- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Lãnh đạo các nền kinh tế tham dự hội nghị APEC tại Singapore nói rằng khả năng đạt được một thỏa thuận về cắt giảm khí thải trong hội nghị thượng đỉnh tại Đan Mạch vào tháng 12 là không cao.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đọc tuyên bố chung của Hội nghị APEC vào ngày 15/11. Ảnh: Reuters. Trong hai ngày tham gia hội nghị cấp cao APEC, các nhà lãnh đạo cam kết họ sẽ hợp tác chặt chẽ để đạt được một "kết quả đầy tham vọng" tại thủ đô Copenhagen của Đan Mạch. Nhưng họ từ bỏ mục tiêu cắt giảm một nửa lượng khí thải trước năm 2050 mà bản dự thảo đưa ra.
Tuyên bố cuối cùng của diễn đàn APEC 17 có đoạn: “Một lần nữa chúng tôi xác nhận cam kết đối phó với hiểm họa do biến đổi khí hậu gây nên và cùng hợp tác với nhau để đạt được một kết quả khả quan tại Copenhagen. Nỗ lực giảm khí thải cần phải được hỗ trợ bởi nhiều biện pháp, trong đó có trợ giúp tài chính và chuyển giao công nghệ dành cho các nước đang phát triển để họ có thể đối phó với tác động của biến đổi khí hậu”.
Theo BBC, nhiều nhà lãnh đạo APEC - trong đó có Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào – không coi hội nghị thượng đỉnh Copenhagen là sự kiện bắt đầu trong nỗ lực tiến tới một thỏa thuận toàn cầu về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Một quan chức Trung Quốc tham gia các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu nói với BBC rằng tỷ lệ cắt giảm 50% là “vấn đề gây tranh cãi gay gắt trong cộng đồng quốc tế” và “tình trạng tranh cãi có thể phá vỡ các vòng thương lượng”.
Mike Froman, cố vấn cao cấp về an ninh quốc gia của chính quyền Mỹ, cho biết, các nhà lãnh đạo đã nhất trí rằng “từ nay tới hội nghị Copenhagen, việc đạt được một thỏa thuận mang tính ràng buộc pháp lý và có quy mô toàn cầu về khí hậu là điều không thực tế”.
BBC cho rằng đây là bằng chứng mới nhất về sự bất đồng quan điểm giữa các nước phát triển và đang phát triển, phương Tây và phương Đông đối với vấn đề khí hậu.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đọc tuyên bố chung của Hội nghị APEC vào ngày 15/11. Ảnh: Reuters. Trong hai ngày tham gia hội nghị cấp cao APEC, các nhà lãnh đạo cam kết họ sẽ hợp tác chặt chẽ để đạt được một "kết quả đầy tham vọng" tại thủ đô Copenhagen của Đan Mạch. Nhưng họ từ bỏ mục tiêu cắt giảm một nửa lượng khí thải trước năm 2050 mà bản dự thảo đưa ra.
Theo BBC, nhiều nhà lãnh đạo APEC - trong đó có Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào – không coi hội nghị thượng đỉnh Copenhagen là sự kiện bắt đầu trong nỗ lực tiến tới một thỏa thuận toàn cầu về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Một quan chức Trung Quốc tham gia các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu nói với BBC rằng tỷ lệ cắt giảm 50% là “vấn đề gây tranh cãi gay gắt trong cộng đồng quốc tế” và “tình trạng tranh cãi có thể phá vỡ các vòng thương lượng”.
Mike Froman, cố vấn cao cấp về an ninh quốc gia của chính quyền Mỹ, cho biết, các nhà lãnh đạo đã nhất trí rằng “từ nay tới hội nghị Copenhagen, việc đạt được một thỏa thuận mang tính ràng buộc pháp lý và có quy mô toàn cầu về khí hậu là điều không thực tế”.
BBC cho rằng đây là bằng chứng mới nhất về sự bất đồng quan điểm giữa các nước phát triển và đang phát triển, phương Tây và phương Đông đối với vấn đề khí hậu.
Minh Long