Lịch sử valentine day

classic_phuong

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
2/12/2011
Bài viết
237
Có rất nhiều ý kiến tranh luận xung quanh nguồn gốc của Ngày Tình Yêu. Một số các chuyên gia cho rằng nó được khởi nguồn từ thánh Valentine, một người La Mã đã tử vì đạo do từ chối bỏ đạo Thiên Chúa. Ông mất vào ngày 14/02 năm 269 trước công nguyên, đúng vào ngày mà trước đây người ta gọi là Ngày May Rủi của tình yêu. Truyền thuyết cũng kể rằng thánh Valentine đã để lại một bức thư ngắn để tạm biệt con gái của người cai ngục mà trước đó đã trở thành bạn của ông. Bức thư kí tên ông và đề bên dưới ” Valentine của em”. Có một số chi tiết khác của câu chuyện cũng cho biết thánh Valentine là một thầy tu ở điện thờ dưới thời bạo chúa Claudius. Bạo chúa Claudius sau đó đã tống giam ông vào ngục do ông đã dám thách thức ông ta. Năm 496 TCN, giáo hoàng Gelasius đã quyết định lấy ngày 14 tháng 2 để tưởng nhớ tới thánh Valentine. Dần dần, ngày 14 tháng 2 đã trở thành ngày trao đổi các bức thông điệp của tình yêu và thánh Valentine đã trở thành vị thánh bảo trợ của những đôi tình nhân. Người ta kỉ niệm ngày này bằng cách gửi cho nhau những bài thơ và những món quà như hoa và kẹo. Thông thường, người ta cũng tổ chức một cuộc gặp gỡ mang tính chất bạn bè hoặc một buổi khiêu vũ. ở Mỹ, cô Esther Howland được coi là người gửi những chiếc thiệp Valentine đầu tiên và các bưu thiếp Valentine mang tính chất thương mại đã được giới thiệu từ những năm 1800 và hiện nay ngày lễ này đã được thương mại hóa rất nhiều. Thành phố Loveland, bang Colorado là nơi kinh doanh các dịch vụ bưu điện cho ngày 14 tháng 2. Sự cuốn hút của cái đẹp của ngày Thánh Valentine vẫn được duy trì khi người ta gửi bưu thiếp cùng với những bài thơ tình và trẻ con trao đổi nhau những chiếc thiệp Valentine ở trường học.
Lịch sử ngày Valentine

Ngày Valentine được bắt đầu từ thời kì đế chế La Mã. Dưới thời La Mã cổ đại, ngày 14 tháng 2 là ngày tưởng nhớ Juno. Juno là nữ hoàng của các nam thần và nữ thần La Mã. Người La Mã cũng coi bà là nữ thần cai quản phụ nữ và hôn nhân. Ngày tiếp theo của ngày 14 tháng 2, ngày 15 tháng 2 là ngày đầu tiên của lễ hội Lupercalia. Cuộc sống của các chàng trai và cô gái trẻ bị ngăn cấm vô cùng hà khắc. Tuy vậy, họ vẫn có thể đến với nhau thông qua phong tục rút thăm tên nhau. Vào đêm hôm trước ngày hội Lupercalia, tên của những cô gái La Mã được viết lên một mảnh giấy nhỏ và được cho vào trong các bình đựng. Mỗi một chàng trai trẻ sẽ rút thăm một cái tên bất kì và sau đó chàng trở thành bạn của cô gái mà anh ta chọn trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Ðôi khi, việc kết đôi của đôi bạn trẻ kéo dài suốt cả một năm ròng và thông thường họ yêu nhau và sau đó thì cưới nhau.

