ASUS MAXIMUS VI FORMULA: Mainboard dành cho các game thủ.
I/ Giới thiệu về thiết kế và các tính năng trên ASUS MAXIMUS VI FORMULA:
1/ Hình ảnh về sản phẩm ASUS MAXIMUS FORMULA:
2/ Giới thiệu sơ lược về thiết kế cũng như các tính năng của sản phẩm:
2.1/ Hệ thống heatsink crosschill:
Hệ thống cấp nguồn (VRM) của M6F được làm mát bằng hệ thống Water Cool (tải nhiệt nước) kết hợp với giải pháp làm mát bằng gió cưỡng bức từ quạt CPU (tên đầy đủ TA là CrossChill hybrid air and water-cooling). Như vậy nếu bạn không dùng Water Cool cho CPU thì gió cưỡng bức từ quạt CPU vẫn có thể làm mát VRM nhờ hệ thống heasink lai nêu trên (mặt đế cấu thành từ các phiến nhôm to, khỏe được xẻ chéo để tận dụng tối đa luồng gió).
Và nếu bạn upgrade lên Water Cool cho CPU, dàn heatsink VRM sẽ nóng hơn do không có gió cưỡng bức từ quạt nữa, khi đó bạn có thể mở rộng hệ thống dây dẫn nước làm mát ra cho cả hệ thống Heatsink VRM, vửa đẹp mắt, thẩm mỹ mà lại rất hiệu quả.
2.2/ Card mini-PCIe Combo II:
Góc trái trên cùng là card mini-PCIe Combo II (hỗ trợ 2 loại socket mới mini-PCIe và M.2 (NGFF, Next Generation Form Factor)). Đi kèm với card mini-PCIe Combo II là card 2in1: WIFI 2 băng tần (2.4GHz và 5GHz) chuẩn 802.11ac và Bluetooth 4.0. Socket M.2 (chuẩn mới nhanh hơn miniPCIe và mSATA) sẵn sàng để nâng cấp thêm SSD thế hệ mới nhất nhằm tăng tốc hệ thống.
2.3/ Hệ thống giáp chống nhiệt - Wraparound ROG Armor:
Hệ thống giáp chống nhiệt - Wraparound ROG Armor - bằng nhựa ABS giúp hạn chế luồng gió nóng từ card đồ họa, đồng thời tạo nên một phong cách đầy cá tính và mạnh mẽ.
2.4/ Extreme Engine Digi+ III
Với người dùng (thậm chí là overclocker) việc một bo mạch chủ cao cấp cho phép hiệu chỉnh từng thông số điện thế cấp cho các thành phần của CPU là điều tất yếu. Tuy nhiên với giải pháp tích hợp toàn bộ các nguồn cấp điện thành một (Fully Integrated Voltage Regulators (FIVR)) mà Intel vừa áp dụng trên thế hệ Vi Xử Lý intel Core thế hệ 4; Việc điều khiển hệ thống cấp nguồn (VRM) lại trở thành một thách thức đầy thú vị dành cho các kỹ sư ASUS. Và hệ quả chính là hệ thống VRM Extreme Engine Digi+ III thế hệ mới cho khả năng tùy chỉnh siêu chi tiết, phá vỡ hàng loạt giới hạn về điện thế vốn có trên bộ VXL Intel Core thế hệ thứ 4 (Haswell).
Để làm được điều này bên cạnh việc đột phá về thiết kế, thành phần linh kiện của Extreme Engine Digi+ III cũng được nâng cấp ấn tượng: NexFET MOSFETs có kích thước nhỏ chỉ bằng một nửa so với MOSFETs thông thường, tiết kiệm diện tích nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất đến 90%. Cuộn cảm BackWing có cơ chế tự làm mát, khả năng chịu tải lên đến 60A hoàn toàn ổn định và cuối cùng là hệ thống tụ rắn hợp kim 10K (Japan) cho độ bền gấp 5 lần tụ rắn thông thường cùng khả năng chịu nhiệt hơn cao 20%. Nền tảng cấp nguồn ổn định chính là tiền đề để hệ thống "cất cánh", đặc biệt khi game thủ ép xung hệ thống chạm ngưỡng giới hạn.
