Làm thế nào để suy nghĩ như Sherlock Holmes

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Tham khảo sách "Mastermind: How to think like Sherlock Holmes" - Maria Konnikova.

Link tải sách:

https://www.mediafire.com/?ui7p689agkdut9u
--


Bằng cách đi theo lối suy nghĩ của Holmes ở những trang dưới đây, chúng ta sẽ học cách làm thế nào để áp dụng phương pháp luận của anh í vào cuộc sống hằng ngày của chúng ta, trở nên chú ý hơn và xử lý trước mỗi sự lựa chọn, mỗi vấn đề, mỗi tình huống với sự cẩn thận, quan tâm mà nó xứng đáng. Lúc đầu nó sẽ có vẻ không được tự nhiên. Nhưng với thời gian và sự tập luyện, nó sẽ trở thành bản năng thứ 2 của chúng ta như đối với Holmes.

Những cạm bẫy của bộ não chưa được huấn luyện

1 trong những điều tạo nên đặc trưng của lối suy nghĩ của Holmes - và lý tưởng về mặt khoa học - là sự hoài nghi và tò mò trước thế giới. Mọi việc đều được xem xét cẩn thận rồi sau đó mới được chấp nhận. Điều không may là, tâm trí chúng ta ở trạng thái tự nhiên (default state) của nó, chống lại lối tiếp cận như vậy. Để suy nghĩ giống Sherlock Holmes, chúng ta đầu tiên cần vượt qua sự kháng cự tự nhiên ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn thế giới.

Hầu hết các nhà tâm lý bây giờ đều đồng ý rằng tâm trí chúng ta hoạt động theo 2 hệ thống cơ bản. 1 hệ thống thì nhanh, theo trực giác, phản xạ-1 kiểu chiến đấu-hoặc-bỏ chạy. Nó không đòi hỏi nhiều suy nghĩ ý thức hoặc nỗ lực. Hệ thống kia thì chậm hơn, suy nghĩ cân nhắc, thận trọng hơn, logic hơn, nhưng nó cũng tốn nhiều năng lượng thần kinh/nhận thức hơn.

Vì phí tổn tinh thần của hệ thống này nên chúng ta dành hầu hết thời gian suy nghĩ của chúng ta trong hệ thống phản xạ. Tôi gọi hệ thống này là hệ thống Watson. Hệ thống kia là hệ thống Holmes.

Hãy nghĩ hệ thống Watson như là cái tôi ngây thơ của chúng ta, hoạt động bởi những thói quen suy nghĩ lười biếng. Nghĩ về hệ thống Holmes như cái tôi khao khát của chúng ta, cái tôi mà chúng ta sẽ học cách làm thế nào để áp dụng phương pháp suy nghĩ của Holmes vào cuộc sống hằng ngày của chúng ta và loại bỏ những thói quen suy nghĩ của hệ thống Watson.

Khi chúng ta suy nghĩ về 1 vấn đề, tâm trí chúng ta được tiền định trước để chấp nhận bất cứ điều gì. Đầu tiên, chúng ta tin, và sau đó chúng ta nghi ngờ, kiểm tra. Nói cách khác, nó giống như bộ não chúng ta đầu tiên nhìn thế giới như 1 bài kiểm tra đúng/ sai khi câu trả lời còn thiếu luôn luôn là đúng. Và khi bạn không tốn bất kỳ nỗ lực nào để duy trì cách thức đúng, thì chuyển sang câu trả lời "sai" đòi hỏi thời gian, năng lượng và sự thận trọng.

Nhà tâm lý Daniel Gilbert mô tả nó theo cách này: Bộ não chúng ta phải tin vào 1 điều gì đó để xử lý nó, dù chỉ trong 1 giây. Hãy tưởng tượng tôi yêu cầu bạn nghĩ về những con voi hồng. Bạn rõ ràng biết rằng voi hồng không thực sự tồn tại. Nhưng khi bạn đọc câu trên, bạn phải dành 1 lúc để tưởng tượng 1 con voi hồng trong đầu bạn. Để nhận ra voi hồng không tồn tại, bạn phải tin trong 1 giây rằng nó đã tồn tại.

Nếu chúng ta bận rộn, stress, bị sao lãng hoặc tinh thần suy yếu, chúng ta có thể tin 1 điều gì đó là đúng mà không dành thời gian để xác minh nó - khi đối mặt với rất nhiều đề nghị, năng lực tinh thần của chúng ta là có hạn để có thể xử lý tất cả mọi thứ cùng 1 lúc. Và quá trình kiểm tra là 1 trong những điều đầu tiên phải ra đi. Khi điều đó xảy ra, chúng ta còn lại với những niềm tin không đúng, những điều mà sau này chúng ta sẽ nhớ lại như là điều đúng khi trong thực tế, chúng là sai.