Dưới sự trị vì của Hoàng đế Claudius đệ nhị, đế chế La Mã tham gia nhiều cuộc chinh phạt đẫm máu và không được người dân ủng hộ. Claudius bạo chúa gặp phải khó khăn khi động viên các chàng trai trẻ gia nhập vào đội chiến binh của ông ta. Claudius bạo chúa cho rằng nguyên nhân chính là đàn ông La Mã không muốn rời xa gia đình hay người yêu của mình. Bởi vậy, Claudius ra lệnh cấm tất cả các đám cưới hoặc lễ đính hôn ở thành La Mã. Thánh Valentine tốt bụng là một linh mục ở thành La Mã dưới thời Claudius đệ nhị. Ông cùng thánh Marius đã giúp đỡ những người Cơ Ðốc giáo phải chịu cảnh đọa đầy và cho những cặp vợ chồng bí mật cưới nhau. Vì hành động nhân ái này mà thánh đã bị bắt giam và bị kéo lê trước mặt tên thái thú thành La Mã. Hắn đã xử thánh Valentine phải bị đánh bằng gậy đến chết và sau đó phải bị chặt đầu. Valentine phải chịu cuộc hành hình vào đúng ngày 14 tháng 2 vào khoảng năm 270 TCN. Vào thời gian này đang diễn ra một phong tục truyền thống của người dân thành La Mã, thực ra đó là một lễ hội rất cổ xưa được tổ chức vào tháng 2, lễ hội Lupercalia, lễ hội để nhớ đến một vị thần của người La Mã. Vào dịp này, trong số rất nhiều các nghi lễ thì có một lễ rút thăm một cách ngẫu nhiên tên của các cô gái trẻ trong những chiếc bình như là một trò chơi may rủi của tình yêu. Các mục sư từ những nhà thờ Cơ Ðốc giáo ở La Mã đã cố gắng loại bỏ yếu tố ngoại đạo bằng cách thay thế bằng tên của các vị thánh cho những ngày hội của các thiếu nữ này. Bởi lễ hội Lupercalia bắt đầu vào giữa tháng 2, có vẻ như các mục sư đã chọn ngày Thánh Valentine làm ngày kỉ niệm cho lễ hội mới này. Như vậy, dường như phong tục các chàng trai trẻ chọn các thiếu nữ làm người yêu của mình (trong dịp Valentine) hay chọn cho mình các vị thánh bảo hộ cho năm tới cũng phát sinh từ đây.

Thần ái tình – Biểu tượng truyền thống của ngày Tình yêu
Con trai của thần Vệ Nữ, nữ thần của tình yêu và sắc đẹp. Thần ái tình có thể khiến cho người ta yêu nhau bằng cách bắn thủng trái tim họ với một trong những mũi tên kì diệu của mình.
Thần ái tình luôn đóng một vai trò không thể thiếu được trong các ngày lễ của tình yêu và các cặp tình nhân. Thần ái tình được biết đến dưới hình dạng một đứa trẻ tinh quái và có cánh, người sẽ dùng mũi tên tình ái xuyên thủng trái tim của các “nạn nhân” của mình buộc họ phải yêu nhau đắm đuối. Thời Hy Lạp cổ đại, thần ái tình được biết đến dưới cái tên £rốt, con trai của Aphrodite nữ thần của sắc đẹp và tình yêu. Người La Mã thì lại gọi thần ái tình là Cupid. Thần ái tình chính là con trai của thần Vệ Nữ. Có một truyền thuyết kể về câu chuyện tình giữa thần ái tình và nàng Tâm Linh, một thiếu nữ người trần mắt thịt. Thần Vệ Nữ từng ghen tức với vẻ đẹp của Tâm Linh bèn sai thần ái tình trừng phạt người thiếu nữ này. Nhưng thay vì làm theo lời mẹ, thần ái tình lại yêu say đắm nàng Tâm Linh. Thần đã coi Tâm Linh như là vợ của mình nhưng vì là người trần mắt thịt nên Tâm Linh bị cấm không được nhìn mặt chồng. Tâm Linh sống rất hạnh phúc cho đến một ngày những người chị của nàng đã xúi nàng nhìn mặt thần ái tình. Lập tức thần ái tình trừng phạt Tâm Linh bằng cách bỏ đi. Tòa lâu đài và những khu vườn xinh đẹp của họ biến mất cùng với thần ái tình và Tâm Linh thấy mình ở giữa một cánh đồng trống trải. Khi Tâm Linh lang thang khắp nơi để tìm lại tình yêu của mình, nàng đã tình cờ lạc đến đền thờ thần Vệ Nữ. Bấy lâu ao ước loại bỏ được Tâm Linh, nữ thần của tình yêu và sắc đẹp đã giao cho Tâm Linh một loạt công việc mà càng về sau càng khó khăn và nguy hiểm hơn trước. Ðến công việc cuối cùng, thần Vệ Nữ trao cho Tâm Linh một cái hộp nhỏ và sai nàng mang xuống âm phủ. Thần Vệ Nữ sai nàng xuống xin một chút nhan sắc của Proserpine, vợ của Diêm Vương và cho vào trong hộp. Trong cuộc hành trình trở về mặt đất, nàng được mách nước cách tránh những hiểm nguy từ vương quốc của thần Chết và cũng được cảnh báo là không được mở chiếc hộp ra. Bị cám dỗ bởi trí tò mò, Tâm Linh đã mở chiếc hộp ra. Thay vì tìm thấy sắc đẹp, nàng đã tìm thấy giấc ngủ vĩnh hằng của cái chết. Thần ái tình đã tìm thấy nàng nằm tắt thở trên mặt đất. Thần lấy lại giấc ngủ từ xác của Tâm Linh và cất nó vào trong chiếc hộp. Tâm Linh sống lại. Cảm động trước tình yêu của Tâm Linh với thần ái tình, các vị thần đã phong nàng làm nữ thần và đón nàng lên sống ở trên ngọn núi Olympus linh thiêng

