- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.444
Một công ty vừa sản xuất thành công máu nhân tạo từ tế bào dây rốn theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Những túi máu thật của Tổ chức Chữ thập đỏ Mỹ. Ảnh: wordpress.com.
Physorg đưa tin công ty Arteriocyte ở bang Ohio, Mỹ sản xuất máu nhân tạo cho Cơ quan quản lý các dự án nghiên cứu cao cấp của Bộ Quốc phòng Mỹ (DARPA). Cơ quan này đã tài trợ 1,95 triệu USD cho công ty Arteriocyte ở bang Ohio vào năm 2008 để nghiên cứu máu nhân tạo.
Mới đây Arteriocyte đã sản xuất thành công những mẻ máu đầu tiên. Họ vừa đưa các mẫu máu O lên Cục thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) để đánh giá và kiểm tra độ an toàn. Tế bào máu nhân tạo có đặc tính hoàn toàn giống so với tế bào máu thường. Phát minh mới có thể chấm dứt vĩnh viễn tình trạng thiếu máu tại các bệnh viện, trên chiến trường và những vùng hẻo lánh.
Đầu tiên các nhà khoa học lấy tế bào gốc ở dây rốn người - thứ thường bị bỏ đi sau những ca sinh. Họ biến tế bào gốc thành tế bào máu với lượng lớn nhờ kỹ thuật mô phỏng chức năng của tủy xương. Nhờ kỹ thuật đó mà từ một dây rốn người ta có thể tạo ra lượng máu đủ để truyền cho ba binh lính bị thương.
Don Brown, một chuyên gia của Arteriocyte, nói rằng chi phí sản xuất máu hiện nay vào khoảng 5.000 USD mỗi pint (0,57 lít). Nếu quy mô sản xuất tăng lên, công ty có thể hạ giá thành xuống tới mức 1.000 USD/pint hoặc thấp hơn nữa. Để tăng quy mô sản xuất, các chuyên gia sẽ cải tiến công nghệ để mỗi dây rốn có thể tạo ra lượng máu lớn hơn mức hiện nay. Một cách khác là tạo ra khoang nuôi dưỡng tế bào gốc - có chức năng tạo máu giống như tủy xương - có khả năng hoạt động hiệu quả hơn.
Theo Brown, tại các vùng chiến sự đôi khi binh lính bị thương phải chờ máu tới vài tuần. Trong khi đó, ngay sau khi ra khỏi cơ thể người máu phải được sử dụng trong vòng một hoặc hai tuần vì nếu để lâu hơn thời gian đó máu có thể gây viêm nhiễm hoặc hỏng các cơ quan nội tạng. Quân đội Mỹ luôn có các ngân hàng máu di động trên chiến trường, nhưng chúng không đáp ứng đủ nhu cầu bởi có rất nhiều binh lính bị thương.
Máu nhân tạo sẽ được thử nghiệm trên người vào năm 2013 và có thể đưa vào sử dụng trong quân đội trong 5 năm sau đó. Sau đó các bệnh viện có thể mua máu nhân tạo. Máu do Arteriocyte sản xuất thuộc nhóm O, nghĩa là có thể tiếp cho mọi bệnh nhân bất kể họ sở hữu nhóm máu nào.
Những túi máu thật của Tổ chức Chữ thập đỏ Mỹ. Ảnh: wordpress.com.
Physorg đưa tin công ty Arteriocyte ở bang Ohio, Mỹ sản xuất máu nhân tạo cho Cơ quan quản lý các dự án nghiên cứu cao cấp của Bộ Quốc phòng Mỹ (DARPA). Cơ quan này đã tài trợ 1,95 triệu USD cho công ty Arteriocyte ở bang Ohio vào năm 2008 để nghiên cứu máu nhân tạo.
Mới đây Arteriocyte đã sản xuất thành công những mẻ máu đầu tiên. Họ vừa đưa các mẫu máu O lên Cục thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) để đánh giá và kiểm tra độ an toàn. Tế bào máu nhân tạo có đặc tính hoàn toàn giống so với tế bào máu thường. Phát minh mới có thể chấm dứt vĩnh viễn tình trạng thiếu máu tại các bệnh viện, trên chiến trường và những vùng hẻo lánh.
Đầu tiên các nhà khoa học lấy tế bào gốc ở dây rốn người - thứ thường bị bỏ đi sau những ca sinh. Họ biến tế bào gốc thành tế bào máu với lượng lớn nhờ kỹ thuật mô phỏng chức năng của tủy xương. Nhờ kỹ thuật đó mà từ một dây rốn người ta có thể tạo ra lượng máu đủ để truyền cho ba binh lính bị thương.
Don Brown, một chuyên gia của Arteriocyte, nói rằng chi phí sản xuất máu hiện nay vào khoảng 5.000 USD mỗi pint (0,57 lít). Nếu quy mô sản xuất tăng lên, công ty có thể hạ giá thành xuống tới mức 1.000 USD/pint hoặc thấp hơn nữa. Để tăng quy mô sản xuất, các chuyên gia sẽ cải tiến công nghệ để mỗi dây rốn có thể tạo ra lượng máu lớn hơn mức hiện nay. Một cách khác là tạo ra khoang nuôi dưỡng tế bào gốc - có chức năng tạo máu giống như tủy xương - có khả năng hoạt động hiệu quả hơn.
Theo Brown, tại các vùng chiến sự đôi khi binh lính bị thương phải chờ máu tới vài tuần. Trong khi đó, ngay sau khi ra khỏi cơ thể người máu phải được sử dụng trong vòng một hoặc hai tuần vì nếu để lâu hơn thời gian đó máu có thể gây viêm nhiễm hoặc hỏng các cơ quan nội tạng. Quân đội Mỹ luôn có các ngân hàng máu di động trên chiến trường, nhưng chúng không đáp ứng đủ nhu cầu bởi có rất nhiều binh lính bị thương.
Máu nhân tạo sẽ được thử nghiệm trên người vào năm 2013 và có thể đưa vào sử dụng trong quân đội trong 5 năm sau đó. Sau đó các bệnh viện có thể mua máu nhân tạo. Máu do Arteriocyte sản xuất thuộc nhóm O, nghĩa là có thể tiếp cho mọi bệnh nhân bất kể họ sở hữu nhóm máu nào.
Minh Long
VnExpress
VnExpress