Trong thực tế, chúng ta không chỉ tin mọi điều mà chúng ta nghe, ít nhất là lúc đầu, mà ngay cả khi chúng ta được nói rõ ràng rằng 1 câu là sai trước khi chúng ta nghe nó, chúng ta có khả năng xem nó là đúng.

Chúng ta giả định rằng những điều 1 người nói là những điều người đó thực sự tin. Và chúng ta lưu giữ giả định đó ngay cả nếu chúng ta được nói rằng nó không như vậy.

Mẹo của Holmes là xem mọi ý nghĩ, mọi kinh nghiệm và mọi nhận thức theo cách anh xem 1 con voi hồng. Nói cách khác, hãy bắt đầu với 1 chút hoài nghi lành mạnh thay vì cả tin vốn là trạng thái tự nhiên của tâm trí bạn. Nghĩ về mọi thứ như là vô lý như 1 con voi hồng không có khả năng tồn tại trong tự nhiên.

Bạn sẽ hỏi bản thân câu hỏi đơn giản, Holmes sẽ nghĩ và làm gì trong tình huống này. Đó là những ý nghĩ bạn chưa bao giờ nhận ra trước đây là đã tồn tại bị dừng lại và xem xét, kiểm tra trước khi cho phép chúng xâm nhập vào tâm trí bạn.

Với sự luyện tập, tâm trí bạn sẽ thấy sự quan sát liên tục và không bao giờ dừng xem xét sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nó sẽ trở thành bản năng thứ 2.

Để chuyển từ hệ thống Watson sang Holmes đòi hỏi sự chú ý (mindfulness) và động cơ (motivation) (và luyện tập rất nhiều). Chú ý nghĩa là chú tâm và chủ động quan sát thế giới. Động cơ có nghĩa là chủ động dấn thân và khao khát.

Khi chúng ta làm những việc tầm thường như để chìa khoá không đúng chỗ hoặc làm mất kính, chúng ta đổ lỗi cho hệ thống Watson: chúng ta làm tự động và không chú ý những hành động của chúng ta khi chúng ta làm. Đó là lý do tại sao chúng ta thường quên những gì chúng ta đã làm nếu chúng ta bị làm gián đoạn, giải thích tại sao chúng ta đứng giữa bếp và tự hỏi tại sao chúng ta bước vào đây. Hệ thống Holmes phá vỡ tính tự động và nhớ lại ở đâu và lý do tại sao chúng ta đã làm những gì chúng ta đã làm. Chúng ta không bị thúc đẩy hoặc chú ý liên tục. Đôi lúc chúng ta làm việc gì đó mà không lưu tâm để giữ gìn những nguồn lực của chúng ta cho việc khác quan trọng hơn là chỗ để chìa khoá.

Nhưng để phá vỡ kiểu tự động, chúng ta phải được thúc đẩy suy nghĩ theo cách có chú tâm. Để suy nghĩ giống Holmes, chúng ta phải muốn suy nghĩ giống anh í.

Động cơ dự đoán về kết quả học tập cao hơn, kết quả làm việc tốt hơn. Ví dụ, nếu chúng ta bị thúc đẩy học 1 ngôn ngữ, chúng ta có nhiều khả năng thành công. Khi chúng ta học bất kỳ điều gì mới, chúng ta học tốt hơn nếu chúng ta là những người học có động cơ cao. Ngay cả trí nhớ cũng biết chúng ta có động cơ hay không: chúng ta ghi nhớ tốt hơn nếu chúng ta có động cơ vào thời điểm ta muốn nhớ. Nó được gọi là mã hoá có động cơ.

Và cuối cùng là luyện tập, luyện tập, luyện tập. Những chuyên gia trong tất cả lĩnh vực, từ chơi cờ cho đến trinh thám có trí nhớ ưu việt trong lĩnh vực của họ. Kiến thức về tội phạm của Holmes cực kỳ rộng lớn. Nhà tâm lý Anders Ericsson lập luận: những chuyên gia nhìn thế giới 1 cách khác biệt trong lĩnh vực chuyên gia của họ. Họ có thể thấy rõ ngay lập tức những khuôn mẫu mà 1 đôi mắt không được huấn luyện không thấy; họ thấy những chi tiết như 1 phần của cái toàn thể và biết ngay điều gì là quan trọng và điều gì là phụ, không cốt yếu.

Bạn có thể chắc chắn là trong thế giới tiểu thuyết, Holmes được sinh ra với hệ thống Watson. Nhưng anh không để bản thân sống theo cách đó. Anh tập cho hệ thống Watson hoạt động theo những quy tắc của hệ thống Holmes. Anh đã tập cho hệ thống Watson từ lố nhanh chóng đánh giá theo lối tiếp cận biết suy nghĩ. Và nó chỉ tốn vài giây đối với Holmes để đưa ra những quan sát ban đầu về tính cách của Watson. Đó là lý do tại sao Holmes gọi nó là trực giác. Trực giác chính xác, trực giác mà Holmes sở hữu bắt buộc phải dựa trên luyện tập hàng trăm, hàng ngàn giờ. Holmes không được sinh ra để trở thành thám tử. Anh í đã luyện tập tâm trí tiếp cận với thế giới, theo thời gian đã hoàn hảo nghệ thuật của anh đến mức độ mà chúng ta thấy.