2.5/ Giải pháp âm thanh PC hàng đầu dành cho Game thủ - SupremeFX Formula:
Những chỉ số "khủng": Bộ giải mã KTS sang analog (DAC) - Cirrus Logic® CS4398 - cho chỉ số độ nhiễu trên tín hiệu SNR ấn tượng chưa từng xuất hiện trong giải pháp âm thanh tích hợp: 120dB, cùng op-amps Texas Instruments® TPA6120A2 hỗ trợ khuếch đại âm thanh cho headphone trở kháng cao lên đến 600ohm.
Linh kiện đạt chuẩn audiophile được trang bị có thể kế đến như: tụ nắn âm ELNA® (Japan) và tụ phiến - WIMA® film capacitors - (Made in Germany) giúp tăng độ chi tiết phản hồi ở dải siêu trầm và siêu cao (tiếng bom rền, tiếng súng, bước chân... khi chơi Game) trong khi vẫn trình diễn một chất âm ấm áp, trong trẻo và chân thật khi trải lòng cùng những ca khúc yêu thích.
Về mặt thiết kế ASUS đã chăm chút đến từng chi tiết như: kỹ thuật nhân và đảo chiều tín hiệu đa op-amps (differential circuit design with high-fidelity operational amplifiers (op-amps)) giúp lọc nhiễu và tăng cường tín hiệu số. Vỏ bọc EMI chống nhiễu từ hoặc tĩnh điện phủ mặt trên chip giải mã âm thanh (codec) cùng thiết kế tách riêng mạch âm ra khỏi mạch tạo xung cũng như hệ thống cấp nguồn cho CPU... Tất cả đã góp phần tạo nên một giải pháp âm thanh độc nhất vô nhị, hứa hẹn một trải nghiệm chưa từng có cho Game thủ.
2.6/ Các cổng kết nối và các nút điều chỉnh hệ thống:
Nút Reset BIOS, nút ROG Connect (ép xung và theo dõi tình trạng của hệ thống bằng MTXT thông qua cáp USB) và hệ thống cổng USB 2.0, 3.0 nằm ở mặt sau của Maximus VI Formula.
Các bạn có thể xem thêm clip sau đây để có thể hiểu sâu hơn về thiết kế cũng như là tính năng của sản phẩm này:
3/ Một số công nghệ mới trên Board mạch chủ này: RAMDISK, SONIC GADA:
3.1/ RAMDISK: là 1 công nghệ biến RAM làm ổ cứng ảo để boost tốc độ chạy và tải chương trình nặng như game và các soft đồ họa. Các bạn hãy xem clip bên dưới để có thể hiểu rõ hơn về công nghệ này.
3.2/ SONIC RADAR: là 1 công nghệ giúp cho các game thủ có thể phát hiện kẻ địch khi đang chiến đấu.
II/ Các kết quả Benchmark:
Để biết xem hiệu năng của ASUS MAXIMUS FORMULA như thế nào, mình có 1 số Benchmark so sánh giữa i7 3770k và i7 4770K ở mức Default 3.9GHz gửi đến các bạn tham khảo.
Lưu ý: Trong quá trình Benchmark mình có sử dụng card VGA NVIDIA GTX 670 cho các game: Metro Last Light, Crysis 2, Resident Evil 6. Tất cả những Benchmark còn lại mình đều sử dụng card VGA Onboard.
1/ 3D Mark 11:
Biểu đồ trên cho thấy kết quả Benchmark của i7 3770K và i7 4770K có sự chênh lệnh từ 8% đến 50% tùy mỗi loại điểm số. Ví dụ: Physis Score của i7 3770K thấp hơn khoảng 8% so với i7 4770K,....
