Liệu con người có thể "bắn liên thanh" 20 ngoại ngữ khác nhau?

ngominhquynh

If you rest, you rust
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2013
Bài viết
1.764
Không ít người trên thế giới có thể "đọc thông viết thạo" 20 thứ tiếng khác nhau, bởi lẽ đó, tại sao bạn không học thêm ngoại ngữ ngay từ bây giờ?


Nhiều bạn cảm thấy khó khăn, cứ "nhớ nhớ quên quên" khi học môn ngoại ngữ mới. Nhưng có những bạn khác lại có thể nói đến 6 ngoại ngữ khác nhau.

Bí quyết nào giúp họ có thể trau dồi vốn ngoại ngữ phong phú như vậy mà không bị “tẩu hỏa nhập ma”? Và liệu rằng, bộ não thần kỳ chúng ta liệu có đủ sức để chứa 20 loại ngôn ngữ khác nhau?

Lợi ích đến từ việc học nhiều ngôn ngữ

David Robson - nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã thực hiện nhiều cuộc du hành vòng quanh thế giới để khám phá khả năng ngôn ngữ của con người khắp nơi trên Trái đất. Ông từng đến Berlin và chứng kiến Tim Keeley và Daniel Krasa đứng trên ban công nói chuyện và "bắn" tiếng nước ngoài như súng liên thanh.

Đầu tiên là tiếng Đức, sau đó là tiếng Hindi, tiếng Nepal, tiếng Ba Lan, Croatia, tiếng Quan Thoại và tiếng Thái. Họ hầu như không nói cùng một ngôn ngữ trong vòng 2 câu.

150604ngoaingu01-6dc5e.jpg


Những người nói được hơn 10 ngoại ngữ trở lên được mệnh danh là các “Hyperglots”. Hiểu đơn giản, đó là những người có cái “cổ họng ngàn vàng” bởi lẽ họ có thể điều chỉnh thanh âm và nói các ngôn ngữ khác nhau.

Nghiên cứu sâu hơn trên phương diện khoa học, chúng ta sẽ xem xét những thách thức đối với não bộ con người bởi lẽ việc học ngoại ngữ đòi hỏi bộ nhớ cần làm việc hết công suất.

Não bộ chúng ta có nhiều hệ thống bộ nhớ khác nhau nhưng để làm chủ một ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ - tức là bạn không thể nói năng lưu loát theo phản xạ - thì bộ não phải vận hành mọi hệ thống bộ nhớ.

150604ngoaingu08-6975f.jpg


Đó là trí nhớ thường trực - dùng để ghi nhớ những động tác hay hành động có tính cách lặp lại nhiều lần, đôi khi có tác dụng gần giống phản xạ tự nhiên.

Tiếp đến là trí nhớ quy nạp - dùng để ghi nhớ các sự kiện cần ghi nhớ lâu như hình ảnh cây chuối sau vườn nhà lúc còn bé hay bài học vỡ lòng. Bộ phận này sẽ trợ giúp bạn trong việc học ngoại ngữ bởi trí nhớ quy nạp có thể chứa đến 10.000 từ mới.

Và nếu bạn không muốn phát âm ngoại ngữ lắp bắp giống robot thì bạn phải luyện phản xạ, tức là mọi từ ngữ phải ở sẵn nơi đầu lưỡi, bạn cần hệ thống nó lại và bật ra thành câu mà thôi.

Nhìn chung để nói tốt một ngôn ngữ, theo David Robson não bạn cần làm việc khá cực nhọc. Tuy nhiên điều này lại tốt bởi giống cơ thể, não bộ bạn cần tập luyện mỗi ngày để thêm khỏe mạnh.

150604ngoaingu02-6dc5e.jpg


Thực tế đã chứng minh việc học nhiều ngôn ngữ giúp bạn tăng sức tập trung; tích lũy một dạng “nhận thức dự trữ” và đẩy lùi bệnh mất trí nhớ.

Ellen Bialystok - giảng viên ĐH York (Canada) đã phát hiện ra rằng, việc nói tốt hai ngôn ngữ đẩy lùi chứng mất trí tới 5 năm. Những người biết ba ngôn ngữ đẩy lùi được chứng mất trí tới 6,4 năm, trong khi những người thông thạo bốn hoặc nhiều hơn bốn ngôn ngữ được hưởng thêm 9 năm minh mẫn khi về già.