"Lúc ấy cả 1 loạt những suy nghĩ, xét đoán đã lướt nhanh qua óc tôi khiến tôi đi thẳng đến kết luận ấy. Tuy vậy, có tồn tại những chặng đường. Cách lập luận phối hợp của tôi như sau: vị này thuộc giới bác sĩ, nhưng lại có dáng dấp 1 quân nhân, vậy thì chắc chắn là 1 bác sĩ quân y. Anh ta vừa mới ở vùng nhiệt đới về vì nước da rất sẫm nhưng không phải là da tự nhiên bởi da ở 2 cổ tay rất trắng. Anh ta đã phải trải qua nhiều ngày kham khổ, đau ốm, điều đó có thể thấy rõ trên nét mặt. Anh ta đã bị thương ở cánh tay vì cánh tay này cử động hơi gượng gạo. 1 bác sĩ quân y người Anh, sống ở vùng nhiệt đới nào mà lại bị thương ở cánh tay và phải sống kham khổ thiếu thốn? Tất nhiên là ở Afghanistan. Tất cả chuỗi suy nghĩ này diễn ra trong không đầu 1 giây đồng hồ."

* Tâm trí chúng ta không yêu điều gì hơn là nhanh chóng nhảy ngay đến những kết luận.

Watson nhanh chóng rơi vào cái bẫy của hiệu ứng hào quang (nếu 1 yếu tố- ở đây là ngoại hình - là tích cực, bạn có khả năng xem những yếu tố khác cũng là tích cực, và mọi thứ nếu không phù hợp sẽ dễ dàng, và trong tiềm thức được hợp lý hoá). Watson dễ rơi vào thành kiến phù hợp cổ điển: mọi thứ tiêu cực về Mary sẽ được xem là do những yếu tố ngoại cảnh - stress, xui xẻo, bất cứ điều gì.

Hãy tưởng tượng bạn cần 1 người vào nhóm. Để tôi kể cho bạn 1 chút về Amy. Đầu tiên cô í thông minh và chăm chỉ.

Dừng lại ở đây. Có thể bạn đã nghĩ, OK, cô í sẽ là 1 người tuyệt vời để làm việc cùng, thông minh và chăm chỉ là 2 điều tôi thích ở 1 đối tác. Nhưng điều gì xảy ra nếu tôi tiếp tục với "đố kỵ và ngoan cố." Không còn tốt nữa, đúng không? Nhưng thành kiến ban đầu của bạn sẽ đặc biệt mạnh. Bạn có thể giảm bớt những đặc điểm sau và xem 2 đặc điểm đầu quan trọng hơn - tất cả là do trực giác ban đầu của bạn. Đảo ngược cả 2, điều ngược lại xảy ra, bao nhiêu thông minh và chăm chỉ cũng không thể cứu 1 người mà ban đầu bạn xem là đố kỵ và ngoan cố. Đó là ấn tượng ban đầu sẽ kéo dài, Watson bị sự quyến rũ của Mary (tóc, mắt, váy) tiếp tục làm sai lệch sự đánh giá của anh về cô và nhận thức của anh về những gì cô í làm và không có khả năng làm. Chúng ta thích sự nhất quán và chúng ta không thích sai. Và do đó, như ấn tượng ban đầu của chúng ta có xu hướng có ảnh hưởng lớn, bất kể những bằng chứng có thể theo sau. Sau khi Mary về, Watson nói "Thật là 1 phụ nữ quyến rũ." Holmes chỉ đáp lại đơn giản "Vậy sao, tôi không để ý." và sau đó tuân theo sự nhắc nhở của anh phải cẩn thận không để những phẩm chất cá nhân ảnh hưởng đến sự đánh giá của bạn. Liệu theo nghĩa đen, có phải Holmes không chú ý? Holmes đã quan sát tất cả những chi tiết ngoại hình như Watson, nhưng Holmes không đưa ra đánh giá như Watson: cô í là 1 phụ nữ rất quyến rũ. Trong câu đó, Watson đã đi từ quan sát khách quan đến ý kiến chủ quan. Đó chính xác là những gì Holmes cảnh báo. Anh biết nếu anh để cho những đặc điểm ngoại hình phụ, thứ yếu ảnh hưởng, anh sẽ gặp nguy cơ đánh mất tính khách quan trong sự quan sát của anh. Anh biết nếu anh nhanh chóng đi đến 1 sự đánh giá, anh sẽ bỏ qua nhiều bằng chứng chống lại nó và chú ý nhiều hơn đến những yếu tố ủng hộ nó. Holmes không phải 1 người máy như Watson gọi anh khi Holmes không chia sẻ với Watson sự say mê với Mary. Holmes sẽ có 1 ngày gọi 1 phụ nữ là đáng chú ý - Irene Adler. Nhưng chỉ sau khi cô thắng anh trong 1 trận chiến trí tuệ, cho thấy cô là 1 đối thủ ghê gớm, nam hoặc nữ, hơn những người anh đã gặp.