2/ 3D Mark 2013:
Sau khi Benchmark 3D Mark 2013, ta thấy điểm số của mỗi loại game chênh lệnh nhau rất nhiều khoảng từ 1400 điểm đến 10300 điểm tùy từng loại game. Ví dụ: Fire Strike Physics của i7 3770K là 9267 và i7 4770K là 10746, tương đương khoảng 14%,.....
3/ 3D Mark Vantage:
Biểu đồ trên cho thấy kết quả Benchmark của i7 3770K và i7 4770K có sự chênh lệnh từ 8% đến 50% tùy mỗi loại điểm số. Ví dụ: Physis Score của i7 3770K thấp hơn khoảng 8% so với i7 4770K,....
2/ 3D Mark 2013:
Sau khi Benchmark 3D Mark 2013, ta thấy điểm số của mỗi loại game chênh lệnh nhau rất nhiều khoảng từ 1400 điểm đến 10300 điểm tùy từng loại game. Ví dụ: Fire Strike Physics của i7 3770K là 9267 và i7 4770K là 10746, tương đương khoảng 14%,.....
3/ 3D Mark Vantage:
Kết quả nhận được từ biểu đồ trên cho thấy điểm số của i7 4770K tăng rất đáng kể so với i7 3770K. Cụ thể là: điểm 3D Mark Score tăng khoảng 2134, tương đương khoảng 33% so với i7 3770K,....
4/ AIDA 64:
Kết quả nhận được sau khi test cho thấy các điểm số của Memory Copy, Memory Read, Memory Write, CPU AES, CPU Hash, CPU ZLib tăng rất nhiều. Chẳng hạn điểm số Memory Copy của i7 4770K tăng khoảng hơn 2000 điểm, tương đương 9% so với i7 3770K,.....
Dựa vào điểm số có được sau khi test,ta thấy điểm số CPU Queen, FPU Julia, FPU Mandel, FPU VP8, FPU Sịnulia của i7 4770K tăng không nhiều lắm(chưa đến 600 điểm). Ví dụ: CPU Queen của i7 4770K hơn i7 3770K là 566 điểm (tương đương 2%),....
5/ WPrime và Hexus Pifast:
Đối với 2 chương trình này, ta thấy thời gian tính tóan để xử lý công việc của i7 4770K nhanh hơn khoang 2s so với i7 4770K. Ở WPrime, i7 4770K mất nhiều thời gian làm việc hơn i7 3770K khoảng hơn 11s.
6/ X264, Crysis 2, Metro Last Light, Cinebench 11.5:
Đối với X264, Crysis2, Metro Last Light, Cinebench 11.5, ta thấy điểm số hơn nhau không nhiều giữa i7 4770K và i7 3770K tùy vào mỗi loại Benchmark. Cụ thể là điểm số Crysis 2 của i7 4770K hơn i7 3770K khoảng 0.6 điểm,.....Do Metro Last Light là 1 game sử dụng card VGA nên Benchmark trên 2 hệ thống sử dụng chung 1 card VGA NVIDIA GTX 670 thì điểm số vẫn không có sự thay đổi. Game Crysis 2 là game vừa sử dụng CPU và GPU nên 2 hệ thống ở cùng mức xung và cùng card VGA thì điểm số cũng không thay đổi nhiều. Cinebench 11.5 cũng giống như game Crysis 2 là 1 chương trình Benchmark vừa sử dụng CPU vừa sử dụng GPU nên điểm số không thay đổi nhiều khi 2 hệ thống cùng mức xung và cùng sử dụng card VGA NVIDIA GTX670.
7/ Cinebench 10 và Resident Evil 6:
Còn đối với Cinebench 10 và Resident Evil, ta thấy điểm số Cinebench 10 của i7 4770K hơn rất nhiều i7 3770K khoảng hơn 3400 điểm (tương đương 12% ). Còn Resident Evil 6 là game vừa sử dung GPU vừa sử dụng CPU( chủ yếu là GPU) nên khi dùng chung 1 card VGA và hệ thống cùng mức xung thì kết quả của 2 hệ thống cũng gần bằng nhau.
