Lật lại vụ án oan giết người của ông Nguyễn Thanh Chấn

HuongNguyen_93

怠惰なエディタ
Thành viên thân thiết
Tham gia
31/12/2011
Bài viết
3.333
Bà Nguyễn Thị Chiến, vợ ông Nguyễn Thanh Chấn là người có công trong việc tìm kiếm những bằng chứng quý giá gửi tới cơ quan công an để minh oan cho chồng.

Sáng 4-11, tại Trại giam Vĩnh Quang (Tổng cục VIII, Bộ Công an), VKSND Tối cao đã công bố quyết định kháng nghị tái thẩm bản án đối với ông Nguyễn Thanh Chấn (52 tuổi, ngụ thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) bị tuyên phạt tù chung thân về tội “Giết người” và quyết định tạm đình chỉ thi hành án đối với phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn.

Sau 10 năm bị tù oan về tội “Giết người”, ông Nguyễn Thanh Chấn (ngụ tỉnh Bắc Giang) đã được trả tự do. Cuộc trở về của ông một phần cũng nhờ người vợ lặn lội tìm bằng chứng gỡ tội cho chồng.

Đoàn tụ trong nước mắt

Đúng 13 giờ 30 phút cùng ngày, xe chở ông Chấn cùng gia đình về đến ngõ, người thân và hàng trăm người dân ùa đến vây lấy với nhiều tiếng khóc vỡ òa. Vợ ông Chấn, bà Nguyễn Thị Chiến, ngất xỉu, được người thân dìu vào trong. Ông Chấn vừa khóc nức nở vừa bước xuống xe. Phải vất vả lắm ông mới có thể dứt khỏi đám đông để vào nhà thay quần áo mới và thắp hương bàn thờ.
13chot_d618b_1.jpg

Ông Nguyễn Thanh Chấn trong vòng tay người thân và bà con hàng xóm
“Hơn 10 năm trong tù, tôi chỉ kêu oan. Cứ ngủ thì thôi, thức lúc nào là tôi kêu oan lúc đó. Nhiều lần cứ muốn buông xuôi nhưng không chết được. Trong tù, tôi vẫn khấn vong linh bố, mong được minh oan” - ông Chấn nói rồi bất chợt khóc hu hu như đứa trẻ. Ông Chấn cho biết đã gửi đơn kêu oan nhiều nơi như Văn phòng Chính phủ, Quốc hội, VKSND, TAND…, cứ ai giới thiệu, hướng dẫn là làm theo. “Ở trong tù khổ lắm, lúc nào cũng nghĩ đến mẹ và vợ con ở nhà…” - ông Chấn kể trong nước mắt.

Theo người thân của ông Chấn, sau khi ông đi tù, các con đi học bị bạn bè kỳ thị nên đã lần lượt nghỉ; mẹ ông trông coi quán tạp hóa cũng thường xuyên bị chửi bới, miệt thị; vợ ông phải điều trị ở Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 năm nay do nghĩ ngợi quá nhiều. Con gái lớn của ông sang Đài Loan theo diện xuất khẩu lao động được 4 năm và kiên quyết: “Bố không về được thì con không về nước, không bao giờ nghĩ đến việc lấy chồng”.

Tìm bằng chứng gỡ tội cho chồng

Theo tìm hiểu của chúng tôi, bà Nguyễn Thị Chiến là người có công trong việc tìm kiếm những bằng chứng quý giá gửi tới cơ quan công an để minh oan cho chồng.

Đi tìm hiểu vụ việc, chúng tôi đã gặp ông Nguyễn Huy Chương, Trưởng Công an xã Nghĩa Chung, huyện Việt Yên. Ông Chương cho biết nghi phạm vừa ra đầu thú là Lý Nguyễn Chung, con ông Lý Văn Chúc (quê ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn). Ông Chúc cũng bị bắt giữ ngày 2-11, sau khi con trai ra đầu thú.

Để tìm hiểu sâu hơn, chúng tôi tìm gặp ông Nguyễn Văn Hoàn, công an viên thôn Me, xã Nghĩa Chung - người nắm nhiều thông tin nhất kể từ khi xảy ra vụ án đến nay. Ông Hoàn cho biết vợ ông Chúc đã chết, để lại 4 đứa con. Trong quá trình buôn bán, ông Chúc gặp bà Nguyễn Thị Lành ở thôn Me, sau đó về sống chung. Năm 2001, Chung theo bố về ở cùng nhưng không đăng ký thường trú.

Theo ông Hoàn, thông tin Chung là nghi phạm xuất phát từ bà Lành. Đầu năm 2012, ông Chúc nói với bà Lành cho Chung 20 triệu đồng để làm nhà ở Đắk Lắk. Do bà Lành không có tiền và cũng không đi vay được nên ông Chúc điện cho em gái của bà Lành hỏi vay 40 triệu đồng và bị bà Lành can thiệp. Vì vậy, giữa ông Chúc và bà Lành nảy sinh mâu thuẫn, thậm chí ông Chúc còn dọa giết. Hoảng sợ, bà Lành phải đi Quảng Ninh làm ăn 2 tháng. Đến tháng 5-2012, ông Chúc và bà Lành lại quay về sống với nhau. Tuy nhiên, từ thời điểm đó, thông tin Chung giết người bắt đầu xuất hiện.

