- Tham gia
- 28/10/2011
- Bài viết
- 824
Tham khảo
Letting Your Mind Wander
Published on April 15, 2013 by Romeo Vitelli, Ph.D. in Media Spotlight
Suy nghĩ lan man có phải luôn luôn là điều xấu? Bất kể bạn cố gắng tập trung chú ý vào việc bạn đang làm như thế nào thì tâm trí bạn vẫn sẽ suy nghĩ lan man. Cho dù đang lái xe trên đường cao tốc, viết 1 bài luận, hoặc ngồi trong lớp học, chúng ta dường như không thể giữ cho tâm trí chúng ta ở đây và ngay bây giờ, ít nhất là không quá lâu. Theo 1 số nghiên cứu, hơn 50% số giờ tỉnh táo của chúng ta được dành cho 1 số hình thức của tâm trí lan man, cho dù chúng ta muốn hay không. Chắc chắn là tâm trí suy nghĩ lan man nhiều có thể có 1 ảnh hưởng xấu đến năng suất của chúng ta, và có lẽ thậm chí là sự an toàn cá nhân khi chúng ta không chú ý đến 1 nhiệm vụ có khả năng gây nguy hiểm.
1 bài miêu tả chung gần đây về nghiên cứu tâm trí-lan man được xuất bản trên "Canadian Journal of Experimental Psychology". Các tác giả Benjamin W. Mooneyham và Jonathan W. Schooler ở đại học California thảo luận về những cái giá liên quan đến tâm trí-lan man và nó ảnh hưởng đến hiệu quả của những nhiệm vụ nhận thức khác nhau như thế nào. Họ cũng thảo luận liệu tâm trí-lan man có thể có nhiều lợi ích mà chúng ta giả định là dù điều này có thể khó chấp nhận khi xem xét với những ảnh hưởng xấu được chứng minh bởi các nhà nghiên cứu.
Thật kì lạ, dù tâm trí-lan man dường như là kết quả từ cảm giác buồn chán hoặc không có lí do, nó ít có hiệu quả trong việc giải tỏa sự buồn chán và thậm chí có thể làm chúng ta không hạnh phúc nhiều hơn hoặc trầm cảm hơn bao giờ hết. 1 nghiên cứu năm 2010 bởi 2 nhà nghiên cứu trường Harvard đã chứng minh tâm trí-lan man có thể dẫn đến sự không hạnh phúc lớn hơn.
Đó là những khía cạnh tiêu cực gắn liền với tâm trí-lan man, nhưng còn những khía cạnh tích cực thì sao? Theo Mooneyham và Schooler, tâm trí-lan man tồn tại và chiếm quá nhiều số thời gian tỉnh táo của chúng ta rõ ràng cho thấy nó có thể có lợi ích trong những tình huống phù hợp. Bằng chứng về vai trò tích cực của tâm trí lan man được ủng hộ bởi nghiên cứu gần đây. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn xem xét có nhiều kiểu tâm trí lan man khác nhau có thể tích cực hoặc tiêu cực phụ thuộc vào việc nó được sử dụng khi nào và như thế nào.
Những vai trò chức năng khác nhau của tâm trí lan man được thảo luận trong bài viết của Mooneyham và Schooler là:
Suy nghĩ về tương lai - Rất nhiều suy nghĩ xuất hiện trong suốt quá trình tâm trí lan man có xu hướng tập trung vào những sự kiện trong tương lai. Về cơ bản, chúng ta sử dụng tâm trí lan man để tiên liệu và lên kế hoạch cho những mục tiêu tương lai và chuẩn bị tất cả những cách khác nhau mà những mục tiêu tương lai đó có thể bất ổn. Dù nó có thể can thiệp vào năng suất của chúng ta trong hiện tại, thì khả năng tiên liệu những vấn đề trong tương lai có thể là 1 sự cân bằng quan trọng. Vì tâm trí lan man thường xuất hiện trong suốt những công việc buồn tẻ không đòi hỏi nhiều hoạt động tinh thần, thì suy nghĩ về những sự kiện tương lai có 1 lợi ích tiến hoá quan trọng. Nghiên cứu cho thấy người có số điểm trí nhớ làm việc (working memory) cao hơn có nhiều khả năng suy nghĩ lan man về tương lai thay vì quá khứ.
