Mặc Kệ Họ

nguyencaoanton

sự học cốt để thành nhân, bất thành tài.
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/3/2015
Bài viết
73
upload_2019-6-10_6-29-50.png


Đây là một bức tranh thêu rất đẹp có tên Đáo Nghuyệt Đàm nghĩ là “quay lại hồ trăng”. Trong tranh vẽ một đàn cá chép khoảng 40 con, bơi quanh ánh trăng phản chiếu mặt nước. Bầy cá chép không đến nổi cắn giết nhau, nhưng nhìn cảnh chen lấn, chật vật trông đến tội.

Chúng ta sẽ không bàn đến ý tưởng phát thảo, bố cục, tỉ lệ, phối màu, hay ánh sáng. Chúng ta sẽ tập trung vào ý nghĩa.

Đầu tiên, bầy cá chép đông đúc kia là gì nếu không phải là cộng đồng loài người, còn ở đâu không quan trọng.

Hồ nước là không gian sống, là mội trường sống của chúng ta

Ánh trăng phản chiếu lung linh, lấp lánh phải chăng đó là ánh hào quang trong đời.

upload_2019-6-10_6-30-29.png


Chúng ta tranh giành ánh hào quang đó, như cách bọn cá chép giành nhau ánh trăng.

Tất nhiên, con người, đời người không đơn giản như bầy cá chép kia và cái hồ của chúng, nhưng xét theo nghĩa hoán dụ thì phần tương đồng không hề nhỏ.

Bầy cá chép mê ánh trăng, cố gắng chen lấn, quay quần bên ánh trăng như con người bu quanh chỗ nào mang nhiều lời ích và vinh sang, bất kể phải tranh giành, chà đạp nhau.

Bức tranh là một tác phẩm nghệ thuật cao nên người ta không vẽ ra cảnh tranh giành khốc liệt, (hoặc giả họ muốn diễn tả một cách hiểu nào đó khác chăng?) Nhưng cảnh giành giật vinh hoa phú quý của loài người kinh khủng , thối tha hơn nhiều.

Nhưng ánh trăng là giả, vinh hoa là thật cơ mà!

Không! Vinh hoa trong đời cũng giả, giả còn hơn ánh trăng.

Bầy cá kia có thể quay lại hồ trăng ( đáo nguyệt đàm) mỗi tháng, nghĩa là trong đời chúng có thể giành nhau nhau vinh hoa, hào quang vài lần.

Còn con người, chúng ta có duy nhất một lần. Giành nhau cả đời để gom góp, bất chấp tất cả để chiếm đoạt, giành giật, trộm cướp, lừa gạt,…không từ thủ đoạn xấu xa nào nhưng khi chết đi, họ chẳng những không mang theo gì mà còn để lại họa cho con cháu với khối tài sản, danh tiếng hảo, quyền lực…họ chỉ làm cho con cháu của họ trở nên lười biếng , ỷ lại, cao ngạo, ăn chơi, hèn và ác như họ thôi..Thật đúng là “dưỡng phúc di họa” vậy.

Vậy thì bức tranh chỉ để phê phán con người thôi sao. Không, nghệ thuật đúng là nghệ thuật phải vì con người, chữa lành con người, khiến họ vui vẻ, tin tưởng và trở nên tốt đẹp hơn vì “nghệ thuật vị nhân sinh”

Bức tranh truyền tải một thông điệp rất hay.

Cá chép là loài cá đặt biệt trong tất cả các loài cá vì chúng có thể hóa long nếu chúng có thể vượt vũ môn.

Cá chép là hình thức cơ bản tầm thường nhưng sẽ nâng cấp thành rồng- loài cao quý nếu như chúng đủ khôn ngoan để tìm được vũ môn, đủ sức để vượt được vũ môn


upload_2019-6-10_6-31-4.png


Nếu cá chép là hình ảnh hoán dụ của loài người, nghĩa là nếu chúng ta học hành thông tuệ, giác ngộ, tìm được chân lý đời mình, vượt qua trở lực của sự tầm thường của đời thường, chúng ta sẽ trở nên cao quý, viên mãn. Chúng ta cũng “hóa long” tức là thành chính nhân, á thánh,thánh thần, phật được đó sao. Nghĩ cho cùng, đây chẳng phải là ý nghĩa tối hậu, ước mơ tột bậc của con người đó sau.

Tóm lai, việc phải làm của cá chép là cố gắng vượt vũ môn chứ không phải tranh nhau cái ánh trăng đẹp, như giả tạo, ngắn gủi, phù du. Việc phải làm của con người là rèn sức, rèn trí để “vượt vũ môn”, nâng cấp chính mình, trở thành một thực thể hoàn hảo ,thánh thiện không phải là đâm chém nhau tranh giành vinh hoa phú quý vô thường.
Kệ họ đi các em. Gắng lên nhé.

Nguyễn Cao An Tôn- no matter what i do, I'll do it on my name

Thursday June 6, 2019
 
×
Quay lại
Top