Lỗ thủng tầng ôzôn ở Nam Cực năm 2020

Dung Vuong

Founder at Wiki Cabinet Media
Tham gia
26/11/2019
Bài viết
0
Wikicabinet – Kênh thông tin tri thức nhân loại kính chào quý độc giả ở kỳ trước chúng tôi đã giới thiệu các chủ đề về:

Ngành hàng không đóng góp 3,5% vào tác nhân của biến đổi khí hậu

Kỳ này wikicabinet xin giới thiệu đến độc giả một chủ đề thú vị về Lỗ thủng tầng ôzôn ở Nam Cực năm 2020 . Mời quý độc giả đón theo dõi chủ đề này cùng wikicabinet nhé.

Lỗ thủng tầng ôzôn hiện nay bằng một nửa so với năm ngoái, nhưng sẽ còn tồi tệ hơn nhiều nếu không có lệnh cấm các chất làm suy giảm tầng ôzôn.

Lỗ thủng tần ôzôn ở Nam Cực vào ngày 20 tháng 9 năm 2020, khi nồng độ khí đạt mức thấp nhất trong năm. Màu tím và xanh lam là nơi lượng ozone thấp nhất. (Nhà cung cấp hình ảnh: NASA)



Lỗ thủng tần ôzôn trong tầng bình lưu năm nay trên Nam Cực tăng 3,3 triệu dặm vuông so với năm ngoái.

Tại 7-25 dặm trên bề mặt Trái đất, ôzôn trong tầng bình lưu được coi là một lớp kem chống nắng hành tinh quan trọng, hấp thụ tia cực tím từ mặt trời. Nếu không có tầng ôzôn này, mọi sinh vật trên Trái đất sẽ bị đe dọa bởi sự ảnh hưởng nghiêm trọng từ tia cực tím mặt trời. Nó sẽ thiêu rụi bề mặt của Trái đất, khiến con người và các sinh vật sống bị tổn hại.

Máy đo ôzôn NOAA, một công cụ được sử dụng để giúp các nhà khoa học theo dõi lỗ thủng ôzôn ở Nam Cực, đi lên Nam Cực trong bức ảnh timelapse được chụp vào ngày 21 tháng 10. (Nguồn: Yuya Makino / IceCub qua NOAA)



Về lâu dài, sự ràng buộc của NGHỊ ĐỊNH THƯ MONTREAL về các chất làm suy giảm tầng ôzôn cần được thắt chặt hơn nữa. Đặc biệt là các nước có mức phát thải chất làm suy giảm tầng ôzôn ở mức cao. Công ước này cấm sử dụng các chất do con người tạo ra làm suy giảm tầng ôzôn ở tầng bình lưu. Trong gần 1 năm qua, kể từ khi đại dich COVID – 19 bùng nổ, mức độ nghiêm trọng của lỗ thủng tầng ôzôn giảm đáng kể. Có thể nói, đây là một tín hiệu tích cực trong suốt hàng thập kỷ vận động vá lành tầng ôzôn. Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan, bởi sự thay đổi về thời tiết và bùng nổ dân số cũng như sự phát triển của các ngành công nghiệp gây hại cho khí quyển khó có thể dự đoán trước được.

Mặc dù lỗ thủng tầng ôzôn năm 2020 là một bước lùi so với năm ngoái, nhưng nó nhỏ hơn so với 20 năm trước, nhờ Nghị định thư Montreal . Hiệp ước, được ký kết vào năm 1987, đã giảm dần các chất hóa học làm suy giảm tầng ôzôn trong khí quyển.

Chúng ta còn một chặng đường dài phía trước, nhưng sự biến chuyển đó đã tạo ra sự khác biệt lớn trong năm 2020.

Vào lúc cao điểm, lỗ thủng tầng ôzôn năm nay đã đạt khoảng 9,6 triệu dặm vuông. Các quan sát cho thấy sự loại bỏ gần như hoàn toàn của ôzôn trong một cột cao 4 dặm của tầng bình lưu trên Nam Cực.

Lỗ thủng tầng ôzôn năm ngoái là lỗ nhỏ nhất được ghi nhận, do nhiệt độ ấm lên bất thường ở tầng bình lưu. Năm nay, các điều kiện đã đảo ngược, với cái lạnh dai dẳng đã giúp thúc đẩy các phản ứng hóa học dẫn đến sự suy giảm tầng ôzôn.

Các nhà khoa học của NASA và NOAA dự đoán lỗ thủng tầng ôzôn tương đối lớn và sâu của năm nay sẽ tồn tại đến tháng 11. Nó là con số lớn thứ 12 từng được đo trong vòng 40 năm ghi lại từ vệ tinh.

Các nhà khoa học cũng đo nồng độ ôzôn trên Nam Cực bằng các thiết bị tạo ra từ khí cầu. Trong kỷ lục 33 năm đó, đây là lỗ thủng tầng ôzôn lớn thứ 14.

Trong kỳ tiếp theo, Wikicabinet trân trọng mời độc giả đón đọc chủ đề 10 điều bạn có thể làm để cứu trái đất.

Nếu có những thắc mắc hay muốn tìm hiểu về bất kỳ chủ đề nào, hãy liên hệ với Wikicabinet bằng cách bình luận ở phía dưới nhé.





Source:Wiki Cabinet
Via:Wiki Cabinet
Tags:Lỗ thủng tầng ôzôn
 
×
Quay lại
Top