III/ Hiệu năng sau khi OverClock của i7 4770K từ 3.9GHz lên 4.6GHz và VGA Onboard từ 1250 lên 1700 trên Mainboard ASUS MAXIMUS FORMULA:
1/ 3D Mark 11:
Sau khi OC hệ thống, ta thấy điểm số tăng lên khá nhiều tùy theo mỗi loại điểm số. Cụ thể: Điểm số của Physics Score trước và sau khi OC hệ thống tăng khoảng hơn 800 điểm(tương đương 9% ),...
2/ 3D Mark 2013:
Kết quả trên biểu đồ cho thấy, điểm số sau khi OC hệ thống tăng rất nhiều so với Defaut ban đầu ở mỗi loại. Ví dụ: Điểm số của Ice Storm sau khi OC hệ thống tăng khoảng 13332 điểm (tương đương 19% )so với Default ban đầu,....
3/ 3D Mark Vantage:
Dựa vào biểu đồ kết quả sau khi OC thì các điểm số Benchmark của 3D Mark Vantage tăng rất đáng kể. Cụ thể như: điểm số GPU Score và 3D Mark Score sau khi OC tăng khoảng 3 lần so với giá trị Dèult ban đầu và điểm CPU Score sau khi OC trên 5000 điểm(tương đương 17% ).
4/ AIDA 64:
Kết quả test được sau khi OC hệ thống cho thấy các điểm số của Memory Copy, Memory Read, Memory Write, CPU AES, CPU Hash, CPU ZLib tăng rất nhiều. Chẳng hạn điểm số Memory Write của i7 4770K tăng gần 4000 điểm(tương đương 15%) so với giá trị Default ban đầu ,...
Kết quả trên cho thấy điểm số CPU Queen, FPU Julia, FPU Mandel, FPU VP8, FPU Sịnulia của i7 4770K tăng rất bất ngờ. Ví dụ: FPU Julia của i7 4770K sau khi OC tăng trên 4000 điểm(tương đương 16%) so với giá trị Default,....
5/ WPrime và Hexus Pifast:
Sau khi hệ thống đã được OC, ta thấy điểm số và thời gian của Wprime và Hexus Pifast được cải thiện rõ rệt.Cụ thể như là: điểm số của Wprime sau khi OC hệ thống giảm khoảng 31 điểm(tương đương 14%) và thời gian của Hexus Pifast cũng nhanh hơn khoảng 2s.
6/ X264, Crysis 2,Metro Last Light, Cinebench 11.5:
X264 là 1 chương trình Benchmark sử dụng CPU là chủ yếu nên khi OC hệ thống thì điểm số được cải thiện rất ngạc nhiên. Còn các game Metro Last Light, Crysis 2 và chương trình Cinebench 11.5 sử dụng chủ yếu là GPU nên khi ta OC hệ thống lên mà sử dụng chung 1 card VGA NVIDIA GTX670 thì điểm số cũng không được cải thiện nhiệu
7/ Cinebench 10 và Resident Evil 6:
Như đã nói ở trên, Cinebench 10 là 1 chương trình Benchmark sử dụng CPU là chủ yếu nên khi OC hệ thống thì điểm số được cải thiện rất nhiệu Còn về Resident Evil 6 là 1 game sử dụng GPU là chũ yếu nên khi OC hệ thống thì điểm số của 2 hệ thống cũng tương đương nhau,chênh lệch không nhiều.
IV/ Ưu và nhược điểm của ASUS MAXIMUS FORMULA:
1/ Ưu điểm:
Thiết kế đơn giản nhưng rất chắc chắn ấn tượng và cá tính.
Hệ thống tản nhiệt thiết kế khá hiệu quả.
Có rất nhiều tính năng RAMDisk, SonicRadar.... và những tính năng khác hổ trợ toàn diện cho việc ép xung.
BIOS thỏa mãn 200% yêu cầu của overclockers.
SupremeFX Formula cho chất lượng âm thanh rất tốt.
2/ Nhược điểm:
Hệ thống giáp chống nhiệt rất chắc chắn và rất tốt nhưng tháo card rời sẽ hơi bị khó.
