Lợi ích văn hóa truyền thống của Nhật mang lại cho Matsushita giai đoạn 1950-1980

khaanhbeautiful

Thành viên
Tham gia
21/1/2015
Bài viết
0
Thành lập vào năm 1920, công ty sản xuất hàng điện tử tiêu dùng M atsushita đã phát triển vượt bậc và trở thành công ty điện tử hùng mạnh trong khi Nhật Bản trở thành một siêu cường quốc về kinh tế trong những thập niên 1970 và 1980. Cũng giống như những doanh nghiệp có từ lâu đời của Nhật Bản, Matsushita được xem như là một thành lũy của giá trị truyền thống của Nhật Bản dựa trên sự gắn bó tập thể một cách chặt chẽ, lợi ích có qua có lại và sự trung thành đối với công ty. M ột số người cho rằng sự thành công của Matsushita nói riêng và của Nhật Bản nói chung là do sự tồn tại những giá trị của đạo Khổng ở nơi làm việc. Ở Matsushita, nhân viên được chăm sóc từ lúc "chào đời cho đến khi nhắm mắt xuôi tay". Matsushita cung cấp cho họ rất nhiều lợi ích khác nhau bao gồm chi phí nhà rẻ, chế độ làm việc suốt đời, hệ thống trả lương dựa trên thâm niên và những khoản tiền thưởng hưu rất hấp dẫn. Bù lại Matsushita kỳ vọng vào sự trung thành và làm việc chăm chỉ từ các nhân viên của nó. Tư vấn du học việc làm
Đối với thế hệ người dân Nhật Bản sống sau chiến tranh, phải trăn trở để vượt qua nỗi nhục thua trận, thì đó dường như là một sự thoả thuận hợp lý. Các nhân viên đã làm việc rất chăm chỉ vì sự phát triển của M atsushita, và Matsushita đã bù đắp lại bằng những lợi ích rất thỏa đáng như trên.

Tuy nhiên, văn hoá không đứng yên vĩnh viễn https://việclàmtiếngnhật.vn/du-hoc-viec-lam/the-manh-trong-thuong-mai-dien-tu-o-nhat-ban.html. Theo những nhà quan sát, thế hệ sinh sau 1964 thiếu đi sự cam kết với truyền thống văn hóa Nhật Bản như cha mẹ của họ.
Họ lớn lên trong một thế giới giàu hơn, nơi mà họ bị tác động bởi văn hóa phương Tây nhiều hơn, nơi mà sự thể hiện cá nhân dường như được ủng hộ hơn. Họ không muốn bị buột chặt vào công ty cả đời. Xu hướng này ngày càng rõ hơn trong năm 1990 khi mà sự đình trệ kinh tế của Nhật Bản kéo dài. Các công ty của Nhật Bản bị thúc ép phải thay đổi cách thức kinh doanh truyền thống. Dần dần các công ty gặp khó khăn phải sa thải các nhân viên lớn tuổi, mong muốn xóa bỏ triệt để chế độ làm việc suốt đời. Khi những nguời trẻ tuổi nhận thấy điều đó, họ kết luận rằng sự trung thành với công ty có thể không được đền đáp xứng đáng; và điều đó cho thấy sự duy trì truyền thống là rất khó khăn.

Matsushita là công ty cuối cùng quay lưng lại với các truyền thống của Nhật Bản.
Trong năm 1998 sau nhiều năm khó khăn, Matsushita buộc phải điều chỉnh những
thông lệ truyền thống của nó. Việc điều chỉnh được khởi xướng từ một nhóm những nhà quản lý rất có kinh nghiệm trong các hoạt động của M atsushita ở nước ngoài, mà dẫn đầu là Kunio Nakamura, người sau này trở thành Tổng giám đốc của Matsushita vào năm 2000.
[/i][/i][/i][/i]
 
×
Quay lại
Top