- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Sau hàng loạt danh sách thủ khoa các trường được công bố, nhiều người giật mình khi "mặt trái" của kỳ thi đại học, cao đẳng năm 2013 lộ diện với hàng ngàn điểm 0 của các thí sinh. Phải chăng đang tồn tại một lỗ hổng trong việc đào tạo và thi cử của học sinh hiện nay?...
Báo động đỏ!
Con số khiến cộng đồng mạng phải xôn xao với thông tin trường đại học Công nghiệp Hà Nội có vài chục ngàn bài thi của thí sinh bị 0 đến 1 điểm. Kết quả này được ví qua mặt "kỷ lục" mà trường đại học Kinh tế Quốc dân đã lập trước đó. Theo liệt kê của bản danh sách, đứng ở các vị trí tiếp theo là trường ĐH Giao thông Vận tải, học viện Tài chính, ĐH Tài chính Marketing với hàng loạt thí sinh "dính" điểm 0...
Trong khi đó, ở phía Nam, danh sách cũng được liệt kê với con số không thua kém. ĐH Cần Thơ có đến 700 bài thi môn Toán bị điểm 0, trường Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM có 200 bài thi môn Toán các khối điểm 0; Trường ĐH Hàng hải với 184 điểm 0 môn Toán; trường ĐH Phạm Văn Đồng có 49 bài thi môn Sử bị điểm 0; trường ĐH Luật TP.HCM có 46 bài thi môn Sử điểm 0; trường ĐH Y dược Cần Thơ có 188 bài thi môn Toán điểm 0; trường ĐH Thủ Dầu Một có gần 20 bài thi môn Toán và 50 bài thi môn Lịch sử điểm 0...
Những điểm 0 này tập trung nhiều ở các môn tự luận. Trong đó môn Toán có nhiều bài thi bị điểm 0 nhất, kế đến là Lịch sử, Ngữ văn và cuối cùng là Địa lý. Theo quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ của bộ GD&ĐT, thí sinh bị điểm liệt sẽ không còn cơ hội để trúng tuyển cho dù đạt được mức điểm sàn, điểm chuẩn. Do đó, nếu một trong ba môn thi tuyển sinh bị điểm 0 thì thí sinh sẽ không được xét tuyển vào trường đăng ký dự thi và NV2 vào các trường xét tuyển bổ sung.
Trao đổi với PV, một cán bộ chấm thi (xin được giấu danh tính - PV) cho biết: Mặc dù cán bộ chấm thi cố gắng vạch từng phần của bài thi để tìm kiếm điểm cho thí sinh nhưng đều vô nghĩa. Thậm chí có thí sinh viết kín nhiều trang giấy thi nhưng vẫn nhận điểm 0 do viết lạc đề. Đối với môn thi Toán đòi hỏi tính chính xác cao, việc có điểm 0 là điều dễ hiểu, nhưng với những đề thi như: Văn, Lịch sử, Địa lý,... thí sinh vẫn bị điểm 0 là điều đáng phải lo nghĩ. Không lẽ, trong bao năm ngồi trên ghế nhà trường, các thí sinh này lại không có chút kiến thức nào, nhất là đối với những môn nằm trong khối thi mà thí sinh đã tin tưởng chọn lựa.
Vì đâu?
Là người trực tiếp giảng dạy và nhiều lần được mời vào Hội đồng chấm thi môn Lịch sử, nhà giáo Nguyễn Thị Minh Nguyệt (trường PTTH Hàm Rồng, Thanh Hóa) cho rằng: "Trong quá trình chấm thi, chủ yếu học sinh viết lạc đi so với đáp án, chứ không phải học sinh để giấy trắng. Những lúc chấm phải bài thi của thí sinh có cùng suy nghĩ của người chấm, nhưng rất lấy làm tiếc vì thí sinh này trượt".
Lý giải nguyên nhân nhìn từ môn Lịch sử, theo cô Nguyệt: Bộ GD&ĐT hô hào đổi mới trong cách dạy, cách học và cách ra đề, xét trên thực tế, hướng đổi mới là đúng. Nhưng đối với Lịch sử, phải trên cơ sở sự kiện lịch sử, rồi mới có phần nâng cao. Đề mở của lịch sử là trình bày sự kiện rồi nêu nhận xét, hoặc nêu ý nghĩa của sự kiện đó. Trước hết, chương trình môn học Lịch sử ở bậc phổ thông (của bộ GD&ĐT) là rất nặng vì đã đưa ra hàng vạn sự kiện, bắt người học phải nhớ hết. Trên thực tế, các em không nhớ nổi, phải học đi học lại mãi, rồi chán nản, kể cả đối với người dạy.
"Chính vì phải dạy quá nhiều sự kiện nên người dạy Sử không có điều kiện đi sâu vào bản chất lịch sử trong từng giai đoạn cụ thể. Đây là vấn đề mấu chốt. Để không quên những vấn đề, những sự kiện quan trọng của lịch sử, việc dạy và học lịch sử nên chú trọng đến việc cung cấp những vấn đề nhận thức lịch sử, làm cho người học không chỉ thấy được "cây" mà phải thấy cả "rừng". Hậu quả của việc học Sử và dạy Sử thể hiện qua điểm thi đại học môn Sử thấp kỷ lục như năm nay còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân, như chương trình và phương pháp giảng dạy chưa phù hợp; thái độ ứng xử của chính quyền và xã hội, kể cả người học đối với môn Sử cũng chưa đúng mức", với kinh nghiệm gần 30 năm đứng trên bục giảng, nhà giáo Nguyệt phân tích.
Phải làm gì?
Nhìn vấn đề rộng hơn, ThS. Nguyễn Thu Hường, khoa Luật (đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng: Thực tế cũng cho thấy, đánh giá thường xuyên giáo dục hiện nay còn yếu. Thứ nhất bởi tần số đánh giá không thường xuyên. Thứ hai, khi đánh giá thường không chú ý phân tích định tính để giáo viên, học sinh biết và kịp thời sửa chữa, điều chỉnh cách dạy cách học. Tóm lại, kiểm tra đánh giá không chỉ không đúng lúc kịp thời mà còn đưa lại thông tin phiến diện về kết quả dạy học.
Khi thông tin phản hồi không thường xuyên, kịp thời sẽ làm cho lỗ hổng kiến thức của học sinh ngày càng lớn, càng bị khoét sâu thêm và kết quả là học sinh ngày càng đuối về học lực. Hiện tượng học sinh "ngồi nhầm lớp" có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân giáo viên và học sinh không thường xuyên thu nhận thông tin phản hồi để uốn nắn điều chỉnh việc dạy việc học. Giá trị điều khiển của thông tin phản hồi phụ thuộc vào chất lượng của các thông tin đó. Chất lượng được đánh giá bởi khả năng phản ánh chính xác, đầy đủ mục tiêu dạy học bao gồm các lĩnh vực về kiến thức, kỹ năng hành động, thái độ.
Suy cho cùng, có rất nhiều lý do cho việc xuất hiện hàng ngàn điểm 0 ở kỳ thi đại học này, nhưng còn lỗ hổng khác ít được nhắc tới là: Do cách dạy và học, do lỗ hổng trong quy định tốt nghiệp của kỳ thi tốt nghiệp THPT hay đơn giản, mầm mống bắt đầu từ những gian lận trong thi cử.
Chỉ thiên về "học" mà không "hành"
"Hiện nay, đánh giá giáo dục vẫn chỉ là dựa vào khối lượng kiến thức để xếp hạng học trò. Học sinh nào nhớ được nhiều kiến thức, thu được nhiều nội dung thì được điểm cao, ít thì điểm thấp. Còn đánh giá năng lực học sinh thông qua những tình huống, vấn đề có giá trị ứng dụng thực tiễn, sát với thực tiễn, học sinh giải được những bài tập đòi hỏi vận dụng kiến thức một cách tích hợp... thì chưa được quan tâm và chưa phát triển được năng lực người học", ThS. Hường cho hay.