* Sức mạnh của những điều không cốt yếu/ ngẫu nhiên.

Trong trường hợp của Mary Morstan hoặc Joe và Jane Stranger, những yếu tố ngoại hình đã kích hoạt những thành kiến của chúng ta. Nhưng đôi lúc, những thành kiến của chúng ta bị kích hoạt bởi những yếu tố hoàn toàn không liên quan gì đến những gì chúng ta đang làm. Chúng có thể hoàn toàn nằm bên ngoài nhận thức của chúng ta, và chúng có thể dễ dàng ảnh hưởng sâu sắc đến sự đánh giá của chúng ta.

Trong truyện "Adventure of the Coer Beeches", Watson và Holmes đi tàu ra nước ngoài. Khi họ đến Aldershot, Watson ngắm qua cửa sổ những ngôi nhà. "Chúng không đẹp và mát mẻ sao" Watson nói. Nhưng Holmes "Tôi phải nhìn mọi thứ có liên quan đến lĩnh vực đặc biệt của tôi. Anh nhìn những ngôi nhà và bị ấn tượng bởi vẻ đẹp của chúng. Tôi nhìn chúng và ý nghĩ duy nhất đến với tôi là 1 cảm giác về sự cô lập của chúng và nơi tội phạm lần trốn ở đó."

Holmes và Watson quả thực cùng nhìn những ngôi nhà, nhưng những gì họ nhìn là khác nhau. Ngôi nhà an toàn như thế nào là vấn đề quan trọng rất nhiều. Bạn có muốn 1 mình gõ cửa 1 ngôi nhà nếu có khả năng những người sống sau cánh cửa đó là tội phạm.

* Sức mạnh của sự chú ý, quan sát (observation)

Lần đầu gặp nhau, Watson tự hỏi làm sao Holmes biết "Anh đã từng ở Afghanistan", Watson đơn giản nghĩ rằng không thể nào 1 người có thể nói 1 điều chỉ từ việc...nhìn.

Sự quan sát của Holmes là quá trình thụ động, để cho những đối tượng nào vào tầm thị giác của bạn. Bạn biết quan sát cái gì và quan sát như thế nào và theo đó hướng sự chú ý của bạn: bạn tập trung vào những chi tiết nào? Bạn bỏ qua những chi tiết nào. Mọi thứ chúng ta chọn để chú ý có tiềm năng trở thành 1 sự cung cấp, trang bị trong tương lai. Do đó, chúng ta phải lựa chọn 1 cách thông minh. Lựa chọn thông minh nghĩa là có sự chọn lọc. Nó không chỉ là nhìn mà còn nhìn đúng, nhìn có suy nghĩ. Nó có nghĩa là nhìn với sự hiểu biết rằng những gì bạn đang chú ý và bạn chú ý nó như thế nào, sẽ hình thành nền tảng, cơ sở cho bất kỳ suy luận nào trong tương lai bạn có thể đưa ra. Nó có nghĩa là nhìn toàn bộ bức tranh, chú ý đến những chi tiết quan trọng và hiểu làm thế nào để đặt những chi tiết đó trong 1 bố cảnh rộng hơn.

Nhiệt đới, ốm, bị thương : kết hợp chúng với nhau, như những phần của 1 bức tranh lớn hơn. Afghanistan. Mỗi sự quan sát được đặt trong bối cảnh không chỉ là 1 phần đứng 1 mình mà nó là 1 điều gì đó góp phần vào 1 cái toàn thể. Holmes không chỉ quan sát. Anh hỏi những câu hỏi phù hợp về những quan sát đó, những câu hỏi sẽ cho phép anh đặt tất cả với nhau, suy ra được đại dương từ những giọt nước.

Làm thế nào chúng ta học cách tự mình đưa ra kết luận như vậy? Tất cả đến từ 1 từ duy nhất: chú ý.

Khi Holmes và Watson lần đầu gặp nhau, Holmes ngay lập tức đã suy luận chính xác lịch sử của Watson. Nhưng còn những ấn tượng của Watson về Holmes thì sao. Khi Watson đến phòng thí nghiệm, ở đó có Holmes. Ấn tượng đầu tiên của Watson là ngạc nhiên trước sức mạnh của Holmes. Ngạc nhiên thứ 2 là sở thích của Holmes với thí nghiệm hoá học. 2 Ấn tượng đó là những ấn tuợng hơn là những sự quan sát. Tại sao Holmes không nên mạnh mẽ? Tại sao Holmes không nên hứng thú với hoá học?