Chất lượng âm thanh của card âm thanh tích hợp tốt nhưng chưa phải là số 1 như tham vọng của ASUS.
Giá thành của sản phẩm cao.
I/ Giới thiệu về thiết kế và các tính năng trên ASUS MAXIMUS VI FORMULA:
1/ Hình ảnh về sản phẩm ASUS MAXIMUS FORMULA:
2/ Giới thiệu sơ lược về thiết kế cũng như các tính năng của sản phẩm:
2.1/ Hệ thống heatsink crosschill:
Hệ thống cấp nguồn (VRM) của M6F được làm mát bằng hệ thống Water Cool (tải nhiệt nước) kết hợp với giải pháp làm mát bằng gió cưỡng bức từ quạt CPU (tên đầy đủ TA là CrossChill hybrid air and water-cooling). Như vậy nếu bạn không dùng Water Cool cho CPU thì gió cưỡng bức từ quạt CPU vẫn có thể làm mát VRM nhờ hệ thống heasink lai nêu trên (mặt đế cấu thành từ các phiến nhôm to, khỏe được xẻ chéo để tận dụng tối đa luồng gió).
Và nếu bạn upgrade lên Water Cool cho CPU, dàn heatsink VRM sẽ nóng hơn do không có gió cưỡng bức từ quạt nữa, khi đó bạn có thể mở rộng hệ thống dây dẫn nước làm mát ra cho cả hệ thống Heatsink VRM, vửa đẹp mắt, thẩm mỹ mà lại rất hiệu quả.
2.2/ Card mini-PCIe Combo II:
Góc trái trên cùng là card mini-PCIe Combo II (hỗ trợ 2 loại socket mới mini-PCIe và M.2 (NGFF, Next Generation Form Factor)). Đi kèm với card mini-PCIe Combo II là card 2in1: WIFI 2 băng tần (2.4GHz và 5GHz) chuẩn 802.11ac và Bluetooth 4.0. Socket M.2 (chuẩn mới nhanh hơn miniPCIe và mSATA) sẵn sàng để nâng cấp thêm SSD thế hệ mới nhất nhằm tăng tốc hệ thống.
2.3/ Hệ thống giáp chống nhiệt - Wraparound ROG Armor:
Hệ thống giáp chống nhiệt - Wraparound ROG Armor - bằng nhựa ABS giúp hạn chế luồng gió nóng từ card đồ họa, đồng thời tạo nên một phong cách đầy cá tính và mạnh mẽ.
2.4/ Extreme Engine Digi+ III
Với người dùng (thậm chí là overclocker) việc một bo mạch chủ cao cấp cho phép hiệu chỉnh từng thông số điện thế cấp cho các thành phần của CPU là điều tất yếu. Tuy nhiên với giải pháp tích hợp toàn bộ các nguồn cấp điện thành một (Fully Integrated Voltage Regulators (FIVR)) mà Intel vừa áp dụng trên thế hệ Vi Xử Lý intel Core thế hệ 4; Việc điều khiển hệ thống cấp nguồn (VRM) lại trở thành một thách thức đầy thú vị dành cho các kỹ sư ASUS. Và hệ quả chính là hệ thống VRM Extreme Engine Digi+ III thế hệ mới cho khả năng tùy chỉnh siêu chi tiết, phá vỡ hàng loạt giới hạn về điện thế vốn có trên bộ VXL Intel Core thế hệ thứ 4 (Haswell).
Để làm được điều này bên cạnh việc đột phá về thiết kế, thành phần linh kiện của Extreme Engine Digi+ III cũng được nâng cấp ấn tượng: NexFET MOSFETs có kích thước nhỏ chỉ bằng một nửa so với MOSFETs thông thường, tiết kiệm diện tích nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất đến 90%. Cuộn cảm BackWing có cơ chế tự làm mát, khả năng chịu tải lên đến 60A hoàn toàn ổn định và cuối cùng là hệ thống tụ rắn hợp kim 10K (Japan) cho độ bền gấp 5 lần tụ rắn thông thường cùng khả năng chịu nhiệt hơn cao 20%. Nền tảng cấp nguồn ổn định chính là tiền đề để hệ thống "cất cánh", đặc biệt khi game thủ ép xung hệ thống chạm ngưỡng giới hạn.
