Marketing - Nghề hot nhất năm 2013

maismei

Thành viên
Tham gia
24/10/2012
Bài viết
4
Tuy mới phổ biến ở Việt Nam từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, nhưng marketing hiện là một trong những nghề có nhu cầu lớn nhất. Theo một thống kê, 49% bản tin tuyển dụng ở Việt Nam hiện nay dành cho những vị trí thuộc lĩnh vực marketing.

Marketing và 4 chữ P nổi tiếng
Hiểu đơn giản, marketing là việc phát hiện ra các cơ hội kinh doanh và khai thác chúng một cách hiệu quả. Chức năng chủ yếu của marketing là “thu hút và gìn giữ” khách hàng thông qua chương trình marketing (còn gọi là marketing mix) với mô hình 4P nổi tiếng: Product (sản phẩm); Price (giá); Place (phân phối); Promotion (khuếch trương, xúc tiến)
Bạn đừng nhầm marketing với bán hàng dù chúng rất gần nhau bởi bán hàng tập trung vào nhu cầu của người bán, bị ám ảnh bởi áp lực chuyển đổi sản phẩm thành tiền. Còn marketing tập trung vào nhu cầu của người mua, quan tâm đến việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng bằng sản phẩm.
Peter Drucker - nhà lý thuyết quản lý nổi tiếng, người khởi xướng tư tưởng hướng về khách hàng nói: Marketing căn bản đến nỗi ta không thể chỉ coi nó như một chức năng riêng biệt bên trong doanh nghiệp.
Thích chinh phục và sáng tạo – Một tố chất của người làm marketing
Trong một thế giới đầy biến động như ngày nay, các doanh nghiệp phải không ngừng tìm cách nhanh chóng thích nghi với môi trường, nắm vững những thay đổi của khách hàng, đối phó với các chiến lược của đối thủ cạnh tranh, chớp lấy thời cơ.
Là chuyên gia marketing, nhiệm vụ cơ bản của bạn là nắm bắt thông tin thị trường, tổng hợp dữ liệu về khách hàng và về cạnh tranh. Từ đó, bạn giúp ban giám đốc đưa ra các quyết định chiến lược như lựa chọn đối tượng khách hàng, xác định loại sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ cung cấp và giá cả cũng như phương thức cung ứng cho khách hàng.
Ngoài ra, bạn còn có thể hoạch định các chương trình như quảng cáo, khuyến mại v.v… để khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ doanh nghiệp của bạn cung ứng.
Đây là nghề ít gò bó về thời gian, khuôn khổ và quy tắc nhưng đòi hỏi sự đam mê. Nhu cầu của con người là một ẩn số luôn biến đổi với muôn vàn các biến số ảnh hưởng.
Khi khách hàng của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng và những nhu cầu cần được thỏa mãn ngày càng trở nên phức tạp thì nghệ thuật marketing cũng biến đổi muôn màu. Làm marketing, bạn sẽ luôn sống trong môi trường sôi động và bận rộn, đầy ắp sáng tạo.
Marketing là một nghề đầy triển vọng trong nền kinh tế thị trường và nó thật hấp dẫn
Thu nhập cao: là công cụ mà các doanh nghiệp sử dụng để thu hút và giữ chân những nhân tài về marketing, bởi đầu tư cho các chuyên gia marketing chính là đầu tư cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp!
Cơ hội thăng tiến: Theo thống kê, 30% trong số các lãnh đạo doanh nghiệp hiện nay đi lên từ các vị trí khác nhau thuộc marketing. Các vị trí then chốt trong doanh nghiệp như giám đốc phụ trách sản phẩm, giám đốc phụ trách PR (quan hệ công chúng), giám đốc phụ trách quan hệ với khách hàng, giám đốc phụ trách nhãn hiệu… là một vài ví dụ về cơ hội nghề nghiệp của người làm marketing.
Hãy cùng thử xem bạn có những tố chất hợp với nghề marketing không nhé!
Kiên trì. Nếu không nhẫn nại, bạn sẽ rất dễ bị căng thẳng trước những áp lực của công việc, trước những kết quả không phải lúc nào cũng xảy ra như mong muốn. Bạn lại càng dễ trở thành “nhanh nhẩu đoảng”, một trong những điểm nguy hiểm nhất với nghề marketing.
Tự tin. Tuy nhiên, tính tự tin trong marketing không đồng nghĩa với việc bạn độc đoán, luôn cho mình là đúng, bỏ qua những ý kiến của người khác. Bởi vậy, ngay từ bây giờ, bạn hãy học cách lắng nghe, và lắng nghe có tự chủ, có phân tích, sàng lọc.
Năng động, linh hoạt, sáng tạo và khả năng dự báo. Một trong những khu vực nhạy cảm nhất, biến đổi nhiều nhất là thị trường. Bạn phải thích ứng với nó thôi.
Khả năng giao tiếp. Để biết mình nên làm cái gì và làm như thế nào, bạn cần phải trao đổi và tiếp nhận thông tin, từ thị trường, từ khách hàng và từ các đối tác khác nhau v.v… với sự nhiệt thành.
Dám mạo hiểm và chấp nhận rủi ro, bạn sẽ là người tiên phong trong nhiều ngành kinh doanh, nhiều hoạt động thị trường và hoàn toàn có khả năng thu được những kết quả to lớn.
Bạn hãy luôn nhớ rằng những phẩm chất trên có thể rèn luyện và bồi dưỡng qua thời gian cùng sự nỗ lực của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần trang bị cho bản thân một nền tảng kiến thức vững chắc. Kiến thức ngành Marketing là kiến thức thay đổi hằng ngày, nên bản thân bạn cũng phải không ngừng cập nhật chúng. Hãy đến với nghề marketing nếu bạn say mê kinh doanh.
Source: Tien Phong
 