Tại sao thiếu ý thức, những đánh giá rất chủ quan và nông cạn? Watson đã trả lời cho chúng ta khi anh liệt kê những khuyết điểm của mình với Holmes sau tất cả "tôi cực kỳ lười." Watson không đơn độc. Khuyết điểm đó hành hạ tất cả chúng ta, ít nhất là khi nói về sự chú ý. Tại sao quá khó để chú ý. Đó không nhất thiết là lỗi của chúng ta. Nhà thần kinh học Marcus Raichle sau vài thập kỷ nghiên cứu bộ não, cho rằng tâm trí chúng ta thích đi lang thang. Đó là trạng thái nghỉ ngơi. Mỗi thông tin mới đi vào, mỗi 1 yêu cầu mới chúng ta đặt ra đối với sự chú ý của mình giống như 1 con thú săn mồi. Bộ não nói "có lẽ tôi nên chú ý đến điều đó." Kết quả? Chúng ta chú ý đến mọi thứ và không có thứ gì là quan trọng, tất nhiên.

Hãy để ý cách Watson chú ý Holmes lần đầu tiên gặp Holmes. Không phải Watson không nhìn thấy bất kỳ thứ gì. Mà Watson chú ý đến "vô số thứ". Những cái bàn rộng thấp, những cái đèn...Tất cả những chi tiết đó, nhưng không có chi tiết nào tạo ra 1 sự khác biệt cho nhiệm vụ trước mắt - lựa chọn bạn cùng phòng tương lai.

Sự chú ý là 1 nguồn lực có hạn. Chú ý đến 1 điều này bắt buộc phải bỏ qua điều khác. Chúng ta không thể phân bổ sự chú ý của mình đối với nhiều việc cùng 1 lúc và kỳ vọng nó vận hành cùng mức độ so với khi chúng ta chỉ tập trung vào 1 nhiệm vụ. Chúng ta không thể nhận thức được điều gì nếu chúng ta không chú ý đến nó.

Nếu bạn đầu tiên học cách làm thế nào lựa chọn đúng, để hoàn thành chính xác những gì bạn muốn hoàn thành, bạn sẽ có thể hạn chế những nguy hại của hệ thống Watson. Điều quan trọng là huấn luyện sự chọn lựa đúng cùng với khao khát và động cơ chinh phục quá trình suy nghĩ của bạn.

Cải thiện khả năng chú ý của chúng ta

Chúng ta không chú ý mọi thứ vì chú ý mọi thứ, từng âm thành, mùi, hình ảnh, từng cái đụng chạm sẽ làm chúng ta phát điên (trong thực tế, thiếu khả năng sàng lọc là dấu hiệu của nhiều bệnh tâm thần)

Điều chúng ta cần học là làm thế nào để nói với bộ não của chúng ta những gì cần sàng lọc và sàng lọc như thế nào, thay vì để cho bộ não lười biếng và quyết định thay chúng ta. Holmes cho thấy 4 yếu tố cho phép chúng ta làm điều đó.

1. Chọn lựa
Chúng ta có xu hướng hướng đến cảm xúc của sự ngẫu nhiên: chúng ta quên tất cả những lần chúng ta sai và không có điều gì xảy ra và chỉ nhớ những lúc trùng hợp - vì đó là những điều chúng ta chú ý trước tiên. Bà bầu chú ý những bà bầu khác ở mọi nơi, con người chú ý những giấc mơ dường như sau đó trở thành sự thực (và quên tất cả những giấc mơ khác); nhìn con số 11 ở mọi nơi sau sự kiện 11/9. Không có điều gì trong môi trường thực sự thay đổi, không đột nhiên có nhiều bà bầu hơn.

Hãy lựa chọn về sự chú ý của bạn. Thoạt đầu điều này dường như phản trực giác: không phải chúng ta đang cố gắng chú ý nhiều hơn, chứ không phải ít hơn sao? Nhưng có sự khác biệt quan trọng giữa chất lượng và số lượng. Chúng ta muốn học cách chú ý tốt hơn, trở thành những người chú ý, quan sát giỏi, nhưng chúng ta không thể đạt được điều này nếu chúng ta chú ý đến mọi thứ 1 cách không thận trọng, không suy nghĩ. Dù tình huống là gì, trả lời câu hỏi, 1 cách cụ thể, bạn muốn hoàn thành điều gì sẽ đặt bạn vào cách biết làm thế nào để tối đa hoá nguồn lực chú ý có giới hạn của bạn. Nó sẽ hướng tâm trí bạn đến những mục tiêu và những suy nghĩ thực sự quan trọng.

Holmes định nghĩa những đối tượng của anh và những yếu tố bắt buộc để đạt chúng. Anh biết đâu là mục tiêu chú ý. Holmes không phí thời gian vào bất kỳ điều gì khác. Anh phân phối sự chú ý của anh 1 cách chiến lược.

Vì vậy, chúng ta phải xác định đối tượng của mình để biết những gì chúng ta đang tìm kiếm và tìm nó ở đâu.

