- Tham gia
- 16/11/2011
- Bài viết
- 14.548
SGTT.VN - Kênh Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) ngày 28.7 đã công bố 15/16 loại màng bọc thực phẩm PVC có chứa chất dẻo DEHA, đã bị nước này cấm sử dụng từ năm 2005. Trong đó, mẫu thấp nhất vượt ngưỡng 98 lần, cao nhất vượt ngưỡng 472 lần, bình quân vượt ngưỡng 200%.
Ông Đổng Kim Sư, chuyên gia an toàn thực phẩm của Trung Quốc cho biết nguy hại chính của màng bọc thực phẩm PVC là ảnh hưởng đến hormon, gây rối loạn nội tiết. Hiện tượng chính là một vài estrogen sẽ tăng lên, hormon nam giảm, điều này làm cho nam giới vô sinh, nữ giới phát triển thành thiếu nữ sớm, ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển sinh dục ở trẻ em.
Tại Việt Nam, trên thị trường hiện cũng có rất nhiều loại màng bọc thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu từ Thái Lan, Trung Quốc, Nhật… với các chất liệu nhựa chủ yếu là PVC, PE… TS Võ Hoàng Nam, hội Khoa học vật liệu Việt Nam, chuyên gia nghiên cứu về polymer cho biết, màng nhựa PVC làm từ polyvinyl chloride, để tăng tính mềm dẻo, nhà sản xuất phải “cầu viện” đến một số chất tạo dẻo như DEHA (Di (2. ethylhexyl) adipate), DEHP (Di (2.ethylhexyl) phthalate)... Còn màng nhựa PE làm từ polyethylene, vốn mềm dẻo và trong suốt nên ít khi nhà sản xuất sử dụng chất phụ gia, do đó có độ an toàn cao hơn PVC.
Để phân biệt màng PVC và PE, có thể dựa vào một số dấu hiệu: màng PVC màu vàng nhạt, màng PE màu trắng; màng PVC sờ vào cảm giác dính tay, dùng tay chà không dễ tách ra, màng PE ít dính tay, dễ dàng tách ra khi chà tay vào. Cũng có thể thử đốt một mẩu nhỏ, nếu là màng PE sẽ cháy nhanh, rời khỏi nguồn lửa vẫn không tắt, còn màng PVC khó bắt lửa, rời khỏi nguồn lửa sẽ tắt, có mùi hắc xông lên… “Để hạn chế tối đa những rủi ro từ sử dụng màng bọc thực phẩm, chỉ nên mua sản phẩm của thương hiệu có uy tín, đã đăng ký, kiểm tra chất lượng với cơ quan quản lý. Hạn chế dùng màng bọc thức ăn khi còn quá nóng. Cả với màng PVC và PE, đều cần hạn chế bao gói thực phẩm có nhiều dầu mỡ, không bọc màng khi hâm nóng trong lò vi sóng… Màng bọc PVC chỉ thích hợp với thực phẩm chưa qua chế biến và cần rửa sạch lại thực phẩm khi chế biến, màng PE phù hợp bảo quản thức ăn đã qua sơ chế”, TS Nam lưu ý.
Thanh Tuấn, ảnh C.R
Tại Việt Nam, trên thị trường hiện cũng có rất nhiều loại màng bọc thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu từ Thái Lan, Trung Quốc, Nhật… với các chất liệu nhựa chủ yếu là PVC, PE… TS Võ Hoàng Nam, hội Khoa học vật liệu Việt Nam, chuyên gia nghiên cứu về polymer cho biết, màng nhựa PVC làm từ polyvinyl chloride, để tăng tính mềm dẻo, nhà sản xuất phải “cầu viện” đến một số chất tạo dẻo như DEHA (Di (2. ethylhexyl) adipate), DEHP (Di (2.ethylhexyl) phthalate)... Còn màng nhựa PE làm từ polyethylene, vốn mềm dẻo và trong suốt nên ít khi nhà sản xuất sử dụng chất phụ gia, do đó có độ an toàn cao hơn PVC.
Để phân biệt màng PVC và PE, có thể dựa vào một số dấu hiệu: màng PVC màu vàng nhạt, màng PE màu trắng; màng PVC sờ vào cảm giác dính tay, dùng tay chà không dễ tách ra, màng PE ít dính tay, dễ dàng tách ra khi chà tay vào. Cũng có thể thử đốt một mẩu nhỏ, nếu là màng PE sẽ cháy nhanh, rời khỏi nguồn lửa vẫn không tắt, còn màng PVC khó bắt lửa, rời khỏi nguồn lửa sẽ tắt, có mùi hắc xông lên… “Để hạn chế tối đa những rủi ro từ sử dụng màng bọc thực phẩm, chỉ nên mua sản phẩm của thương hiệu có uy tín, đã đăng ký, kiểm tra chất lượng với cơ quan quản lý. Hạn chế dùng màng bọc thức ăn khi còn quá nóng. Cả với màng PVC và PE, đều cần hạn chế bao gói thực phẩm có nhiều dầu mỡ, không bọc màng khi hâm nóng trong lò vi sóng… Màng bọc PVC chỉ thích hợp với thực phẩm chưa qua chế biến và cần rửa sạch lại thực phẩm khi chế biến, màng PE phù hợp bảo quản thức ăn đã qua sơ chế”, TS Nam lưu ý.
Thanh Tuấn, ảnh C.R
Hiệu chỉnh bởi quản lý: