- Tham gia
- 5/10/2017
- Bài viết
- 1.322
Máy giặt cửa trước hiệu suất cao được ưa chuộng nhờ ít tốn nước và xà phòng. Tuy nhiên, loại máy này đòi hỏi phải có quy trình làm sạch đặc biệt và hong khô các bộ phận của máy. Nếu bạn thấy máy giặt có mùi như mùi thường thấy trong nhà kho thì đã đến lúc phải tổng vệ sinh và bắt đầu thực hiện việc bảo dưỡng máy giặt. Bạn nên làm sạch vòng đệm và lồng giặt thường xuyên để ngăn ngừa mốc cũng như học cách giữ cho máy giặt khô ráo và sạch sẽ giữa những lần giặt.
Phần 1: Làm sạch vòng đệm
1. Tìm vị trí của vòng đệm
Vòng đệm là một vòng cao su viền xung quanh cửa lồng giặt. Đây là bộ phận có công dụng bịt kín để ngăn nước rò rỉ từ máy giặt. Bạn hãy mở cửa máy giặt rộng hết cỡ và tháo vòng cao su ra.
Vòng đệm đưuợc gắn vào máy giặt, nhưng bạn có thể tháo ra để làm vệ sinh và kiểm tra xem có thứ gì bị kẹt không.
Chris Willatt
Chủ sở hữu, Alpine Maids
Làm sạch túi lọc trong khi làm vệ sinh vòng đệm. Chris Willatt, chủ sở hữu công ty vệ sinh nhà cửa Alpine Maids, cho biết: "Ở máy giặt cửa trước, túi lọc thường ở góc trái dưới đáy lồng giặt. Mỗi tháng một lần, bạn nên làm sạch túi lọc để loại bỏ xơ vải và cặn xà phòng."
2. Loại bỏ các dị vật
Khi đã tháo vòng đệm ra, bạn hãy kiểm tra xem có vật nào kẹt giữa vòng đệm không. Các vật sắc nhọn có thể làm hư hại vòng đệm và máy giặt khi máy hoạt động. Hãy luôn kiểm tra túi quần áo và lấy mọi vật ra trước khi giặt. Các vật thường hay bị bỏ quên trong máy giặt là:
Kẹp tóc
Đinh
Đồng xu
Kẹp giấy
3. Kiểm tra bụi bặm hoặc lông tóc trong vòng đệm
Nếu thấy có lông tóc trong vòng đệm thì nghĩa là quần áo có dính lông tóc. Nếu ai đó trong nhà có tóc dài hoặc nhà nuôi thú cưng lông dài, bạn nên kiểm tra lông tóc trong vòng đệm mỗi tuần ít nhất 1-2 lần. Nếu thấy vòng đệm bẩn, có thể thỉnh thoảng bạn cần đóng kín cửa máy giặt. Ví dụ, nếu để chó ngủ trong phòng giặt, bạn nên đóng cửa máy giặt.
Bụi bặm tích tụ trên vòng đệm khi bụi hoặc xơ vải từ máy sấy hoặc phòng giặt bay xung quanh và đọng trên vòng đệm. Bạn hãy giảm bớt bụi bặm trong không khí bằng cách thường xuyên thay túi lọc xơ.
4. Xử lý nấm mốc
Nếu bạn thấy các đốm đen thì có lẽ máy giặt đang có nấm mốc. Hiện tượng này là do vòng đệm không khô ráo giữa những lần sử dụng hoặc có quá nhiều cặn xà phòng tích tụ. Tình trạng ẩm ướt tạo đều kiện cho mốc phát triển. Để loại bỏ nấm mốc, bạn hãy xịt nước xà phòng nóng hoặc chất tẩy rửa chống mốc vào vòng đệm. Dùng khăn hoặc giẻ lau sạch chất tẩy rửa.
Có thể bạn cần dùng nhiều khăn nếu vòng đệm nhớt vì mốc. Tiếp tục xịt và lau cho đến khi khăn lau không còn dính bẩn.
5. Làm sạch sâu vòng đệm mỗi tháng một lần
Để diệt nấm mốc, bạn hãy rót 1 cốc thuốc tẩy vào máy giặt không có quần áo và chạy chế độ nước nóng. Rót thêm ½ cốc thuốc tẩy vào ngăn chứa xà phòng hoặc nước xả vải để đảm bảo toàn bộ máy giặt đều được làm sạch. Sau khi máy giặt chạy hết chu trình, bạn hãy chạy thêm vài chu trình giặt nữa nhưng không cho thuốc tẩy. Bước này sẽ loại bỏ mùi thuốc tẩy trong máy giặt trước khi bạn giặt quần áo lần tới.
Nếu vẫn thấy các đốm mốc sau khi chạy máy giặt, có thể bạn cần đeo găng tay, mặt nạ và kỳ cọ cho sạch mốc bằng thuốc tẩy. Nhúng bàn chải đánh răng vào dung dịch không nhiều hơn 10% thuốc tẩy và chà sạch mốc.
Phần 2: Làm sạch lồng giặt
1. Rắc 1/3 cốc (70g) muối nở vào lồng giặt
Muối nở sẽ giúp loại bỏ mùi mốc hoặc mùi quần áo bẩn. Rót thêm 2 cốc (480 ml) giấm trắng vào ngăn chứa xà phòng. Giấm trắng và muối nở sẽ tạo ra phản ứng làm sạch lồng giặt
Luôn kiểm tra sách hướng dẫn đi kèm máy giặt về cách làm vệ sinh máy.
2. Bật máy giặt
Cho máy giặt chạy chu trình vệ sinh máy (nếu máy có lựa chọn này). Nếu không có, bạn có thể cho máy chạy chu trình giặt bình thường. Chọn chế độ nhiệt cao nhất để muối nở và giấm có điều kiện phản ứng. Chờ máy chạy hết chu trình giặt và xả.
Nếu máy giặt của bạn có chu trình vệ sinh máy, sách hướng dẫn của nhà sản xuất sẽ cho biết khi nào cần cho bột nở và giấm vào máy.
3. Làm sạch các vết bẩn nếu máy giặt quá bẩn
Cho máy chạy một chu trình giặt với thuốc tẩy nếu máy giặt có mùi khó chịu và bạn nghi ngờ nấm mốc đang sinh sôi bên trong lồng giặt. Rót 2 cốc (480 ml) thuốc tẩy vào ngăn đựng thuốc tẩy, sau đó cho máy chạy hết chu trình giặt và xả. Để máy sạch hoàn toàn, bạn cần xả nước thêm một lần nữa và không cho thêm bất cứ thứ gì vào máy giặt.
Đừng bao giờ chạy máy giặt với muối nở, giấm và thuốc tẩy cùng lúc. Các chất này có thể tạo ra phản ứng nguy hiểm và làm hỏng máy giặt.
4. Tháo và rửa sạch ngăn chứa xà phòng
Tháo ngăn chứa xà phòng và ngâm trong nước ấm, sau đó xịt nước tẩy rửa đa năng, lau sạch và gắn trở lại chỗ cũ.
Nếu máy giặt có ngăn chứa nước xả vải, bạn cũng nên làm sạch và lau kỹ.
5. Lau sạch bên ngoài máy giặt
Xịt nước tẩy rửa đa năng vào khăn hoặc giẻ sạch và lau toàn bộ bề mặt bên ngoài máy giặt. Bạn cần lau sạch mọi bụi bặm, xơ vải và lông tóc có thể bám bên ngoài máy giặt.
Việc giữ sạch mặt ngoài máy giặt có thể ngăn ngừa bụi bặm lọt vào trong máy.
Phần 3: Bảo dưỡng máy giặt cửa trước
1. Sử dụng đúng loại xà phòng giặt
Mua loại xà phòng có công thức chuyên dùng cho máy giặt cửa trước. Bạn cũng nên dùng lượng xà phòng (và nước xả vải) vừa đủ theo khuyến nghị. Nếu bạn dùng nhiều hơn mức cần thiết, xà phòng sẽ đóng cặn trên quần áo và bên trong máy giặt.
Cặn xà phòng có thể khiến máy giặt bốc mùi và nấm mốc sinh sôi.
2. Lấy quần áo ra khỏi máy ngay sau khi giặt xong
Đừng để quần áo ướt vừa giặt xong trong máy giặt quá lâu mới chuyển sang máy sấy. Nấm mốc và mùi hôi phát sinh trong máy giặt cửa trước nhanh hơn trong máy giặt cửa trên.
Nếu chưa lấy quần áo giặt ra được, ít nhất bạn cũng nên mở hé cửa máy giặt để độ ẩm thoát ra ngoài phần nào.
3. Lau khô vòng đệm mỗi khi giặt xong
Tốt nhất là bạn nên dùng khăn tắm cũ lau thật khô vòng đệm sau mỗi lần giặt. Mục đích của việc này là loại bỏ toàn bộ độ ẩm trên vòng đệm để nấm mốc không có điều kiện phát triển. Mở hé cửa máy giặt khi giặt xong để độ ẩm thoát ra ngoài
Bạn cũng nên lau khô bên trong cửa máy giặt, đặc biệt nếu bạn thường đóng kín cửa.
4. Tháo ngăn chứa xà phòng và hong khô
Dù đã có thói quen làm vệ sinh ngăn chứa xà phòng thường xuyên, bạn cũng nên tháo bộ phận này ra sau mỗi lần giặt và hong khô. Bước này cũng sẽ cho phép không khí lưu thông vào máy giặt và ngăn ngừa nấm mốc.
Một khi đã có thói quen tháo ngăn chứa xà phòng ra sau mỗi lần giặt, bạn có thể kiểm tra nhanh xem có mốc đen hoặc các vết ố bẩn cần lau rửa không.
Phần 1: Làm sạch vòng đệm
Vòng đệm là một vòng cao su viền xung quanh cửa lồng giặt. Đây là bộ phận có công dụng bịt kín để ngăn nước rò rỉ từ máy giặt. Bạn hãy mở cửa máy giặt rộng hết cỡ và tháo vòng cao su ra.
Vòng đệm đưuợc gắn vào máy giặt, nhưng bạn có thể tháo ra để làm vệ sinh và kiểm tra xem có thứ gì bị kẹt không.
Chris Willatt
Chủ sở hữu, Alpine Maids
Làm sạch túi lọc trong khi làm vệ sinh vòng đệm. Chris Willatt, chủ sở hữu công ty vệ sinh nhà cửa Alpine Maids, cho biết: "Ở máy giặt cửa trước, túi lọc thường ở góc trái dưới đáy lồng giặt. Mỗi tháng một lần, bạn nên làm sạch túi lọc để loại bỏ xơ vải và cặn xà phòng."
Khi đã tháo vòng đệm ra, bạn hãy kiểm tra xem có vật nào kẹt giữa vòng đệm không. Các vật sắc nhọn có thể làm hư hại vòng đệm và máy giặt khi máy hoạt động. Hãy luôn kiểm tra túi quần áo và lấy mọi vật ra trước khi giặt. Các vật thường hay bị bỏ quên trong máy giặt là:
Kẹp tóc
Đinh
Đồng xu
Kẹp giấy
Nếu thấy có lông tóc trong vòng đệm thì nghĩa là quần áo có dính lông tóc. Nếu ai đó trong nhà có tóc dài hoặc nhà nuôi thú cưng lông dài, bạn nên kiểm tra lông tóc trong vòng đệm mỗi tuần ít nhất 1-2 lần. Nếu thấy vòng đệm bẩn, có thể thỉnh thoảng bạn cần đóng kín cửa máy giặt. Ví dụ, nếu để chó ngủ trong phòng giặt, bạn nên đóng cửa máy giặt.
Bụi bặm tích tụ trên vòng đệm khi bụi hoặc xơ vải từ máy sấy hoặc phòng giặt bay xung quanh và đọng trên vòng đệm. Bạn hãy giảm bớt bụi bặm trong không khí bằng cách thường xuyên thay túi lọc xơ.
Nếu bạn thấy các đốm đen thì có lẽ máy giặt đang có nấm mốc. Hiện tượng này là do vòng đệm không khô ráo giữa những lần sử dụng hoặc có quá nhiều cặn xà phòng tích tụ. Tình trạng ẩm ướt tạo đều kiện cho mốc phát triển. Để loại bỏ nấm mốc, bạn hãy xịt nước xà phòng nóng hoặc chất tẩy rửa chống mốc vào vòng đệm. Dùng khăn hoặc giẻ lau sạch chất tẩy rửa.
Có thể bạn cần dùng nhiều khăn nếu vòng đệm nhớt vì mốc. Tiếp tục xịt và lau cho đến khi khăn lau không còn dính bẩn.
Để diệt nấm mốc, bạn hãy rót 1 cốc thuốc tẩy vào máy giặt không có quần áo và chạy chế độ nước nóng. Rót thêm ½ cốc thuốc tẩy vào ngăn chứa xà phòng hoặc nước xả vải để đảm bảo toàn bộ máy giặt đều được làm sạch. Sau khi máy giặt chạy hết chu trình, bạn hãy chạy thêm vài chu trình giặt nữa nhưng không cho thuốc tẩy. Bước này sẽ loại bỏ mùi thuốc tẩy trong máy giặt trước khi bạn giặt quần áo lần tới.