Hệ thống Watson có thể tốn nhiều năm để trở nên giống hệ thống Holmes. Bạn có thể đặt ra những mục tiêu để giúp bạn sàng lọc thế giới, nhưng cẩn thận đừng để việc bạn sử dụng những mục tiêu đó như những kẻ che mắt. Mục tiêu của bạn, những ưu tiên của bạn, câu trả lời của bạn cho câu hỏi "tôi muốn hoàn thành điều gì" phải đủ linh hoạt để thích nghi với những hoàn cảnh thay đổi.

3/ Dấn thân
Tâm trí bạn cần năng động, dấn thân vào những gì nó đang làm. Vấn đề động cơ rất quan trọng. Động cơ dừng thì hiệu suất giảm.
Khi chúng ta dấn thân vào những gì chúng ta đang làm, chúng ta kiên trì lâu hơn trước những vấn đề khó, có khả năng giải quyết chúng.

Tri giác đến từ 2 kiểu : thụ động và chủ động.

Hệ thống Watson là cái chủ động. Hệ thống Holmes là thụ động. Là người tri giác thụ động, chúng ta chỉ quan sát. Ý tôi là chúng ta không làm bất cứ điều gì khác. Nói cách khác, chúng ta không làm nhiều việc cùng 1 lúc. Holmes tập trung tất cả năng lực vào đối tượng của sự quan sát (John Hector). Anh nghe theo thói quen với đôi mắt nhắm và những ngón tay. Từ thụ động có thể gây hiểu lầm. Cái thụ động ở đây là thái độ của anh đối với phần còn lại của thế giới. Anh sẽ không bị sao lãng bởi bất kỳ nhiệm vụ khác.

Người tri giác chủ động theo nghĩa đen là làm nhiều việc cùng lúc. Không bỏ qua 1 thứ gì. Watson là người lo lắng về cái chuông cửa, lo về tờ báo, lo khi nào bữa trưa sẽ được phục vụ, lo Holmes có cảm xúc gì, tất cả cùng 1 lúc. Đó là 1 trạng thái dường như bạn chủ động và có năng suất, nhưng thực sự thì bạn không làm gì với tiềm năng trọn vẹn nhất, bạn đang phân tán nguồn lực chú ý của bạn.

Khi chúng ta muốn dấn thân, tin tôi, chúng ta có thể.

* Sức mạnh của tưởng tượng

Tại sao nhiều người không nhìn thấy sự thay thế? Họ quên mất giữa quan sát và suy luận có 1 khoảnh khác tinh thần quan trọng. Hệ thống Watson của họ - hành động, hành động, hành động, đánh giá thấp nhu cầu quan trọng đối lập: khoảnh khắc yên tĩnh để suy ngẫm.

Điều khiến Holmes là Holmes là sự sẵn sàng dấn thân vào những điều chưa biết, đi theo những giả thiết, giải trí bởi những phỏng đoán, đó là khả năng có những suy nghĩ sáng tạo và suy ngẫm tưởng tượng. Xã hội ít đề cao những thứ không đo lường được như tưởng tượng và tập trung vào sức mạnh của trí tuệ. Chúng ta chỉ đánh giá cao sự sáng tạo trên bề mặt, nhưng sâu thẳm trong tim chúng ta, tưởng tượng có thể làm chúng ta sợ hãi. Chúng ta không thích sự không chắc chắn. Chúng ta nỗ lực để giảm bất kỳ điều gì không chắc chắn, thường bằng cách đưa ra những sự lựa chọn theo thói quen để bảo vệ trạng thái hiện tại. Sự sáng tạo, ngược lại, đòi hỏi tính mới lạ. Tưởng tượng bao gồm tất cả những khả năng mới. Nghiên cứu cho thấy chúng ta có thể lưu giữ 1 thành kiến vô thức chống lại những ý tưởng sáng tạo.
Holmes có 1 yếu tố mà máy vi tính thiếu: tưởng tượng.

* Tầm quan trọng của khoảng cách

1 trong những cách quan trọng nhất để tạo điều kiện cho suy nghĩ tưởng tượng là thông qua khoảng cách.

Bắt tâm trí của bạn lùi lại 1 bước là điều rất khó làm. Nó dường như phản trực giác khi chạy khỏi 1 vấn đề mà bạn muốn giải quyết. Nhưng trong thực tế, đặc điểm đó không đáng chú ý đối với cả Holmes lẫn những người suy nghĩ sâu sắc. Nó đáng chú ý đối với Watson.

Nhà tâm lý Yaacov Trope lập luận rằng khoảng cách tâm lý có thể là 1 trong những bước quan trọng nhất bạn có thể làm để cải thiện tư duy và việc ra quyết định. Nó có nhiều hình thức: thời gian, khoảng cách thời gian (cả tương lai và quá khứ); không gian, khoảng cách không gian (bạn gần hoặc xa về mặt vật lý đối với điều gì đó); xã hội, khoảng cách giữa con người; và giả thiết, khoảng cách thực tế (mọi việc có thể xảy ra như thế nào).