2.5/ Giải pháp âm thanh PC hàng đầu dành cho Game thủ - SupremeFX Formula:
Những chỉ số "khủng": Bộ giải mã KTS sang analog (DAC) - Cirrus Logic® CS4398 - cho chỉ số độ nhiễu trên tín hiệu SNR ấn tượng chưa từng xuất hiện trong giải pháp âm thanh tích hợp: 120dB, cùng op-amps Texas Instruments® TPA6120A2 hỗ trợ khuếch đại âm thanh cho headphone trở kháng cao lên đến 600ohm.
Linh kiện đạt chuẩn audiophile được trang bị có thể kế đến như: tụ nắn âm ELNA® (Japan) và tụ phiến - WIMA® film capacitors - (Made in Germany) giúp tăng độ chi tiết phản hồi ở dải siêu trầm và siêu cao (tiếng bom rền, tiếng súng, bước chân... khi chơi Game) trong khi vẫn trình diễn một chất âm ấm áp, trong trẻo và chân thật khi trải lòng cùng những ca khúc yêu thích.
Về mặt thiết kế ASUS đã chăm chút đến từng chi tiết như: kỹ thuật nhân và đảo chiều tín hiệu đa op-amps (differential circuit design with high-fidelity operational amplifiers (op-amps)) giúp lọc nhiễu và tăng cường tín hiệu số. Vỏ bọc EMI chống nhiễu từ hoặc tĩnh điện phủ mặt trên chip giải mã âm thanh (codec) cùng thiết kế tách riêng mạch âm ra khỏi mạch tạo xung cũng như hệ thống cấp nguồn cho CPU... Tất cả đã góp phần tạo nên một giải pháp âm thanh độc nhất vô nhị, hứa hẹn một trải nghiệm chưa từng có cho Game thủ.
2.6/ Các cổng kết nối và các nút điều chỉnh hệ thống:
Nút Reset BIOS, nút ROG Connect (ép xung và theo dõi tình trạng của hệ thống bằng MTXT thông qua cáp USB) và hệ thống cổng USB 2.0, 3.0 nằm ở mặt sau của Maximus VI Formula.
Các bạn có thể xem thêm clip sau đây để có thể hiểu sâu hơn về thiết kế cũng như là tính năng của sản phẩm này:
3/ Một số công nghệ mới trên Board mạch chủ này: RAMDISK, SONIC GADA:
3.1/ RAMDISK: là 1 công nghệ biến RAM làm ổ cứng ảo để boost tốc độ chạy và tải chương trình nặng như game và các soft đồ họa. Các bạn hãy xem clip bên dưới để có thể hiểu rõ hơn về công nghệ này.
3.2/ SONIC RADAR: là 1 công nghệ giúp cho các game thủ có thể phát hiện kẻ địch khi đang chiến đấu.
II/ Các kết quả Benchmark:
Để biết xem hiệu năng của ASUS MAXIMUS FORMULA như thế nào, mình có 1 số Benchmark so sánh giữa i7 3770k và i7 4770K ở mức Default 3.9GHz gửi đến các bạn tham khảo.
Lưu ý: Trong quá trình Benchmark mình có sử dụng card VGA NVIDIA GTX 670 cho các game: Metro Last Light, Crysis 2, Resident Evil 6. Tất cả những Benchmark còn lại mình đều sử dụng card VGA Onboard.
1/ 3D Mark 11:
Biểu đồ trên cho thấy kết quả Benchmark của i7 3770K và i7 4770K có sự chênh lệnh từ 8% đến 50% tùy mỗi loại điểm số. Ví dụ: Physis Score của i7 3770K thấp hơn khoảng 8% so với i7 4770K,....