Suy nghĩ sáng tạo - Lịch sử khoa học đầy những ví dụ về các nhà khoa học có những phát hiện nổi tiếng nhất của họ trong khi đang suy nghĩ lan man. Archimedes trong bồn tắm, Isaac Newton và cây táo. Những câu chuyện đó có thể là hư cấu nhưng chúng nêu bật cách mà những câu trả lời cho những vấn đề phức tạp dường như "xuất hiện" từ hư vô sau khi những nỗ lực trước đó để giải quyết chúng đã thất bại. Thuật ngữ tâm lý học hiện đại cho điều này là 'sự ấp trứng', hoặc tái kết hợp trong vô thức những quá trình suy nghĩ sau khi chúng bị kích thích bởi hoạt động tinh thần cho phép giải pháp bật ra sau 1 thời gian. Sự ấp ứng thường xảy ra sau khi chúng ta gạt sang 1 bên nhiệm vụ tinh thần vất vả và dành sự chú ý của chúng ta cho 1 nhiệm vụ ít đòi hỏi khắt khe hơn, chính xác đó là kiểu nhiệm vụ có thể kích hoạt tâm trí suy nghĩ lan man. Về cơ bản, điều đó cho thấy tâm trí suy nghĩ lan man và giải quyết vấn đề 1 cách sáng tạo có liên kết rõ rệt dù nó không nhất thiết làm con người trở nên sáng tạo hơn về tổng thể.
Luân chuyển chú ý - Tâm trí suy nghĩ lan man có thể là 1 cách tốt để làm nhiều việc cùng 1 lúc bằng cách lợi dụng thời gian rảnh trong những nhiệm vụ ít đòi hỏi khắt khe để tập trung vào những vấn đề khác mà chúng ta có thể phải đối mặt. Bằng cách luân chuyển qua những vấn đề khác nhau, chúng ta có thể giữ cho chúng mới mẻ trong tâm trí chúng ta, làm chúng dễ dàng hơn để xử lí.
Không bị quen thuốc- Dành quá nhiều thời gian vào 1 nhiệm vụ có thể làm chúng ta quá mệt mỏi để cống hiến sự chú ý trọn vẹn của chúng ta vào việc chúng ta đang làm và làm chúng ta ít có khả năng phản ứng 1 cách đúng đắn. Thuật ngữ tâm lý học cho điều này là sự quen thuốc và có thể làm cho phản ứng trước 1 nhiệm vụ đều đều đơn điệu khó khăn hơn. Những khoảng thời gian ngắn mà tâm trí suy nghĩ lan man có thể làm chúng ta quay trở lại nhiệm vụ cảm thấy mới mẻ hơn 1 chút do sự không bị quen thuốc để cho chúng ta "nạp lại năng lượng."
Giải tỏa nhàm chán - sự nhàm chán có thể là 1 cảm giác khủng khiếp, đặc biệt khi chúng ta từng làm 1 công việc hoặc tình huống không kích thích được chúng ta. Cho dù bản thân công việc là nhàm chán hoặc công việc trở nên nhàm chán do sự lặp đi lặp lại thường xuyên, 1 chút suy nghĩ lan man có thể giúp bạn chịu đựng được nhiều hơn 1 chút khi làm những công việc đó. Nghỉ giải lao là quan trọng đối với bất kì công việc nào, nhưng nghỉ giải lao bất kì khi nào bạn trở nên buồn chán thì không phải là 1 sự lựa chọn. Những khoảng thời gian tâm trí lan man trong ngắn hạn có thể là 1 cơ chế sinh tồn quan trọng để vượt qua ngày làm việc và tiến lên 1 điều gì đó có tính thách thức hơn. Những công việc nhàm chán dường như kéo dài lâu hơn so với thực tế. Suy nghĩ lan man giúp bạn làm thời gian trôi nhanh hơn, do đó những công việc nhàm chán trôi đi nhanh hơn.
Vậy, tại sao chúng ta dành quá nhiều thời gian để suy nghĩ lan man? Dù để cho tâm trí chúng ta nghĩ lan man quá thường xuyên chắc chắn là tiêu cực, thì cũng có những lợi ích tích cực. Hầu như mọi người đều suy nghĩ lan man thường xuyên cho thấy suy nghĩ lan man quan trọng nhiều hơn những gì mà các nhà nghiên cứu hiện nay nhận ra. Hầu hết các nhà nghiên cứu tập trung vào những bất lợi của tâm trí nghĩ lan man trong những nhiệm vụ nhận thức khác nhau, nhưng Benjamin W. Mooneyham và Jonathan W. Schooler đã nêu bật 1 số lợi ích tích cực của nó.
Điều quan trọng nhất là sự cân bằng thích hợp để lợi dụng những lợi ích của tâm trí nghĩ lan man và cẩn thận không để mất tập trung trong khi đang làm những công việc quan trọng. Tìm thấy sự cân bằng có thể là khó khăn nhưng học cách giữ cho tâm trí bạn tập trung bằng cách sử dụng những kĩ thuật như thiền. Tâm trí lan man có những lợi ích của nó, nhưng bất kì điều gì quá nhiều đều không tốt.