Một người họ hàng của bà Lành ra quán thường nói: “Chị Chiến ạ, oan cho anh Chấn quá! Chỗ điều tra lại chẳng điều tra, để người ta oan quá”. Bà Chiến sinh nghi rồi lần theo thông tin đến gia đình bà Lành để khai thác. Ngoài ra, trong thời gian ông Chúc và bà Lành cãi nhau, bố bà Lành hay nói: “Nếu nó có ý đồ giết con Lành thì tôi tiết lộ thông tin với công an là nó đi tù mọt gông”. Mặt khác, sau khi xảy ra vụ án mạng vào năm 2003, không thấy Chung (lúc đó khoảng 15-16 tuổi) về thôn Me chơi nữa và cũng không ai biết tung tích.

Từ các thông tin này, chắp nối lại, bà Chiến tìm đến bác ruột bà Lành tỉ tê: “Em biết hết rồi, có gì bác nói với em đi!”. Lúc đó, ông này tiết lộ thông tin sau khi xảy ra án mạng, sáng hôm sau, bà Lành thấy chậu quần áo của Chung có nhiều máu nên nghi ngờ Chung giết người. Bà Chiến đã kịp ghi âm lại toàn bộ cuộc trò chuyện cũng như thông tin khai thác được, trình lên cơ quan chức năng.

Trên cơ sở đó, CQĐT của VKSND Tối cao đã phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Công an, TAND Tối cao khẩn trương tiến hành các biện pháp điều tra, đồng thời kiên trì vận động đối tượng ra đầu thú. Ngày 25-10-2013, Chung đang sống ở Đắk Lắk thì ra CQĐT đầu thú và bước đầu khai nhận giết chị Hoan để cướp tài sản.

Diễn biến vụ án

- Khoảng hơn 19 giờ ngày 15-8-2003, chị Nguyễn Thị Hoan bị giết với nhiều vết thương.

- Ngày 17-8-2003, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án “Giết người”.

- Ngày 29-9-2003, Cơ quan CSĐT ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam với ông Nguyễn Thanh Chấn về tội danh “Giết người’.

- Ngày 26-3-2004, TAND tỉnh Bắc Giang mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Chấn tù chung thân. Theo bản án, chiều 15-8-2003, ông Chấn lẻn vào nhà chị Hoan trong xóm đòi quan hệ t.ình d.ục nhưng không được chấp nhận. Ôm ghì từ phía sau, ông Chấn bị nạn nhân cầm vỏ chai bia chống cự. Trong lúc vật lộn, ông Chấn “thò vào túi quần rút ra một con dao bấm đâm nhiều nhát vào bụng, mặt và sườn” của chị Hoan.

Sau đó, ông Chấn kêu oan và làm đơn kháng cáo.

- Ngày 26 và 27-7-2004, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm vụ án và tuyên y án sơ thẩm.

- Ngày 4-11-2013, Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình ký quyết định kháng nghị tái thẩm bản án đối với ông Chấn; cùng ngày, Phó Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Hữu Thể ký quyết định tạm đình chỉ thi hành án đối với phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn.


Nguồn: Báo Người Lao động

p/s: =.= năm nay nhiều thứ nổi tai tiếng nhờ ~.~ kiểu này Gặp nhau cuối năm chắc có nhiều thứ lắm đây ;))
 
nhắc đến gặp nhau cuối năm... muốn đến Tết ngay quá ;))
 
vụ này lùm xùm mấy hôm nay rồi :)) làm ăn thế này không thể chấp nhận được :|
 
@HuongNguyen_93 mình nghĩ 1 phần cũng do ko tìm đc chứng cứ, bà Chiến phải mất nhiều thời gian, công sức mới tìm được bằng chứng
 
@Tieugiacat không tìm được chứng cứ đâu có thể cứ thể phán bừa được :p~ nhiệm vụ của cơ quan tư pháp là chứng minh người ta có tội, nếu ko tìm được đúng or đủ chứng cứ thì là CQNN ko chứng minh được vậy thì phải thả người chứ đâu có căn cứ nào để xử. Và nếu những lời khai trước tòa của bác ấy đúng như những gì mà bác ấy ký vào biên bản lời khai tại CQĐT thì đi 1 nhẽ khác nhưng hết tòa ST rồi PT đều kêu oan mà Tòa vẫn phán được thì... :| Giờ thì ngài phó chánh tòa hình sự tỉnh Bắc Giang năm đó xử vụ này đẩy hết trách nhiệm về cho QH =="
Cũng may hồi đó bác ấy còn là con liệt sỹ nên được giảm án từ tử hình xuống chung thân chứ nếu ko ko biết ntn nữa =.=
 
@abenla@abenla uhm, sáng đọc báo thấy có thể đòi bồi thường nhiều hơn 190tr nhưng chừng đó liệu có đủ cho 10 năm tủi hờn mà ông Chấn và gia đình phải chịu đựng ko?
 
×
Quay lại
Top Bottom