Dù hình thức là gì, tất cả những khoảng cách đó có điểm chung: tất cả chúng đòi hỏi bạn vượt quá khoảnh khắc tức thời trong tâm trí bạn. Tất cả chúng đều yêu cầu bạn lùi lại 1 bước.

Trope khẳng định rằng chúng ta càng tạo khoảng cách thì quan điểm và sự diễn giải của chúng ta càng trở nên trừu tượng và khái quát hơn, và chúng ta càng di chuyển ra xa khỏi quan điểm của chúng ta, chúng ta càng có thể xem xét bức tranh rộng lớn hơn.

Ngược lại, chúng ta càng tiến lại gần thì những suy nghĩ của chúng ta càng trở nên cụ thể hơn, thực tế hơn, và chúng ta càng duy trì quan điểm vị kỷ, bức tranh càng nhỏ hơn và hạn chế hơn.

Khoảng cách tâm lý đạt tới 1 điều quan trọng: hệ thống Holmes. Nó buộc bạn yên lặng suy ngẫm. Khoảng cách tâm lý được chứng minh là cải thiện năng lực nhận thức, từ xử lý vấn đề thực sự đến khả năng tập luyện tự kiểm soát. Trẻ em sử dụng những kỹ thuật khoảng cách tâm lý (ví dụ, tưởng tượng những cây kẹo bông như những đám mây) có khả năng trì hoãn sự thoả mãn và chờ đợi phần thưởng lớn hơn sau này.

* Holmes tạo khoảng cách thông qua những hoạt động không liên quan
Hút xì gà, Holmes đặt cái tẩu thuốc giữa anh í và vấn đề. Anh cho trí tưởng tượng của anh thời gian để làm những việc của nó mà không bị quấy rầy.

Cái tẩu là 1 phương tiện để đạt đến 1 mục đích nhưng nó là 1 phương tiện quan trọng. Quan trọng ở đây là chúng ta đang xử lý với 1 đối tượng thực sự và 1 hoạt động thực sự. 1 sự thay đổi trong hoạt động, đến 1 việc gì đó có vẻ không liên quan đến vấn đề, là 1 trong những yếu tố có lợi nhất để tạo ra khoảng cách cần thiết cho trí tưởng tượng. Quả thật nó là 1 chiêu mà Holmes thường sử dụng và có hiệu quả tốt. Anh í hút xì gà, chơi violon, đếm rạp hát nghe nhạc, đó là những cơ chế tạo khoảng cách được ưa thích của Holmes.

Hoạt động đó huấn luyện những ý nghĩ của bạn theo 1 hướng khác. Nó cần có những đặc điểm sau: nó cần không liên quan đến những gì bạn đang cố gắng hoàn thành (nếu bạn đang xử lý 1 vụ phạm tội, bạn không nên chuyển sang vụ khác; nếu bạn đang cân nhắc 1 vụ mua sắm quan trọng thì bạn không nên đi mua sắm những thứ khác...); nó cần là 1 việc gì đó không làm bạn tốn quá nhiều nỗ lực (nếu bạn đang cố gắng học 1 kỹ năng mới, não bạn sẽ quá bận tâm đến nỗi nó sẽ không thể giải phóng những nguồn lực cần thiết. Holmes chơi violon - trừ khi bạn giống anh í là 1 người chơi giỏi, bạn không cần áp dụng theo cách đó; và nó cần là 1 việc gì đó mà bạn dấn thân vào ở 1 số mức độ ( ví dụ, nếu Holmes ghét hút thuốc, anh sẽ khó mà thu được lợi lạc từ hút 3 tẩu thuốc, nếu anh thấy hút xì gà là nhàm chán, tâm trí anh có thể uể oải để thực sự suy nghĩ được bất kỳ điều gì.

Khi tạo khoảng cách, chúng ta đã chuyển vấn đề mà chúng ta đang cố giải quyết từ ý thức sang vô thức. Trong khi chúng ta có thể nghĩ là chúng ta đang làm việc gì khác thì bộ não chúng ta không thực sự dừng làm việc với vấn đề ban đầu.

Watson không có khả năng tạo khoảng cách giữa anh và vụ án có lẽ vì anh không tìm thấy 1 hoạt động thích hợp để dấn thân. Trong 1 số trường hợp anh cố gắng đọc sách. 1 nhiệm vụ quá khó: không chỉ anh không tập trung được vào việc đọc, do đó đánh mất ý nghĩa của hoạt động mà anh còn không thể dừng tâm trí của anh khỏi việc quay về với điều anh không nên suy nghĩ về. Nhưng đối với Holmes, đọc sách quả thực là 1 phương pháp tạo khoảng cách phù hợp. Ai đã đọc cuốn "Polyphonic Motets of Lassus" chưa? Lúc khác Watson thử ngồi yên lặng. Quá nhàm chán. Anh í nhanh chóng ngủ gật. Cả 2 trường hợp, việc tạo khoảng cách thất bại. Tâm trí đơn giản không làm điều nó nên làm - cách ly nó khỏi môi trường hiện tại và tham gia vào hệ thống khác.