2/ 3D Mark 2013:
Sau khi Benchmark 3D Mark 2013, ta thấy điểm số của mỗi loại game chênh lệnh nhau rất nhiều khoảng từ 1400 điểm đến 10300 điểm tùy từng loại game. Ví dụ: Fire Strike Physics của i7 3770K là 9267 và i7 4770K là 10746, tương đương khoảng 14%,.....
3/ 3D Mark Vantage:
Biểu đồ trên cho thấy kết quả Benchmark của i7 3770K và i7 4770K có sự chênh lệnh từ 8% đến 50% tùy mỗi loại điểm số. Ví dụ: Physis Score của i7 3770K thấp hơn khoảng 8% so với i7 4770K,....
2/ 3D Mark 2013:
3/ 3D Mark Vantage:
Kết quả nhận được từ biểu đồ trên cho thấy điểm số của i7 4770K tăng rất đáng kể so với i7 3770K. Cụ thể là: điểm 3D Mark Score tăng khoảng 2134, tương đương khoảng 33% so với i7 3770K,....
4/ AIDA 64:
Kết quả nhận được sau khi test cho thấy các điểm số của Memory Copy, Memory Read, Memory Write, CPU AES, CPU Hash, CPU ZLib tăng rất nhiều. Chẳng hạn điểm số Memory Copy của i7 4770K tăng khoảng hơn 2000 điểm, tương đương 9% so với i7 3770K,.....
Dựa vào điểm số có được sau khi test,ta thấy điểm số CPU Queen, FPU Julia, FPU Mandel, FPU VP8, FPU Sịnulia của i7 4770K tăng không nhiều lắm(chưa đến 600 điểm). Ví dụ: CPU Queen của i7 4770K hơn i7 3770K là 566 điểm (tương đương 2%),....
5/ WPrime và Hexus Pifast:
Đối với 2 chương trình này, ta thấy thời gian tính tóan để xử lý công việc của i7 4770K nhanh hơn khoang 2s so với i7 4770K. Ở WPrime, i7 4770K mất nhiều thời gian làm việc hơn i7 3770K khoảng hơn 11s.
6/ X264, Crysis 2, Metro Last Light, Cinebench 11.5:
Đối với X264, Crysis2, Metro Last Light, Cinebench 11.5, ta thấy điểm số hơn nhau không nhiều giữa i7 4770K và i7 3770K tùy vào mỗi loại Benchmark. Cụ thể là điểm số Crysis 2 của i7 4770K hơn i7 3770K khoảng 0.6 điểm,.....Do Metro Last Light là 1 game sử dụng card VGA nên Benchmark trên 2 hệ thống sử dụng chung 1 card VGA NVIDIA GTX 670 thì điểm số vẫn không có sự thay đổi. Game Crysis 2 là game vừa sử dụng CPU và GPU nên 2 hệ thống ở cùng mức xung và cùng card VGA thì điểm số cũng không thay đổi nhiều. Cinebench 11.5 cũng giống như game Crysis 2 là 1 chương trình Benchmark vừa sử dụng CPU vừa sử dụng GPU nên điểm số không thay đổi nhiều khi 2 hệ thống cùng mức xung và cùng sử dụng card VGA NVIDIA GTX670.
7/ Cinebench 10 và Resident Evil 6:
Còn đối với Cinebench 10 và Resident Evil, ta thấy điểm số Cinebench 10 của i7 4770K hơn rất nhiều i7 3770K khoảng hơn 3400 điểm (tương đương 12% ). Còn Resident Evil 6 là game vừa sử dung GPU vừa sử dụng CPU( chủ yếu là GPU) nên khi dùng chung 1 card VGA và hệ thống cùng mức xung thì kết quả của 2 hệ thống cũng gần bằng nhau.
III/ Hiệu năng sau khi OverClock của i7 4770K từ 3.9GHz lên 4.6GHz và VGA Onboard từ 1250 lên 1700 trên Mainboard ASUS MAXIMUS FORMULA:
1/ 3D Mark 11:
Sau khi OC hệ thống, ta thấy điểm số tăng lên khá nhiều tùy theo mỗi loại điểm số. Cụ thể: Điểm số của Physics Score trước và sau khi OC hệ thống tăng khoảng hơn 800 điểm(tương đương 9% ),...