Theo nguoiduatin.vn
Báo động đỏ!
Con số khiến cộng đồng mạng phải xôn xao với thông tin trường đại học Công nghiệp Hà Nội có vài chục ngàn bài thi của thí sinh bị 0 đến 1 điểm. Kết quả này được ví qua mặt "kỷ lục" mà trường đại học Kinh tế Quốc dân đã lập trước đó. Theo liệt kê của bản danh sách, đứng ở các vị trí tiếp theo là trường ĐH Giao thông Vận tải, học viện Tài chính, ĐH Tài chính Marketing với hàng loạt thí sinh "dính" điểm 0...
Trong khi đó, ở phía Nam, danh sách cũng được liệt kê với con số không thua kém. ĐH Cần Thơ có đến 700 bài thi môn Toán bị điểm 0, trường Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM có 200 bài thi môn Toán các khối điểm 0; Trường ĐH Hàng hải với 184 điểm 0 môn Toán; trường ĐH Phạm Văn Đồng có 49 bài thi môn Sử bị điểm 0; trường ĐH Luật TP.HCM có 46 bài thi môn Sử điểm 0; trường ĐH Y dược Cần Thơ có 188 bài thi môn Toán điểm 0; trường ĐH Thủ Dầu Một có gần 20 bài thi môn Toán và 50 bài thi môn Lịch sử điểm 0...
Những điểm 0 này tập trung nhiều ở các môn tự luận. Trong đó môn Toán có nhiều bài thi bị điểm 0 nhất, kế đến là Lịch sử, Ngữ văn và cuối cùng là Địa lý. Theo quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ của bộ GD&ĐT, thí sinh bị điểm liệt sẽ không còn cơ hội để trúng tuyển cho dù đạt được mức điểm sàn, điểm chuẩn. Do đó, nếu một trong ba môn thi tuyển sinh bị điểm 0 thì thí sinh sẽ không được xét tuyển vào trường đăng ký dự thi và NV2 vào các trường xét tuyển bổ sung.
Việc đào tạo và thi cử hiện nay đang còn nhiều dấu hỏi.
Trao đổi với PV, một cán bộ chấm thi (xin được giấu danh tính - PV) cho biết: Mặc dù cán bộ chấm thi cố gắng vạch từng phần của bài thi để tìm kiếm điểm cho thí sinh nhưng đều vô nghĩa. Thậm chí có thí sinh viết kín nhiều trang giấy thi nhưng vẫn nhận điểm 0 do viết lạc đề. Đối với môn thi Toán đòi hỏi tính chính xác cao, việc có điểm 0 là điều dễ hiểu, nhưng với những đề thi như: Văn, Lịch sử, Địa lý,... thí sinh vẫn bị điểm 0 là điều đáng phải lo nghĩ. Không lẽ, trong bao năm ngồi trên ghế nhà trường, các thí sinh này lại không có chút kiến thức nào, nhất là đối với những môn nằm trong khối thi mà thí sinh đã tin tưởng chọn lựa.
Vì đâu?
Là người trực tiếp giảng dạy và nhiều lần được mời vào Hội đồng chấm thi môn Lịch sử, nhà giáo Nguyễn Thị Minh Nguyệt (trường PTTH Hàm Rồng, Thanh Hóa) cho rằng: "Trong quá trình chấm thi, chủ yếu học sinh viết lạc đi so với đáp án, chứ không phải học sinh để giấy trắng. Những lúc chấm phải bài thi của thí sinh có cùng suy nghĩ của người chấm, nhưng rất lấy làm tiếc vì thí sinh này trượt".