1 hoạt động đơn giản khác là đi bộ. Đi bộ từng được chứng minh là kích thích ý nghĩ sáng tạo và giả quyết vấn đề, đặc biệt nếu đi bộ trong thiên nhiên như trong rừng hơn là trong thành phố (nhưng cả 2 đều tốt hơn so với không đi bộ). Sau khi đi bộ, con người trở nên giải quyết vấn đề tốt hơn, kiên trì hơn trước những nhiệm vụ khó, và họ có thể có 1 giải pháp bừng ngộ.

Ngay cả nếu bạn không đi đến bất kỳ kết luận hay quan điểm nào trong thời gian bạn tạo khoảng cách với vấn đề thì cơ hội là bạn sẽ quay lại với nó 1 cách tràn đầy năng lượng và sẵn sàng nỗ lực nhiều hơn.

Hiệu ứng Zeigarnick : tâm trí chúng ta muốn kết thúc, muốn biết điều gì xảy ra tiếp theo. Nó muốn tiếp tục làm việc, và nó sẽ tiếp tục làm việc ngay cả nếu bạn bảo nó dừng. Thông qua những nhiệm vụ tạo khoảng cách đó, nó trong tiềm thức sẽ nhớ những công việc còn dang dở. Đó là sự quyến rũ của 1 công việc còn dang dở. Đó là 1 khao khát của tâm trí chúng ta muốn đi đến trạng thái kết thúc của sự không chắc chắn và muốn xử lý những công việc còn dang dở. Nhu cầu này thúc đẩy chúng ta làm việc hăng hơn, tốt hơn.

* Nếu bạn sợ sự sáng tạo, bạn sẽ không bao giờ giống Holmes.

* Nghệ thuật suy luận
Phân biệt giữa những chi tiết quan trọng và không quan trọng
Ví dụ, khi nói đến những thứ như cơ hội và xác suất, chúng ta có xu hướng là những người lý luận ngây thơ (và khi cơ hội và xác suất đóng 1 vai trò lớn trong nhiều suy luận của chúng ta). (đọc thêm sách)

* Không bao giờ dừng học

Liên tục thách thức bản thân và xem xét những thói quen của bạn.
Bất kể chúng ta nghĩ mình tinh thông trong 1 lĩnh vực nào đó, chúng ta phải luôn giữ ý thức và động cơ trong bất kỳ điều gì mình làm.
Tuy nhiên, khi chúng ta luyện tập, khi mọi việc trở nên đơn giản nhiều hơn và nhiều hơn và ở thành bản năng thứ 2, chúng di chuyển đến hệ thống Watson.

Holmes phải liên tục thách thức bản thân không để bản thân chịu đựng những điều tương tự. Ngay cả khi những thói quen chú ý của anh đã rất nhạy bén thì chúng có thể làm anh đi chệch hướng nếu anh không liên tục áp dụng chúng. Nếu chúng ta không thách thức những thói quen suy nghĩ của chúng ta, chúng ta có nguy cơ để cho sự chú ý mà chúng ta đã trau dồi cẩn thận trượt vào vùng hệ thống trước Holmes.

Khi chúng ta cảm thấy mình đã hoàn thành 1 điều gì đó đáng giá, hệ thống Watson của chúng ta sẽ không thích gì hơn là nghỉ ngơi. Tại sao phải đi xa hơn nếu bạn đã hoàn thành mục tiêu ?

Sự học hỏi của con người phần lớn bị thúc đẩy bởi RPE (reward prediction error). Khi 1 điều gì đó được thưởng nhiều hơn kỳ vọng, ví dụ tôi quay trái, tôi không đâm vào tường khi tôi học lái xe. RPE dẫn đến sự phóng thích dopamine trong não. Sự phóng thích đó xảy ra thường xuyên khi chúng ta bắt đầu học điều gì đó mới mẻ. Nhưng tôi không còn ngạc nhiên khi đã lái xe thạo. Tôi không còn ngạc nhiên khi tôi không mắc lỗi đánh máy. Tôi không còn ngạc nhiên khi tôi có thể nói rằng Watson đến từ Afghanistan. Tôi biết tôi sẽ có thể làm nó trước khi tôi thực sự làm nó. Và do đó không có RPE. Không RPE thì không có dopamine. Không niềm vui. Không có nhu cầu học thêm.

Holmes không tham gia những vụ án đơn thuần để giảm tội phạm mà còn để thách thức 1 số khía cạnh tư duy của Holmes. Để tiếp tục nuôi dưỡng nhu cầu học và tiến bộ. Không bao giờ nói không với nhiều kiến thức hơn, dù nó có thể đáng sợ hoặc phức tạp.


 
Quay lại
Top Bottom