Nguồn: PsychologyToday
Letting Your Mind Wander
Published on April 15, 2013 by Romeo Vitelli, Ph.D. in Media Spotlight
Suy nghĩ lan man có phải luôn luôn là điều xấu? Bất kể bạn cố gắng tập trung chú ý vào việc bạn đang làm như thế nào thì tâm trí bạn vẫn sẽ suy nghĩ lan man. Cho dù đang lái xe trên đường cao tốc, viết 1 bài luận, hoặc ngồi trong lớp học, chúng ta dường như không thể giữ cho tâm trí chúng ta ở đây và ngay bây giờ, ít nhất là không quá lâu. Theo 1 số nghiên cứu, hơn 50% số giờ tỉnh táo của chúng ta được dành cho 1 số hình thức của tâm trí lan man, cho dù chúng ta muốn hay không. Chắc chắn là tâm trí suy nghĩ lan man nhiều có thể có 1 ảnh hưởng xấu đến năng suất của chúng ta, và có lẽ thậm chí là sự an toàn cá nhân khi chúng ta không chú ý đến 1 nhiệm vụ có khả năng gây nguy hiểm.
1 bài miêu tả chung gần đây về nghiên cứu tâm trí-lan man được xuất bản trên "Canadian Journal of Experimental Psychology". Các tác giả Benjamin W. Mooneyham và Jonathan W. Schooler ở đại học California thảo luận về những cái giá liên quan đến tâm trí-lan man và nó ảnh hưởng đến hiệu quả của những nhiệm vụ nhận thức khác nhau như thế nào. Họ cũng thảo luận liệu tâm trí-lan man có thể có nhiều lợi ích mà chúng ta giả định là dù điều này có thể khó chấp nhận khi xem xét với những ảnh hưởng xấu được chứng minh bởi các nhà nghiên cứu.
Thật kì lạ, dù tâm trí-lan man dường như là kết quả từ cảm giác buồn chán hoặc không có lí do, nó ít có hiệu quả trong việc giải tỏa sự buồn chán và thậm chí có thể làm chúng ta không hạnh phúc nhiều hơn hoặc trầm cảm hơn bao giờ hết. 1 nghiên cứu năm 2010 bởi 2 nhà nghiên cứu trường Harvard đã chứng minh tâm trí-lan man có thể dẫn đến sự không hạnh phúc lớn hơn.
Đó là những khía cạnh tiêu cực gắn liền với tâm trí-lan man, nhưng còn những khía cạnh tích cực thì sao? Theo Mooneyham và Schooler, tâm trí-lan man tồn tại và chiếm quá nhiều số thời gian tỉnh táo của chúng ta rõ ràng cho thấy nó có thể có lợi ích trong những tình huống phù hợp. Bằng chứng về vai trò tích cực của tâm trí lan man được ủng hộ bởi nghiên cứu gần đây. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn xem xét có nhiều kiểu tâm trí lan man khác nhau có thể tích cực hoặc tiêu cực phụ thuộc vào việc nó được sử dụng khi nào và như thế nào.
Những vai trò chức năng khác nhau của tâm trí lan man được thảo luận trong bài viết của Mooneyham và Schooler là:
Suy nghĩ về tương lai - Rất nhiều suy nghĩ xuất hiện trong suốt quá trình tâm trí lan man có xu hướng tập trung vào những sự kiện trong tương lai. Về cơ bản, chúng ta sử dụng tâm trí lan man để tiên liệu và lên kế hoạch cho những mục tiêu tương lai và chuẩn bị tất cả những cách khác nhau mà những mục tiêu tương lai đó có thể bất ổn. Dù nó có thể can thiệp vào năng suất của chúng ta trong hiện tại, thì khả năng tiên liệu những vấn đề trong tương lai có thể là 1 sự cân bằng quan trọng. Vì tâm trí lan man thường xuất hiện trong suốt những công việc buồn tẻ không đòi hỏi nhiều hoạt động tinh thần, thì suy nghĩ về những sự kiện tương lai có 1 lợi ích tiến hoá quan trọng. Nghiên cứu cho thấy người có số điểm trí nhớ làm việc (working memory) cao hơn có nhiều khả năng suy nghĩ lan man về tương lai thay vì quá khứ.