Kẹo sô-cô-la ngày Valentine
Ngày Valentine (Valentine’s Day, còn gọi là ngày lễ tình yêu hay ngày lễ tình nhân hay ngày 14 tháng 2) là ngày được đặt tên theo thánh Valentine, là ngày thế giới tôn vinh tình yêu đôi lứa, tình cảm giữa các đôi tình nhân và họ bày tỏ tình yêu của mình bằng cách gửi cho nhau thiệp Valentine, hoa hồng, sô-cô-la và một số loại quà tặng đặc biệt khác có nhiều ý nghĩa .
Trước đây ngày Valentine là ngày lễ chỉ ở Bắc Mỹ và Châu Âu, nhưng ngày nay nó được phổ biến ở hầu hết các quốc gia.

Giả thiết về nguồn gốc
Thánh Valentine thành Terni và các tông đồ, bức tranh do Richard de Montbaston của Pháp vào thế kỷ 14
Có rất nhiều thông tin về nguồn gốc của ngày lễ này, giả thuyết mà nhiều người chấp nhận nhất là:
Valentine là một linh mục dưới thời Hoàng đế La Mã Claudius II. Lúc bấy giờ là thế kỷ thứ 3, La Mã tham gia nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu và không được dân ủng hộ. Do gặp phải khó khăn khi kêu gọi các chàng trai trẻ gia nhập vào quân đội và Claudius cho rằng nguyên nhân chính là đàn ông La Mã không muốn rời xa gia đình hay người yêu của họ và hôn nhân chỉ làm người đàn ông yếu mềm; do đó, Claudius ra lệnh cấm tổ chức các đám cưới hoặc lễ đính hôn để tập trung cho các cuộc chiến.
Linh mục Valentine ở thành La Mã, cùng thánh Marius đã chống lại sắc lệnh của vị hoàng đế hùng mạnh và tiếp tục cử hành lễ cưới cho các đôi vợ chồng trẻ trong bí mật. Khi bị phát hiện, linh mục Valentine đã bị bắt và kết án tử hình bằng hình thức kéo lê và bị ném đá cho đến chết. Buổi chiều trước khi ra pháp trường, ông gửi tấm “thiệp Valentine” đầu tiên cho cô con gái của viên cai tù Asterius, người thiếu nữ mù lòa bẩm sinh đã được ông chữa lành bằng phép lạ trước đó và ký tên From your Valentine (Đến từ Valentine của cô). Cho đến nay, các cặp tình nhân vẫn có thói quen không viết tên dưới các tấm thiệp gửi trong ngày 14 tháng 2 mà dùng lại cụm từ From your Valentine của ngày xưa. Dần dần, ngày 14 tháng 2 hàng năm đã trở thành ngày trao đổi các bức thông điệp của tình yêu và thánh Valentine đã trở thành vị thánh bảo hộ của những người yêu nhau. Người ta kỷ niệm ngày này bằng cách gửi cho nhau những bài thơ và tặng cho nhau những món quà truyền thống là hoa hồng và sô cô la.