Liệu bạn có thông tin về các chương trình thực tập sinh cho ngành marketing mà hàng năm đều tuyển ở các công ty lớn không nhỉ?
 
Tuy mới phổ biến ở Việt Nam từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, nhưng marketing hiện là một trong những nghề có nhu cầu lớn nhất. Theo một thống kê, 49% bản tin tuyển dụng ở Việt Nam hiện nay dành cho những vị trí thuộc lĩnh vực marketing.

Marketing và 4 chữ P nổi tiếng
Hiểu đơn giản, marketing là việc phát hiện ra các cơ hội kinh doanh và khai thác chúng một cách hiệu quả. Chức năng chủ yếu của marketing là “thu hút và gìn giữ” khách hàng thông qua chương trình marketing (còn gọi là marketing mix) với mô hình 4P nổi tiếng: Product (sản phẩm); Price (giá); Place (phân phối); Promotion (khuếch trương, xúc tiến)
Bạn đừng nhầm marketing với bán hàng dù chúng rất gần nhau bởi bán hàng tập trung vào nhu cầu của người bán, bị ám ảnh bởi áp lực chuyển đổi sản phẩm thành tiền. Còn marketing tập trung vào nhu cầu của người mua, quan tâm đến việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng bằng sản phẩm.
Peter Drucker - nhà lý thuyết quản lý nổi tiếng, người khởi xướng tư tưởng hướng về khách hàng nói: Marketing căn bản đến nỗi ta không thể chỉ coi nó như một chức năng riêng biệt bên trong doanh nghiệp.
Thích chinh phục và sáng tạo – Một tố chất của người làm marketing
Trong một thế giới đầy biến động như ngày nay, các doanh nghiệp phải không ngừng tìm cách nhanh chóng thích nghi với môi trường, nắm vững những thay đổi của khách hàng, đối phó với các chiến lược của đối thủ cạnh tranh, chớp lấy thời cơ.
Là chuyên gia marketing, nhiệm vụ cơ bản của bạn là nắm bắt thông tin thị trường, tổng hợp dữ liệu về khách hàng và về cạnh tranh. Từ đó, bạn giúp ban giám đốc đưa ra các quyết định chiến lược như lựa chọn đối tượng khách hàng, xác định loại sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ cung cấp và giá cả cũng như phương thức cung ứng cho khách hàng.
Ngoài ra, bạn còn có thể hoạch định các chương trình như quảng cáo, khuyến mại v.v… để khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ doanh nghiệp của bạn cung ứng.
Đây là nghề ít gò bó về thời gian, khuôn khổ và quy tắc nhưng đòi hỏi sự đam mê. Nhu cầu của con người là một ẩn số luôn biến đổi với muôn vàn các biến số ảnh hưởng.
