List công việc của Trưởng Phòng Quản Lý Chất Lượng

Hien Vu20

Banned
Tham gia
17/12/2020
Bài viết
0
feature-top

Trưởng phòng quản lý chất lượng là vị trí cấp cao tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hay cung cấp dịch vụ. Công việc của họ khá phức tạp, đòi hỏi nhiều kỹ năng để đảm nhiệm những chức trách quan trọng được giao phó. Nếu bạn đang muốn hiểu hơn về công việc của Trưởng phòng quản lý chất lượng, đọc bài viết dưới đây của HRchannels nhé!

Trưởng Phòng Quản Lý Chất Lượng là gì?​

Trưởng phòng quản lý chất lượng hay QA Manager (Quality Assurance Manager) là người chịu trách nhiệm đảm bảo cho sản phẩm và dịch vụ trong toàn bộ quá trình sản xuất của doanh nghiệp đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng đã đặt ra.
Đây là một trong những vị trí quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến vận hành của hệ thống quản lý chất lượng trong sản xuất, tác động đến sự thành bại của doanh nghiệp.

Công việc của Trưởng Phòng Quản Lý Chất Lượng​

Công việc của mỗi trưởng phòng quản lý chất lượng sẽ tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh và quy mô của từng công ty. Tuy nhiên, về cơ bản, họ thường phải thực hiện 5 công việc chính sau đây:

1. Kiểm soát và đảm bảo chất lượng của sản phẩm​

Kiểm soát chất lượng sản phẩm để đảm bảo sản phẩm luôn đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng là công việc quan trọng hàng đầu của QA Manager. Họ phải thường xuyên kiểm tra sản phẩm, thực hiện các bước so sánh với tiêu chuẩn đã được xác định từ trước như: thông số kỹ thuật, đóng gói sản phẩm, ngày sản xuất, hạn sử dụng,…
Ngoài ra, trưởng phòng quản lý chất lượng còn phải làm việc với các nhà cung cấp nguyên vật liệu từ bên ngoài. Họ sẽ người chịu trách nhiệm quản lý chất lượng vật liệu từ các nhà cung cấp để đảm bảo quy trình sản xuất diễn ra suôn sẻ.

1605839395423-jd-truong-phong-quan-ly-chat-luong-3.png

>>> Xem thêm: 30 Câu hỏi và trả lời phỏng vấn vị trí Quản Lý Chất Lượng

2. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ hệ thống quản lý chất lượng​

Một trưởng phòng quản lý chất lượng cần thực hiện việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ các quy trình trong nhà máy để đảm bảo chúng tuân thủ đúng các quy định và tiêu chuẩn cả bên trong và bên ngoài.
Đồng thời, họ cũng có trách nhiệm phải cập nhật các quy định mới của nhà nước liên quan lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp hay các tài liệu chuyên môn. Để từ đó áp dụng vào thực tiễn công việc tại doanh nghiệp của mình, kịp thời điều chỉnh, thay đổi quy trình cho phù hợp.

3. Phân tích các dữ liệu, thông tin đã thống kê​

QA Manager sẽ phải xem xét và phân tích các thông số để tìm ra điểm chênh lệch của sản phẩm so với tiêu chuẩn ban đầu. Họ cần phát hiện những khía cạnh còn yếu kém của hệ thống sản xuất để đề ra những biện pháp phù hợp nhằm thay đổi và cải thiện những điểm còn yếu đó. Sau khi thực hiện việc cải thiện, trưởng phòng quản lý chất lượng sẽ tiếp tục tiến hành đánh giá các kết quả thu được và rút ra bài học cho những lần kế tiếp.

4. Không ngừng phát triển sản phẩm​

Các yêu cầu từ khách hàng sẽ không ngừng lại nên các sản phẩm, dịch vụ cũng sẽ không ngừng được cải tiến. Trên cương vị là người đứng đầu hệ thống quản lý chất lượng, QA Manager sẽ thúc đẩy cải tiến liên tục các quy trình cốt lõi để phát triển chất lượng và tính hiệu quả trong sản xuất.
Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của khách hàng mà còn nâng cao hiệu quả kinh doanh một cách đáng kể.

5. Đào tạo và hỗ trợ nhân viên​

Đối với các nhân viên QA chưa có kinh nghiệm về các quy trình, cách thức thực hiện và tiêu chuẩn chất lượng, trưởng phòng quản lý chất lượng sẽ có trách nhiệm đào tạo và hỗ trợ. QA Manager cần chỉ dẫn linh hoạt để nhân viên nắm bắt được đầy đủ và chính xác toàn bộ hệ thống và các yêu cầu quản lý chất lượng của doanh nghiệp. Nhờ vậy họ có thể tự mình thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao phó.

1605839395036-jd-truong-phong-quan-ly-chat-luong-2.png

>>> Có thể bạn quan tâm: Nhiệm vụ, chức năng và trách nhiệm của Trưởng phòng quản lý chất lượng

Yêu cầu đối với một Trưởng Phòng Quản Lý Chất Lượng​

– Tốt nghiệp Cao đẳng/Đại học chuyên ngành quản lý chất lượng hoặc bằng cử nhân chuyên ngành kinh doanh, quản lý kỹ thuật hay các lĩnh vực phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp.
– Có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý chất lượng hoặc ở các vị trí liên quan, am hiểu quy định về quản lý chất lượng, tiêu chuẩn ISO, HACCP,…
– Kỹ năng giao tiếp tốt, tư duy logic và khả năng xử lý vấn đề linh hoạt.
– Có khả năng quản lý thời gian, quản lý nhóm cũng như khả năng làm việc độc lập, chịu được áp lực, cường độ cao trong công việc.
– Có khả năng thiết lập các mục tiêu, các nhiệm vụ và tạo nguồn một cách hiệu quả.
– Kỹ năng thu thập và phân tích thông tin, số liệu, lập báo cáo tốt để xác định xu hướng và phát hiện các vấn đề tiềm ẩn trong hệ thống quản lý chất lượng.

1605839395023-jd-truong-phong-quan-ly-chat-luong-1.png

>>>> Bạn xem thêm: Mẫu mô tả công việc trưởng phòng quản lý chất lượng

Cơ hội việc làm Trưởng Phòng Quản Lý Chất Lượng​

Trưởng phòng quản lý chất lượng có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất hay cung cấp dịch vụ. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, cơ hội việc làm của QA Manager đang ngày càng mở rộng.
Tùy thuộc vào lĩnh vực, quy mô của từng công ty mà mức lương của vị trí này sẽ dao động từ khoảng 20-50 triệu đồng và có thể tăng thêm nhiều lần. Đồng thời, trưởng phòng quản lý chất lượng còn được hưởng nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn khác như chế độ bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe, xe đưa đón, thưởng hiệu quả công việc, thưởng sáng tạo,…
Để tìm việc làm trưởng phòng quản lý chất lượng với mức lương cao và phúc lợi tốt, các ứng viên có thể truy cập vào 2 website tuyển dụng uy tín hiện nay là HRchannels.com hoặc Talentbold.com. Rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn đang chờ đón bạn!
HRchannels - Great Solution. Great People!
HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / tuyendung@hrchannels.com
Website: www.hrchannels.com
Địa chỉ: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội
Nguồn ảnh: internet
 
×
Quay lại
Top