Tuy nhiên, phần lớn thống nhất, cho rằng nó được khởi nguồn từ thánh Valentine (tiếng Pháp: Valentin, tiếng Anh: Valentine, tiếng Ý: Valentino) là một người La Mã được phong thánh do đã tử vì đạo. Ông mất vào ngày 14 tháng 2 năm 270, đúng vào ngày mà trước đây người ta gọi là Ngày May rủi của Tình yêu.
Ngày tình nhân tại các quốc gia
Theo công ty US Greeting Card Association Mỹ, mỗi năm có hơn 1 tỷ thiệp Valentine được trao tay trong ngày lễ này trên thế giới, chỉ xếp hạng sau ngày Lễ Giáng Sinh. Tổ chức này ước lượng khoảng 85% khách hàng mua thiệp Valentine là phụ nữ.
Tại các trường tiểu học tại Bắc Mỹ, các giáo viên thường cho các em học sinh tự làm thủ công thiệp Valentine cho bạn bè trong lớp, các tấm thiệp đơn sơ do các em tự cắt vẽ và tô màu này phản ảnh những điều mà các em cảm kích về mỗi người bạn khác phái của mình trong lớp học.
Người Anh và Pháp đã tổ chức lễ này từ thời Trung cổ, nhưng đến thế kỷ 17, tập tục tặng thiệp làm bằng tay cho người yêu mới phổ biến. Hình ảnh thường thấy là hình trái tim, hoa hồng, mũi tên và vị thần tình yêu Cupid.
Tại Hàn Quốc và Nhật Bản, ngày Valentine là ngày phụ nữ tặng bánh kẹo, hoa quả cho đàn ông.
Tại Nhật, nhiều nữ nhân viên có bổn phận phải tặng chocolate cho các nam đồng nghiệp. Tục lệ này mang tên giri-choko (義理チョコ); giri có nghĩa là “bổn phận”, choko là chocolate. Đến ngày 14 tháng 3, tức ngày White DayBạch Nhật), phía nam có bổn phận phải tặng quà lại cho các nữ đồng nghiệp đã chiếu cố đến mình trong ngày Valentine, những món quà này thông thường phải mang màu trắng. (
Tại Ả Rập Saudi và vài quốc gia theo Hồi giáo, cấm bán những món quà ngày lễ tình nhân, kể cả hoa hồng đỏ vì họ cho rằng ngày Valentine khuyến khích các quan hệ ngoài hôn nhân, nên bị cấm [1].
Tại Việt Nam các đôi yêu nhau chủ yếu là giới trẻ, họ tặng hoa, sô-cô-la, gửi thiếp, mời nhau đi ăn, hẹn hò, xem phim rất sôi động trong ngày Valentine. Ngày 14 tháng 2 của năm 2008, nhiều cặp tình nhân đã tổ chức cưới tập thể dưới nước tại Hòn Mun, Nha Trang[2]. Một hội thi hôn tập thể tại Đà Lạt cũng được tổ chức vào ngày này [3].
Tại Brasil, ngày Dia dos Namorados (Ngày của các tình nhân) được tổ chức vào ngày 12 tháng 6. Trong khi đó, tại Trung Quốc và vài quốc gia châu Á, ngày truyền thống tình yêu là ngày 7 tháng 7 âm lịch, còn gọi là “Thất tịch”.
 
×
Quay lại
Top Bottom