Khi khách hàng của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng và những nhu cầu cần được thỏa mãn ngày càng trở nên phức tạp thì nghệ thuật marketing cũng biến đổi muôn màu. Làm marketing, bạn sẽ luôn sống trong môi trường sôi động và bận rộn, đầy ắp sáng tạo.
Marketing là một nghề đầy triển vọng trong nền kinh tế thị trường và nó thật hấp dẫn
Thu nhập cao:
là công cụ mà các doanh nghiệp sử dụng để thu hút và giữ chân những nhân tài về marketing, bởi đầu tư cho các chuyên gia marketing chính là đầu tư cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp!
Cơ hội thăng tiến: Theo thống kê, 30% trong số các lãnh đạo doanh nghiệp hiện nay đi lên từ các vị trí khác nhau thuộc marketing. Các vị trí then chốt trong doanh nghiệp như giám đốc phụ trách sản phẩm, giám đốc phụ trách PR (quan hệ công chúng), giám đốc phụ trách quan hệ với khách hàng, giám đốc phụ trách nhãn hiệu… là một vài ví dụ về cơ hội nghề nghiệp của người làm marketing.
Hãy cùng thử xem bạn có những tố chất hợp với nghề marketing không nhé!
Kiên trì. Nếu không nhẫn nại, bạn sẽ rất dễ bị căng thẳng trước những áp lực của công việc, trước những kết quả không phải lúc nào cũng xảy ra như mong muốn. Bạn lại càng dễ trở thành “nhanh nhẩu đoảng”, một trong những điểm nguy hiểm nhất với nghề marketing.
Tự tin. Tuy nhiên, tính tự tin trong marketing không đồng nghĩa với việc bạn độc đoán, luôn cho mình là đúng, bỏ qua những ý kiến của người khác. Bởi vậy, ngay từ bây giờ, bạn hãy học cách lắng nghe, và lắng nghe có tự chủ, có phân tích, sàng lọc.
Năng động, linh hoạt, sáng tạo và khả năng dự báo. Một trong những khu vực nhạy cảm nhất, biến đổi nhiều nhất là thị trường. Bạn phải thích ứng với nó thôi.
Khả năng giao tiếp. Để biết mình nên làm cái gì và làm như thế nào, bạn cần phải trao đổi và tiếp nhận thông tin, từ thị trường, từ khách hàng và từ các đối tác khác nhau v.v… với sự nhiệt thành.
Dám mạo hiểm và chấp nhận rủi ro, bạn sẽ là người tiên phong trong nhiều ngành kinh doanh, nhiều hoạt động thị trường và hoàn toàn có khả năng thu được những kết quả to lớn.
Bạn hãy luôn nhớ rằng những phẩm chất trên có thể rèn luyện và bồi dưỡng qua thời gian cùng sự nỗ lực của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần trang bị cho bản thân một nền tảng kiến thức vững chắc. Kiến thức ngành Marketing là kiến thức thay đổi hằng ngày, nên bản thân bạn cũng phải không ngừng cập nhật chúng. Hãy đến với nghề marketing nếu bạn say mê kinh doanh.
Source: Tien Phong
hot
 
×
Quay lại
Top Bottom