Suy nghĩ sáng tạo - Lịch sử khoa học đầy những ví dụ về các nhà khoa học có những phát hiện nổi tiếng nhất của họ trong khi đang suy nghĩ lan man. Archimedes trong bồn tắm, Isaac Newton và cây táo. Những câu chuyện đó có thể là hư cấu nhưng chúng nêu bật cách mà những câu trả lời cho những vấn đề phức tạp dường như "xuất hiện" từ hư vô sau khi những nỗ lực trước đó để giải quyết chúng đã thất bại. Thuật ngữ tâm lý học hiện đại cho điều này là 'sự ấp trứng', hoặc tái kết hợp trong vô thức những quá trình suy nghĩ sau khi chúng bị kích thích bởi hoạt động tinh thần cho phép giải pháp bật ra sau 1 thời gian. Sự ấp ứng thường xảy ra sau khi chúng ta gạt sang 1 bên nhiệm vụ tinh thần vất vả và dành sự chú ý của chúng ta cho 1 nhiệm vụ ít đòi hỏi khắt khe hơn, chính xác đó là kiểu nhiệm vụ có thể kích hoạt tâm trí suy nghĩ lan man. Về cơ bản, điều đó cho thấy tâm trí suy nghĩ lan man và giải quyết vấn đề 1 cách sáng tạo có liên kết rõ rệt dù nó không nhất thiết làm con người trở nên sáng tạo hơn về tổng thể.
Luân chuyển chú ý - Tâm trí suy nghĩ lan man có thể là 1 cách tốt để làm nhiều việc cùng 1 lúc bằng cách lợi dụng thời gian rảnh trong những nhiệm vụ ít đòi hỏi khắt khe để tập trung vào những vấn đề khác mà chúng ta có thể phải đối mặt. Bằng cách luân chuyển qua những vấn đề khác nhau, chúng ta có thể giữ cho chúng mới mẻ trong tâm trí chúng ta, làm chúng dễ dàng hơn để xử lí.
Không bị quen thuốc- Dành quá nhiều thời gian vào 1 nhiệm vụ có thể làm chúng ta quá mệt mỏi để cống hiến sự chú ý trọn vẹn của chúng ta vào việc chúng ta đang làm và làm chúng ta ít có khả năng phản ứng 1 cách đúng đắn. Thuật ngữ tâm lý học cho điều này là sự quen thuốc và có thể làm cho phản ứng trước 1 nhiệm vụ đều đều đơn điệu khó khăn hơn. Những khoảng thời gian ngắn mà tâm trí suy nghĩ lan man có thể làm chúng ta quay trở lại nhiệm vụ cảm thấy mới mẻ hơn 1 chút do sự không bị quen thuốc để cho chúng ta "nạp lại năng lượng."
Giải tỏa nhàm chán - sự nhàm chán có thể là 1 cảm giác khủng khiếp, đặc biệt khi chúng ta từng làm 1 công việc hoặc tình huống không kích thích được chúng ta. Cho dù bản thân công việc là nhàm chán hoặc công việc trở nên nhàm chán do sự lặp đi lặp lại thường xuyên, 1 chút suy nghĩ lan man có thể giúp bạn chịu đựng được nhiều hơn 1 chút khi làm những công việc đó. Nghỉ giải lao là quan trọng đối với bất kì công việc nào, nhưng nghỉ giải lao bất kì khi nào bạn trở nên buồn chán thì không phải là 1 sự lựa chọn. Những khoảng thời gian tâm trí lan man trong ngắn hạn có thể là 1 cơ chế sinh tồn quan trọng để vượt qua ngày làm việc và tiến lên 1 điều gì đó có tính thách thức hơn. Những công việc nhàm chán dường như kéo dài lâu hơn so với thực tế. Suy nghĩ lan man giúp bạn làm thời gian trôi nhanh hơn, do đó những công việc nhàm chán trôi đi nhanh hơn.
Vậy, tại sao chúng ta dành quá nhiều thời gian để suy nghĩ lan man? Dù để cho tâm trí chúng ta nghĩ lan man quá thường xuyên chắc chắn là tiêu cực, thì cũng có những lợi ích tích cực. Hầu như mọi người đều suy nghĩ lan man thường xuyên cho thấy suy nghĩ lan man quan trọng nhiều hơn những gì mà các nhà nghiên cứu hiện nay nhận ra. Hầu hết các nhà nghiên cứu tập trung vào những bất lợi của tâm trí nghĩ lan man trong những nhiệm vụ nhận thức khác nhau, nhưng Benjamin W. Mooneyham và Jonathan W. Schooler đã nêu bật 1 số lợi ích tích cực của nó.
Điều quan trọng nhất là sự cân bằng thích hợp để lợi dụng những lợi ích của tâm trí nghĩ lan man và cẩn thận không để mất tập trung trong khi đang làm những công việc quan trọng. Tìm thấy sự cân bằng có thể là khó khăn nhưng học cách giữ cho tâm trí bạn tập trung bằng cách sử dụng những kĩ thuật như thiền. Tâm trí lan man có những lợi ích của nó, nhưng bất kì điều gì quá nhiều đều không tốt.
Nguồn: PsychologyToday