Nếu vẫn thấy các đốm mốc sau khi chạy máy giặt, có thể bạn cần đeo găng tay, mặt nạ và kỳ cọ cho sạch mốc bằng thuốc tẩy. Nhúng bàn chải đánh răng vào dung dịch không nhiều hơn 10% thuốc tẩy và chà sạch mốc.
Phần 2: Làm sạch lồng giặt
Muối nở sẽ giúp loại bỏ mùi mốc hoặc mùi quần áo bẩn. Rót thêm 2 cốc (480 ml) giấm trắng vào ngăn chứa xà phòng. Giấm trắng và muối nở sẽ tạo ra phản ứng làm sạch lồng giặt
Luôn kiểm tra sách hướng dẫn đi kèm máy giặt về cách làm vệ sinh máy.
Cho máy giặt chạy chu trình vệ sinh máy (nếu máy có lựa chọn này). Nếu không có, bạn có thể cho máy chạy chu trình giặt bình thường. Chọn chế độ nhiệt cao nhất để muối nở và giấm có điều kiện phản ứng. Chờ máy chạy hết chu trình giặt và xả.
Nếu máy giặt của bạn có chu trình vệ sinh máy, sách hướng dẫn của nhà sản xuất sẽ cho biết khi nào cần cho bột nở và giấm vào máy.
Cho máy chạy một chu trình giặt với thuốc tẩy nếu máy giặt có mùi khó chịu và bạn nghi ngờ nấm mốc đang sinh sôi bên trong lồng giặt. Rót 2 cốc (480 ml) thuốc tẩy vào ngăn đựng thuốc tẩy, sau đó cho máy chạy hết chu trình giặt và xả. Để máy sạch hoàn toàn, bạn cần xả nước thêm một lần nữa và không cho thêm bất cứ thứ gì vào máy giặt.
Đừng bao giờ chạy máy giặt với muối nở, giấm và thuốc tẩy cùng lúc. Các chất này có thể tạo ra phản ứng nguy hiểm và làm hỏng máy giặt.
Tháo ngăn chứa xà phòng và ngâm trong nước ấm, sau đó xịt nước tẩy rửa đa năng, lau sạch và gắn trở lại chỗ cũ.
Nếu máy giặt có ngăn chứa nước xả vải, bạn cũng nên làm sạch và lau kỹ.
Xịt nước tẩy rửa đa năng vào khăn hoặc giẻ sạch và lau toàn bộ bề mặt bên ngoài máy giặt. Bạn cần lau sạch mọi bụi bặm, xơ vải và lông tóc có thể bám bên ngoài máy giặt.
Việc giữ sạch mặt ngoài máy giặt có thể ngăn ngừa bụi bặm lọt vào trong máy.
Phần 3: Bảo dưỡng máy giặt cửa trước
Mua loại xà phòng có công thức chuyên dùng cho máy giặt cửa trước. Bạn cũng nên dùng lượng xà phòng (và nước xả vải) vừa đủ theo khuyến nghị. Nếu bạn dùng nhiều hơn mức cần thiết, xà phòng sẽ đóng cặn trên quần áo và bên trong máy giặt.
Cặn xà phòng có thể khiến máy giặt bốc mùi và nấm mốc sinh sôi.
Đừng để quần áo ướt vừa giặt xong trong máy giặt quá lâu mới chuyển sang máy sấy. Nấm mốc và mùi hôi phát sinh trong máy giặt cửa trước nhanh hơn trong máy giặt cửa trên.
Nếu chưa lấy quần áo giặt ra được, ít nhất bạn cũng nên mở hé cửa máy giặt để độ ẩm thoát ra ngoài phần nào.
Tốt nhất là bạn nên dùng khăn tắm cũ lau thật khô vòng đệm sau mỗi lần giặt. Mục đích của việc này là loại bỏ toàn bộ độ ẩm trên vòng đệm để nấm mốc không có điều kiện phát triển. Mở hé cửa máy giặt khi giặt xong để độ ẩm thoát ra ngoài
Bạn cũng nên lau khô bên trong cửa máy giặt, đặc biệt nếu bạn thường đóng kín cửa.
Dù đã có thói quen làm vệ sinh ngăn chứa xà phòng thường xuyên, bạn cũng nên tháo bộ phận này ra sau mỗi lần giặt và hong khô. Bước này cũng sẽ cho phép không khí lưu thông vào máy giặt và ngăn ngừa nấm mốc.
Một khi đã có thói quen tháo ngăn chứa xà phòng ra sau mỗi lần giặt, bạn có thể kiểm tra nhanh xem có mốc đen hoặc các vết ố bẩn cần lau rửa không.
Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW
Nguồn: WIKIHOW