2/ 3D Mark 2013:
Kết quả trên biểu đồ cho thấy, điểm số sau khi OC hệ thống tăng rất nhiều so với Defaut ban đầu ở mỗi loại. Ví dụ: Điểm số của Ice Storm sau khi OC hệ thống tăng khoảng 13332 điểm (tương đương 19% )so với Default ban đầu,....
3/ 3D Mark Vantage:
Dựa vào biểu đồ kết quả sau khi OC thì các điểm số Benchmark của 3D Mark Vantage tăng rất đáng kể. Cụ thể như: điểm số GPU Score và 3D Mark Score sau khi OC tăng khoảng 3 lần so với giá trị Dèult ban đầu và điểm CPU Score sau khi OC trên 5000 điểm(tương đương 17% ).
4/ AIDA 64:
Kết quả test được sau khi OC hệ thống cho thấy các điểm số của Memory Copy, Memory Read, Memory Write, CPU AES, CPU Hash, CPU ZLib tăng rất nhiều. Chẳng hạn điểm số Memory Write của i7 4770K tăng gần 4000 điểm(tương đương 15%) so với giá trị Default ban đầu ,...
Kết quả trên cho thấy điểm số CPU Queen, FPU Julia, FPU Mandel, FPU VP8, FPU Sịnulia của i7 4770K tăng rất bất ngờ. Ví dụ: FPU Julia của i7 4770K sau khi OC tăng trên 4000 điểm(tương đương 16%) so với giá trị Default,....
5/ WPrime và Hexus Pifast:
Sau khi hệ thống đã được OC, ta thấy điểm số và thời gian của Wprime và Hexus Pifast được cải thiện rõ rệt.Cụ thể như là: điểm số của Wprime sau khi OC hệ thống giảm khoảng 31 điểm(tương đương 14%) và thời gian của Hexus Pifast cũng nhanh hơn khoảng 2s.
6/ X264, Crysis 2,Metro Last Light, Cinebench 11.5:
X264 là 1 chương trình Benchmark sử dụng CPU là chủ yếu nên khi OC hệ thống thì điểm số được cải thiện rất ngạc nhiên. Còn các game Metro Last Light, Crysis 2 và chương trình Cinebench 11.5 sử dụng chủ yếu là GPU nên khi ta OC hệ thống lên mà sử dụng chung 1 card VGA NVIDIA GTX670 thì điểm số cũng không được cải thiện nhiệu
7/ Cinebench 10 và Resident Evil 6:
Như đã nói ở trên, Cinebench 10 là 1 chương trình Benchmark sử dụng CPU là chủ yếu nên khi OC hệ thống thì điểm số được cải thiện rất nhiệu Còn về Resident Evil 6 là 1 game sử dụng GPU là chũ yếu nên khi OC hệ thống thì điểm số của 2 hệ thống cũng tương đương nhau,chênh lệch không nhiều.
IV/ Ưu và nhược điểm của ASUS MAXIMUS FORMULA:
1/ Ưu điểm:
Thiết kế đơn giản nhưng rất chắc chắn ấn tượng và cá tính.
Hệ thống tản nhiệt thiết kế khá hiệu quả.
Có rất nhiều tính năng RAMDisk, SonicRadar.... và những tính năng khác hổ trợ toàn diện cho việc ép xung.
BIOS thỏa mãn 200% yêu cầu của overclockers.
SupremeFX Formula cho chất lượng âm thanh rất tốt.
2/ Nhược điểm:
Hệ thống giáp chống nhiệt rất chắc chắn và rất tốt nhưng tháo card rời sẽ hơi bị khó.
Chất lượng âm thanh của card âm thanh tích hợp tốt nhưng chưa phải là số 1 như tham vọng của ASUS.
Giá thành của sản phẩm cao.