Gần đây nhiều nhà thần kinh học đã nghiên cứu về giả thuyết “thời kỳ quan trọng”, ám chỉ sự nhạy bén của trí não chúng ta khi còn thơ bé khi tiếp cận với ngôn ngữ mới. Giả thuyết này bác bỏ khả năng nói lưu loát một thứ tiếng nước ngoài khi chúng ta trưởng thành.

150604ngoaingu05-6dc5e.jpg


Tuy nhiên trường hợp của Keeley đã chứng minh giả thuyết này là không có căn cứ. Ông lớn lên ở Florida, nơi ông đã được tiếp xúc với những người nói tiếng Tây Ban Nha ở trường. Khi còn nhỏ, ông thường chỉnh radio để nghe các đài phát thanh nước ngoài - mặc dù không hiểu nổi một từ.

Keeley chia sẻ, "nó giống như âm nhạc với tôi vậy". Nhưng rồi khi lớn lên, ông bắt đầu đi du lịch vòng quanh thế giới - đầu tiên ông đến Colombia, nơi ông học được tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Bồ Đào Nha tại trường Đại học.

Sau đó ông chuyển sang làm việc tại Thụy Sĩ và Đông Âu trước khi đến Nhật Bản. Bây giờ, ông có thể thông thạo ít nhất 20 ngôn ngữ và gần như tất cả trong số đó đã học được trong tuổi trưởng thành.

Bí quyết để thông thạo nhiều thứ tiếng

Keeley cho rằng, để có thể dấn thân tốt nhất vào một môi trường mới nơi bạn hoàn toàn xa lạ từ văn hóa đến ngôn ngữ thì bạn cần phải "lột xác". Điều đó có nghĩa, bạn cần một tâm thế cởi mở, sẵn sàng tiếp nhận cái mới. Việc này sẽ đem lại cho bạn nhiều mối quan hệ hơn cũng như có nhiều cuộc giao tiếp thoải mái hơn.

150604ngoaingu06-6dc5e.jpg


Mỗi ngôn ngữ đều gắn liền với văn hóa và thực ra việc nói ngoại ngữ không đơn thuần là việc bạn giao tiếp, mà còn là cách bạn học hành xử như một người bản địa.

Ví dụ bạn có thể cảm nhận được sự lãng mạn của người Pháp khi nói tiếng Pháp, học sự lịch thiệp của người Ý khi nói tiếng Ý, và sự cẩn trọng của người Nhật khi sử dụng tiếng Nhật. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người đa ngôn ngữ thường áp dụng các hành vi khác nhau tùy theo ngôn ngữ họ đang nói.

Keeley chia sẻ: "Bạn cần chia ngăn trong tâm trí của bạn cho mỗi ngôn ngữ, văn hóa và kinh nghiệm liên quan, để cho các ngôn ngữ có không gian riêng hoạt động và tuyệt đối không được trộn lẫn với nhau".


150604ngoaingu03-6dc5e.jpg


Ngoài ra, việc học ngoại ngữ không chỉ là học tiếng nói, chữ viết, mà còn học cả điệu bộ và những cử chỉ của người bản xứ. Chúng ta phải hiểu ngoài ngôn ngữ phát âm còn tồn tại các loại ngôn ngữ khác rất thường được sử dụng trong cuộc sống thường nhật là ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ cũng như âm vực của người nói. Bạn nên học tất cả những thứ đó và linh hoạt trong giao tiếp.

Một yếu tố quan trọng nữa khi học ngôn ngữ là bạn cần thực tập thường xuyên. Không nhất thiết lúc nào cũng phải nói chuyện với người bản địa, nếu bạn có thời gian rảnh rỗi, hãy nghe một bài hát hay đọc một cuốn sách thiếu nhi đơn giản bằng tiếng nước ngoài.

150604ngoaingu4-8e718.jpg


Những từ ngữ mà bạn học được qua các hoạt động giải trí tuy không nhiều nhưng là từ cực kỳ phổ biến, và chắc chắn sẽ hữu hiệu về sau này nếu bạn lưu nó trong vốn từ vựng của mình.

Vì thế đừng ngại ngần khi học ngoại ngữ bởi học một ngôn ngữ mới cũng giống như bạn đang mở ra một thế giới mới cho mình.


* Bài viết thể hiện quan điểm của nhà ngôn ngữ học David Robson trên BBC.
Theo Phương Giang / Trí Thức Trẻ
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top Bottom