- Tham gia
- 26/6/2009
- Bài viết
- 2.855
Khoảng cách từ khu vực trung tâm đến vùng bề mặt đã giảm khoảng 91m (300 feet) trong vòng 1 tỷ năm qua.
"Mặt trăng đang dần bị thu hẹp lại", các nhà khoa học NASA đã thông báo như vậy sau khi phân tích những hình ảnh mới nhất do tàu Lunar Reconnaissance Orbiter (Tàu quỹ đạo trinh sát mặt trăng) gửi về.
Lý do của sự thu nhỏ này nằm ở nhiệt độ đang nguội dần ở mặt trăng. Trong thời gian đầu mới hình thành, nhiệt độ mặt trăng rất nóng. Những nghiên cứu các vật liệu, mẫu đất đá có trên bề mặt của mặt trăng cho thấy rằng mặt trăng được hình thành do một vụ va chạm lớn của một vật thể có kích cỡ như sao Hỏa với Trái đất, khoảng 4,5 tỷ năm về trước.
Sau đó bề mặt của mặt trăng cũng phải chịu một sự tác động lớn do sự va chạm với các tiểu hành tinh và thiên thạch, đồng thời còn có sự phân hủy của các nguyên tố phóng xạ đã giữ nóng cho mặt trăng trong một thời gian dài.
Và khi thời gian trôi đi thì mặt trăng vẫn có thể nguội dần cho đến ngày hôm nay. Trước đây, các nhà khoa học tin rằng sự nguội đi hay thu hẹp lại của mặt trăng sẽ là sự kết thúc của nó.
Hiện nay, những hình ảnh mới do NASA’s LRO cung cấp đã cho thấy rằng có những vết đứt gãy rất rõ ràng (mặc dù trước đây tàu Apollo cũng đã từng chụp nhiều bức ảnh về các đường đứt gãy này) và đây là lần đầu tiên chúng ta được chứng kiến nó rõ ràng đến thế.
Các vết nứt này rất có khả năng là nguyên nhân làm cho nhiệt độ bên trong mặt trăng nguội đi và cũng là “thủ phạm” chính gây ra sự thu hẹp này. Theo ước tính thì những vết nứt này đã được hình thành vào gần 1 tỷ năm về trước nhưng có thể tuổi của chúng “trẻ” hơn vào cỡ 100 triệu năm.
Thùy đá (Lobate scarps) là tên gọi của những vết nứt này bởi vì rất nhiều các vết nứt xuất hiện và được hình thành như một phần bên trong của mặt trăng, nó khiến một phần lớp vỏ của mặt trăng bị rạn nứt và lồi ra phía bên ngoài.
Một nhóm nghiên cứu được thành lập bởi các nhà khoa học tại NASA Goddard, đại học bang Arizona và Smithsonian tin rằng : những vết nứt trên mặt trăng là một trong những đặc điểm mới mẻ nhất bởi vì một phần của chúng đã cắt ngang qua các miệng hố thiên thạch nhỏ trên mặt trăng. Và khi có thể lập những sơ đồ đo đạc, các nhà khoa học đã có thể tái tạo lại lịch sử kiến tạo cũng như nhiệt độ của Mặt Trăng trong vòng một tỷ năm qua.
"Mặt trăng đang dần bị thu hẹp lại", các nhà khoa học NASA đã thông báo như vậy sau khi phân tích những hình ảnh mới nhất do tàu Lunar Reconnaissance Orbiter (Tàu quỹ đạo trinh sát mặt trăng) gửi về.
Hình minh họa mặt trăng bị "xì hơi".
Lý do của sự thu nhỏ này nằm ở nhiệt độ đang nguội dần ở mặt trăng. Trong thời gian đầu mới hình thành, nhiệt độ mặt trăng rất nóng. Những nghiên cứu các vật liệu, mẫu đất đá có trên bề mặt của mặt trăng cho thấy rằng mặt trăng được hình thành do một vụ va chạm lớn của một vật thể có kích cỡ như sao Hỏa với Trái đất, khoảng 4,5 tỷ năm về trước.
Sau đó bề mặt của mặt trăng cũng phải chịu một sự tác động lớn do sự va chạm với các tiểu hành tinh và thiên thạch, đồng thời còn có sự phân hủy của các nguyên tố phóng xạ đã giữ nóng cho mặt trăng trong một thời gian dài.
Và khi thời gian trôi đi thì mặt trăng vẫn có thể nguội dần cho đến ngày hôm nay. Trước đây, các nhà khoa học tin rằng sự nguội đi hay thu hẹp lại của mặt trăng sẽ là sự kết thúc của nó.
Hiện nay, những hình ảnh mới do NASA’s LRO cung cấp đã cho thấy rằng có những vết đứt gãy rất rõ ràng (mặc dù trước đây tàu Apollo cũng đã từng chụp nhiều bức ảnh về các đường đứt gãy này) và đây là lần đầu tiên chúng ta được chứng kiến nó rõ ràng đến thế.
Các vết nứt này rất có khả năng là nguyên nhân làm cho nhiệt độ bên trong mặt trăng nguội đi và cũng là “thủ phạm” chính gây ra sự thu hẹp này. Theo ước tính thì những vết nứt này đã được hình thành vào gần 1 tỷ năm về trước nhưng có thể tuổi của chúng “trẻ” hơn vào cỡ 100 triệu năm.
Thùy đá (Lobate scarps) là tên gọi của những vết nứt này bởi vì rất nhiều các vết nứt xuất hiện và được hình thành như một phần bên trong của mặt trăng, nó khiến một phần lớp vỏ của mặt trăng bị rạn nứt và lồi ra phía bên ngoài.
Một nhóm nghiên cứu được thành lập bởi các nhà khoa học tại NASA Goddard, đại học bang Arizona và Smithsonian tin rằng : những vết nứt trên mặt trăng là một trong những đặc điểm mới mẻ nhất bởi vì một phần của chúng đã cắt ngang qua các miệng hố thiên thạch nhỏ trên mặt trăng. Và khi có thể lập những sơ đồ đo đạc, các nhà khoa học đã có thể tái tạo lại lịch sử kiến tạo cũng như nhiệt độ của Mặt Trăng trong vòng một tỷ năm qua.
Hiệu chỉnh bởi quản lý: