Loãng xương ở người cao tuổi và vấn đề dinh dưỡng thế nào ?

minhminh6

Banned
Tham gia
21/8/2017
Bài viết
0
Người già chính là nguyên nhân của rất nhiều bệnh nguy hiểm liên quan đến xương khớp, trong đó có loãng xương. Tuổi càng cao thì nguy cơ xương khớp bị yếu dần và lão hóa càng lớn. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng những biến chứng mà nó gây ra lại ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Để hiểu rõ hơn về bệnh loãng xương ở người cao tuổi và vấn đề dinh dưỡng bạn đọc tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Loãng xương là gì?
4-10-500x381.jpg


Loãng xương được xếp vào nhóm những bệnh liên quan đến xương khớp cực kỳ khó chữa. Loãng xương là hiện tượng tăng phần xốp của xương do giảm số lượng chất nền xương (bone matrix), giảm trọng lượng thể tích xương, và đó cũng là hậu quả của việc suy giảm các khung protein và lượng calci của cơ thể. Loãng xương khiến người bệnh khó khăn trong vận động cũng như ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

Triệu chứng loãng xương ở người cao tuổi thường gặp nhất
  • Người già hay có cảm giác đau nhức ở các đầu xương, đau nhất là khi vận động, ngồi xuống đứng lên, khi leo cầu thang còn thấy những tiếng động phát ra từ các đầu xương và giảm đi khi được nghỉ ngơi, đau mỗi khi thời tiết thay đổi.
  • Một số người còn đau cột sống nặng hơn có thể sẽ có hiện tượng cứng cơ kèm co giật.
  • Cột sống xuất hiện hiện tượng bị gù vẹo, chiều cao cơ thể giảm mà không rõ nguyên nhân.
  • Thỉnh thoảng ớn lạnh, chuột rút, hay ra mồ hôi trộm.
  • Những người bị cao huyết áp và thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống lưng thì nguy cơ bị loãng xương cao hơn người bình thường.
Phòng và chữa loãng xương ở người cao tuổi
Với mỗi người lại có những triệu chứng khác nhau chính vì vậy nếu thấy có những dấu hiệu bất thường thì phải đến các cơ sở y tế để được chuẩn đoán bệnh sớm nhất có thể. Đặc biệt là những người cao tuổi cần phải đi khám định kỳ, phát hiện bệnh càng sớm sẽ càng dễ điều trị.

5-10.jpg


Những người bị loãng xương thì phải hết sức cẩn thận trong khi vận động, đi lại cũng phải nhẹ nhàng, tránh vấp ngã, khuỵu, gập chân, tay, nhất là khi leo cầu thang vì nếu trượt chân thì có thể dẫn đến gãy xương đặc biệt nguy hiểm.

Dinh dưỡng cho người bị loãng xương
  • Người bệnh cần cung cấp một chế độ dinh dưỡng giàu canxi, protein, vitamin D như: tôm, cua, ốc, những thực phẩm có chứa nhiều canxi tốt cho xương khớp
  • Nên ăn nhiều hoa quả, trái cây tươi, giá đỗ hằng ngày, kết hợp nấu những món ăn giàu canxi giúp làm tăng khả năng chuyển hóa của xương, giảm tốc độ mất xương và tăng khoáng chất cho xương.
  • Không nên ăn quá nhiều tinh bột đường trong mỗi bữa ăn, chỉ nên ăn khoảng 80-100g lượng bánh phở cho bữa sáng còn trưa và chiều thì chỉ ăn một chén cơm là đủ hoặc có thể thay thế bằng gạo nứt. Bởi thành phần của gạo có chứa nhiều tinh bột đường, ăn nhiều khiến cho cơ thể dư thừa tinh bột hơn nữa còn làm cho tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
6-9-500x381.jpg


  • Mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 200-250g lượng thịt cá (trừ khi có suy thận thì cần giảm). Nên ăn thịt nạc và thường xuyên ăn cá.
  • Tăng cường lượng rau củ trong mỗi bữa ăn. Cung cấp khoảng 250-350g cho mỗi ngày. Nên ăn các loại trái cây ít ngọt, xơ nhiều như: táo còn vỏ, ổi…ăn vào các bữa phụ để bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
  • Hạn chế những thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo động vật, dầu dừa bởi chúng có hàm lượng cholesterol rất cao không tốt cho những người mắc bệnh tim mạch và xương khớp.
Bệnh loãng xương đặc biệt nguy hiểm với người cao tuổi. Vì vậy cần phải phát hiện bệnh sớm để có những biện pháp điều trị bệnh kịp thời cũng như hạn chế tối đa những hậu quả xấu mà bệnh gây ra.
Nguồn https:// benhnguoicaotuoi.net/tim-hieu-benh-loang-xuong-o-nguoi-cao-tuoi-va-van-de-dinh-duong/
 
×
Quay lại
Top