- Tham gia
- 20/7/2012
- Bài viết
- 2.255
Tinh giản lao động để tăng lương
tuoitre.vn
TTO - Đội ngũ công chức cồng kềnh, người làm việc không hiệu quả thì không nên tăng lương mà phải giảm.
Sắp xếp lại và lựa chọn người đảm nhiệm tốt công việc để trả lương xứng đáng và tăng lương để nâng cao tính cạnh tranh.
Ngày 20-10, bạn đọc Tuổi Trẻ tiếp tục gửi nhiều phản hồi về việc Bộ Tài chính dự tính năm 2013 không tăng lương do khó khăn ngân sách.
TTO trích đăng thêm các ý kiến:
Sắp xếp lại công việc
Với đội ngũ công chức cồng kềnh và làm việc không hiệu quả như hiện nay thì không nên tăng lương. Nhà nước cần phải sắp xếp lại và lựa chọn người đảm nhiệm tốt công việc với áp lực cao để trả lương xứng đáng. Có thể gấp 3-4 lần hiện tại vẫn được. Hiện nay công chức làm cả tháng có khi chỉ làm 1 tuần là xong, lương như vậy cũng vẫn sướng chán.
Đối với doanh nghiệp trong giai đoạn này cũng không thể tăng lương được vì kinh tế khó khăn, doanh nghiệp phải lận đận trong kinh doanh, hàng hóa tồn kho nhiều, nếu tăng lương sẽ thêm khó cho doanh nghiệp.
LÊ THẮNG
Nghịch lý
Nếu sống, làm việc và cống hiến mà nghĩ về tiền, về lương hoài thì cũng khó mà sống. Tuy nhiên đó chính là động lực để "bôi trơn" công việc. Lương không tăng khi giá cả tăng hằng ngày, hằng giờ. Sáng ngủ dậy là giá đã lên trong khi lương thì không đủ mà phải gánh thêm nhiều loại phí.
Khi xưa ba tôi là giáo viên như tôi, lương thời điểm đó chỉ có 1,5 triệu nhưng nuôi 4 đứa con khỏe, bây giờ 4 triệu vẫn chưa vào đâu.
Không tăng lương thì đời sống cán bộ công chức sao ổn định, sao tập trung vào công việc được. Có ai để con nhịn đói đi học, bản thân phải nhịn ăn để đi làm thì mới thấy được nỗi khổ đó. Mong Bộ Tài chính xem xét lại.
duong_vanvu@
Tinh giản biên chế
1. Tăng tính hiệu quả của đồng tiền ngân sách: tinh giản biên chế, cắt giảm ngân sách vào những chỗ không hiệu quả, chống tham nhũng...
2. Tăng tính hiệu quả của nền kinh tế: để tăng ngân sách mà không đòi hỏi chuyện tăng thuế (tăng thuế dẫn đến tăng lạm phát dẫn đến việc phải tăng lương tiếp).
Mà kinh tế hiện nay khó khăn nên chỉ có cách thứ nhất thôi.
Truong Tran
Sa thải những người chây ì
Tôi nghĩ hoàn toàn có thể tăng lương được nếu làm mạnh mẽ trong việc giảm biên chế, chấp nhận đau một lần còn hơn dây dưa, vương thì tội. Những thành phần chây ì, sáng vác ô đi tối vác ô về chẳng cần biết mình làm được gì cho xã hội cần giảm 50%. Tôi nghĩ việc này cũng không ảnh hưởng gì đến bộ máy công quyền, đôi khi lại thoáng chỗ dễ làm việc hơn, không trở ngại trong công việc, lấy kinh phí đó mà trả lương cho những người làm việc thật sự. Được quá chứ sao không được!
vantx64@
Dùng ngân sách phải hợp lý
Bản thân tôi là sinh viên mới ra trường, vừa xin vào cơ quan nhà nước được mấy tháng. Tăng lương đối với công chức là điều cần giải quyết. Nếu như ngân sách thiếu thì nên tiết kiệm. Tình trạng viên chức đi xe hạng sang, tiệc tùng chiêu đãi thừa mứa, mỗi lần đi công tác là đi bằng máy bay, ở khách sạn đắt tiền thực chất là không cần thiết.
