ họa, chạy các ứng dụng khoa học, kỹ thuật, các ứng dụng nặng.

Workstation có hiệu năng cao hơn PC, nhất là về CPU, card đồ họa, bộ nhớ và khả năng xử lý đa nhiệm của máy. Những người thường xuyên làm việc với bản vẽ 3D trong cơ khí, kỹ thuật, y học, kiến trúc, xây dựng, thiết kế nội thất, nhà ở chuyên nghiệp, tạo ra những bản vẽ hình ảnh động, mô phỏng bản vẽ, phim ảnh,… họ thường xuyên tiếp xúc với loại máy này. Trong môi trường doanh nghiệp, máy trạm sẽ kết nối với nhau qua mạng tạo nên 1 luồng, 1 hệ thống máy tính cá nhân, đồng bộ trong công ty tăng tính tập thể cũng như quản lý, tăng hiệu quả công việc.

>>> Xem thêm: linh kiện máy chủ



Ưu điểm của máy tính trạm Workstation

Hệ thống hoạt động ổn định trong thời gian dài: là dòng máy trạm nên các cấu trúc bên trong cũng như bên ngoài được thiết kế từ các chất liệu cao cấp đảm bảo độ bền trong thời gian sử dụng, đảm bảo khách hàng doanh nghiệp khả năng vận hành tốt nhất. Máy tính trạm thường được trang bị:

  • ECC RAM: khả năng tự động sửa lỗi bộ nhớ trước khi ảnh hưởng đến hệ thống và làm máy chậm dần đi.
  • Nhiều nhân xử lý, giúp khả năng đa nhiệm, xử lý tác vụ mạnh mẽ, mượt mà.
  • Hệ thống tản nhiệt nước tối ưu đảm bảo khả năng hoạt động liên tục trong thời gian dài.
Trước khi được đưa ra thị trường, máy trạm đã trải qua rất nhiều bài kiểm tra, kiểm thử về độ bền, khả năng chịu va đập từ tác động bên ngoài.

Hạn chế các lỗi từ hệ thống: Phần cứng và phần mềm được đồng bộ về mọi thứ nên việc phát sinh lỗi hệ thống là rất ít.

Tương thích với các phần mềm nặng: vì là dòng máy có tốc độ xử lý cao, tác vụ đồ họa mượt mà nên việc chạy các phần mềm nặng không khó khăn, hiệu năng tuyệt vời mà các dòng máy PC không thể theo kịp được.

Nhược điểm của máy tính trạm Workstation

  • Chi phí máy trạm cao, chi phí để thay thế, nâng cấp, bổ sung linh kiện đắt đỏ. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp thì đầu tư vào một chiếc máy có hiệu năng tốt chắc chắn sẽ không có vấn đề gì.
  • Trên thị trường nhiều loại máy kém chất lượng, không được thiết kế đúng chuẩn. Vì vậy mọi người nên cẩn thận và nên nhờ tư vấn, hỗ trợ trước khi mua từ các hãng.
>>> Xem thêm: ram dell 16gb



Máy trạm khác gì so với PC thông thường

Thiết kế


Ngoại hình chắc chắn, được trang bị những linh kiện tốt nhất, chịu lực, chất lượng hơn máy tính bàn thường, để đem đến cho khách hàng trải nghiệm đỉnh nhất, hiệu suất làm việc cao nhất.

Cấu hình

Bộ vi xử lý


CPU thường được sử dụng là dòng Intel Xeon, loại cpu được sản xuất cho máy trạm với độ bền rất cao, hiệu năng mạnh mẽ, đa nhiệm, tốc độ truyền tải siêu cao. Và hơn hết cpu Xeon cho phép 1 máy tính dùng chung nhiều cpu, PC thường sẽ không có điều này.

Card đồ họa

GPU của máy trạm Workstation rất khác so với máy tính để bàn thường. Máy tính trạm được trang bị đồ họa chuyên dụng nhất đến từ hãng sản xuất lớn NVIDIA và AMD chuyên biệt cho các ứng dụng đồ họa, tác vụ nặng. Máy tính thường sẽ không có GPU mạnh mẽ như Workstation

Bộ nhớ Ram

RAM ở máy tính trạm có khả năng nâng cấp cao, hỗ trợ Ram ECC, công nghệ đặc biệt chỉ có trên máy trạm (1 số máy PC thường cũng có), có khả năng điều khiển được dòng dữ liệu truy xuất trong nó giúp tự động phát hiện và sửa lỗi, giúp bạn giảm rủi ro lỗi hệ thống.

Ổ cứng

Ổ cứng của máy trạm có tốc độ quay cao nhất là 7200rpm cho khả năng truy xuất dữ kiệu nhanh nhất, còn máy tính thường tốc độ quay khoảng 5400rpm, rất ít máy đạt được đến 7200rpm.

Hiện nay có 3 loại ổ cứng được sử dụng trong Workstation:

SSD: loại ổ cứng có dung lượng thấp nhưng tốc độ xử lý, truy xuất dữ liệu nhanh, tốc độ đọc ghi khoảng 500-3000mb/s, tiết kiệm điện năng, chạy êm.

SAS: loại ổ cứng có tốc độ đọc ghi nhanh (200-1000mb/s), dung lượng lưu trữ cao (300GB-1TB). Có thể quản lý những file dư liệu lên đến hơn 32 nghìn biến và số lượng bản ghi phụ thuộc vào kích cỡ của ổ cứng.

SATA: loại ổ cứng cơ học, dung lượng cao nhưng tốc độ truy xuất thấp khoảng 20-100mb/s. Loại này thường được hỗ trợ thêm trên PC thường

Bo mạch chủ

Mainboard của Workstation có chút khác so với máy thường, có đặc điểm sau:

  • Sử dụng chipset cao cấp hơn
  • Hỗ trợ nhiều CPU cùng lúc
  • Hỗ trợ nhiều khe cắm RAM, dung lượng cũng lớn hơn, khả năng nâng cấp cũng cao hơn
  • Tích hợp chipset cấu hình RAID hỗ trợ các chuẩn giao tếp ổ cứng SATA, SAS, SSD
Máy trạm có chơi game được không?

Máy trạm có thể vượt trội, so sánh với bất kì máy tính gaming nào nhưng nó sẽ tùy thuộc vào GPU. Nếu được trang bị card đồ họa Quadro hay Radeon cao cấp thì máy trạm Workstation chuyên đồ họa có thể biến thành một cỗ máy chiến game hoàn hảo. Và đương nhiên bộ nhớ Ram cũng phải lớn để tốc độ được mượt mà hơn khi “combat” với bạn bè.

Công ty cổ phần thương mại Máy Chủ Hà Nội

- Trụ sở Hà Nội: Tầng 1,2,4 - Tòa nhà PmaxLand số 32 ngõ 133 Thái Hà - Q. Đống Đa

Hotline mua hàng Hà Nội: 0979 83 84 84 Điện thoai: 024 6296 6644

- CN Hồ Chí Minh: Lầu 1- Tòa nhà 666/46/29 Đường 3/2- Phường 14 - Quận 10

Hotline mua hàng Hồ Chí Minh: 0945 92 96 96 Điện thoai: 028 2244 9399

- Email: hotro@maychuhanoi.vn

- website: https://maychuhanoi.vn/

- facebook: https://www.facebook.com/maychuhanoi

>>> Xem thêm: ram hpe 16gb
 
×
Quay lại
Top