Lý giải nguyên nhân nhìn từ môn Lịch sử, theo cô Nguyệt: Bộ GD&ĐT hô hào đổi mới trong cách dạy, cách học và cách ra đề, xét trên thực tế, hướng đổi mới là đúng. Nhưng đối với Lịch sử, phải trên cơ sở sự kiện lịch sử, rồi mới có phần nâng cao. Đề mở của lịch sử là trình bày sự kiện rồi nêu nhận xét, hoặc nêu ý nghĩa của sự kiện đó. Trước hết, chương trình môn học Lịch sử ở bậc phổ thông (của bộ GD&ĐT) là rất nặng vì đã đưa ra hàng vạn sự kiện, bắt người học phải nhớ hết. Trên thực tế, các em không nhớ nổi, phải học đi học lại mãi, rồi chán nản, kể cả đối với người dạy.
"Chính vì phải dạy quá nhiều sự kiện nên người dạy Sử không có điều kiện đi sâu vào bản chất lịch sử trong từng giai đoạn cụ thể. Đây là vấn đề mấu chốt. Để không quên những vấn đề, những sự kiện quan trọng của lịch sử, việc dạy và học lịch sử nên chú trọng đến việc cung cấp những vấn đề nhận thức lịch sử, làm cho người học không chỉ thấy được "cây" mà phải thấy cả "rừng". Hậu quả của việc học Sử và dạy Sử thể hiện qua điểm thi đại học môn Sử thấp kỷ lục như năm nay còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân, như chương trình và phương pháp giảng dạy chưa phù hợp; thái độ ứng xử của chính quyền và xã hội, kể cả người học đối với môn Sử cũng chưa đúng mức", với kinh nghiệm gần 30 năm đứng trên bục giảng, nhà giáo Nguyệt phân tích.
Phải làm gì?
Nhìn vấn đề rộng hơn, ThS. Nguyễn Thu Hường, khoa Luật (đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng: Thực tế cũng cho thấy, đánh giá thường xuyên giáo dục hiện nay còn yếu. Thứ nhất bởi tần số đánh giá không thường xuyên. Thứ hai, khi đánh giá thường không chú ý phân tích định tính để giáo viên, học sinh biết và kịp thời sửa chữa, điều chỉnh cách dạy cách học. Tóm lại, kiểm tra đánh giá không chỉ không đúng lúc kịp thời mà còn đưa lại thông tin phiến diện về kết quả dạy học.
Khi thông tin phản hồi không thường xuyên, kịp thời sẽ làm cho lỗ hổng kiến thức của học sinh ngày càng lớn, càng bị khoét sâu thêm và kết quả là học sinh ngày càng đuối về học lực. Hiện tượng học sinh "ngồi nhầm lớp" có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân giáo viên và học sinh không thường xuyên thu nhận thông tin phản hồi để uốn nắn điều chỉnh việc dạy việc học. Giá trị điều khiển của thông tin phản hồi phụ thuộc vào chất lượng của các thông tin đó. Chất lượng được đánh giá bởi khả năng phản ánh chính xác, đầy đủ mục tiêu dạy học bao gồm các lĩnh vực về kiến thức, kỹ năng hành động, thái độ.
Suy cho cùng, có rất nhiều lý do cho việc xuất hiện hàng ngàn điểm 0 ở kỳ thi đại học này, nhưng còn lỗ hổng khác ít được nhắc tới là: Do cách dạy và học, do lỗ hổng trong quy định tốt nghiệp của kỳ thi tốt nghiệp THPT hay đơn giản, mầm mống bắt đầu từ những gian lận trong thi cử.
Chỉ thiên về "học" mà không "hành"
"Hiện nay, đánh giá giáo dục vẫn chỉ là dựa vào khối lượng kiến thức để xếp hạng học trò. Học sinh nào nhớ được nhiều kiến thức, thu được nhiều nội dung thì được điểm cao, ít thì điểm thấp. Còn đánh giá năng lực học sinh thông qua những tình huống, vấn đề có giá trị ứng dụng thực tiễn, sát với thực tiễn, học sinh giải được những bài tập đòi hỏi vận dụng kiến thức một cách tích hợp... thì chưa được quan tâm và chưa phát triển được năng lực người học", ThS. Hường cho hay.
Theo nguoiduatin.vn