Pham Thi Mai Lan
tuoitre.vn
TTO - Đội ngũ công chức cồng kềnh, người làm việc không hiệu quả thì không nên tăng lương mà phải giảm.
Sắp xếp lại và lựa chọn người đảm nhiệm tốt công việc để trả lương xứng đáng và tăng lương để nâng cao tính cạnh tranh.
Ngày 20-10, bạn đọc Tuổi Trẻ tiếp tục gửi nhiều phản hồi về việc Bộ Tài chính dự tính năm 2013 không tăng lương do khó khăn ngân sách.
TTO trích đăng thêm các ý kiến:
Sắp xếp lại công việc
Với đội ngũ công chức cồng kềnh và làm việc không hiệu quả như hiện nay thì không nên tăng lương. Nhà nước cần phải sắp xếp lại và lựa chọn người đảm nhiệm tốt công việc với áp lực cao để trả lương xứng đáng. Có thể gấp 3-4 lần hiện tại vẫn được. Hiện nay công chức làm cả tháng có khi chỉ làm 1 tuần là xong, lương như vậy cũng vẫn sướng chán.
Đối với doanh nghiệp trong giai đoạn này cũng không thể tăng lương được vì kinh tế khó khăn, doanh nghiệp phải lận đận trong kinh doanh, hàng hóa tồn kho nhiều, nếu tăng lương sẽ thêm khó cho doanh nghiệp.
LÊ THẮNG
Nghịch lý
Nếu sống, làm việc và cống hiến mà nghĩ về tiền, về lương hoài thì cũng khó mà sống. Tuy nhiên đó chính là động lực để "bôi trơn" công việc. Lương không tăng khi giá cả tăng hằng ngày, hằng giờ. Sáng ngủ dậy là giá đã lên trong khi lương thì không đủ mà phải gánh thêm nhiều loại phí.
Khi xưa ba tôi là giáo viên như tôi, lương thời điểm đó chỉ có 1,5 triệu nhưng nuôi 4 đứa con khỏe, bây giờ 4 triệu vẫn chưa vào đâu.
Không tăng lương thì đời sống cán bộ công chức sao ổn định, sao tập trung vào công việc được. Có ai để con nhịn đói đi học, bản thân phải nhịn ăn để đi làm thì mới thấy được nỗi khổ đó. Mong Bộ Tài chính xem xét lại.
duong_vanvu@
Tinh giản biên chế
1. Tăng tính hiệu quả của đồng tiền ngân sách: tinh giản biên chế, cắt giảm ngân sách vào những chỗ không hiệu quả, chống tham nhũng...
2. Tăng tính hiệu quả của nền kinh tế: để tăng ngân sách mà không đòi hỏi chuyện tăng thuế (tăng thuế dẫn đến tăng lạm phát dẫn đến việc phải tăng lương tiếp).
Mà kinh tế hiện nay khó khăn nên chỉ có cách thứ nhất thôi.
Truong Tran
Các tập đoàn Viêt Nam làm ăn thua lỗ cả trăm ngàn tỉ đồng. Nếu số tiền này được bổ sung vào tiền lương thì người công nhân Việt Nam sống thoải mái biết bao. Đất Phương Nam |
Tôi nghĩ hoàn toàn có thể tăng lương được nếu làm mạnh mẽ trong việc giảm biên chế, chấp nhận đau một lần còn hơn dây dưa, vương thì tội. Những thành phần chây ì, sáng vác ô đi tối vác ô về chẳng cần biết mình làm được gì cho xã hội cần giảm 50%. Tôi nghĩ việc này cũng không ảnh hưởng gì đến bộ máy công quyền, đôi khi lại thoáng chỗ dễ làm việc hơn, không trở ngại trong công việc, lấy kinh phí đó mà trả lương cho những người làm việc thật sự. Được quá chứ sao không được!
vantx64@
Dùng ngân sách phải hợp lý
Bản thân tôi là sinh viên mới ra trường, vừa xin vào cơ quan nhà nước được mấy tháng. Tăng lương đối với công chức là điều cần giải quyết. Nếu như ngân sách thiếu thì nên tiết kiệm. Tình trạng viên chức đi xe hạng sang, tiệc tùng chiêu đãi thừa mứa, mỗi lần đi công tác là đi bằng máy bay, ở khách sạn đắt tiền thực chất là không cần thiết.
Pham Thi Mai Lan