war1410
Thành viên
- Tham gia
- 27/8/2010
- Bài viết
- 4
Ở lại thành phố, làm thêm kiếm tiền là trào lưu chung của giới sinh viên tỉnh lẻ trong những năm gần đây. Thế nhưng, mong muốn kiếm tiền chính đáng của họ đang bị những mánh lới làm ăn nuốt sống...
Ép người quá đáng!
Không về quê mà quyết chí ở lại làm thêm, Phạm Văn Hòa (SV năm thứ 2 ĐH KHXH&NV Hà Nội) đến một trung tâm giới thiệu việc làm trên đường Minh Khai để tìm việc. Ở đây, cậu đã trở thành một miếng "mồi ngon".
Hòa kể: "Mình đã nghe nhiều chuyện lừa đảo ở các trung tâm giới thiệu việc làm, đã cảnh giác rồi nhưng không hiểu sao vẫn bị lừa". Điều giải thích cho cái "không hiểu sao" ấy là trình độ quá "chuyên nghiệp" của các trung tâm.
Bắt đầu là những hứa hẹn "mùi mẫn": lương hậu hĩnh, việc nhẹ nhàng, hợp chuyên môn... Kế đến là những thủ tục tưởng như vô cùng đơn giản: làm hồ sơ và nộp lệ phí (thông thường là từ 25 - 30 nghìn đồng). Nhưng đó mới chỉ là bài mở đầu cho một "giáo án" ngoài trường học.
Đến nơi cần tuyển dụng, một loạt những yêu cầu được đưa ra: Bản sao có công chứng giấy khai sinh, thẻ SV, tạm trú tạm vắng, có nơi còn đòi cả... hộ khẩu. Bản thân Hòa đã phải đi đi về về mấy lần để lo cho đủ cái mớ giấy tờ ấy.
Đến khi lo đủ thì... "công việc đó đã có người làm mất rồi, em làm giấy tờ chậm quá". Quay trở lại trung tâm thì nhận được những hứa hẹn cho công việc khác, "cũng phù hợp và lương cũng không kém". Thế là lại bắt đầu một chuỗi ngày "ăn chực nằm chờ".
Một tháng trời, Hòa đã phải lê đến 5 - 6 chỗ làm khác nhưng rồi đều ra về chán nản vì "mỗi nơi lại yêu cầu một kiểu, sức đâu mà đáp ứng".
Đến khi không kiên nhẫn được nữa, Hòa đến đòi lại số tiền đặt cọc ban đầu thì trung tâm "xù" mà không có một lý do nào cả. Điện thoại đến thì nhận được những lời chửi bới và hăm dọa. Hòa đành chịu mất tiền để thu về cả một bài học nhớ đời.
Đó mới chỉ là một trong số rất nhiều những cảnh ngộ của SV khi làm thêm hè. Chuyện bị các trung tâm giới thiệu việc làm cho vào "tròng" không còn là chuyện của một người mà đối với SV nó dường như đang trở thành vấn nạn... Tại sao lại thế?
Bùng phát dịch vụ tư vấn việc làm
Nhu cầu làm thêm trong hè của SV là rất lớn do nhiều lý do: kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình, làm để lấy kinh nghiệm hay tận dụng thời gian... Có cung ắt có cầu, các trung tâm mọc lên như nấm cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các "mánh lới" làm ăn.
Thuở sơ khai là những ngón nghề rất cơ bản như: địa chỉ ma, treo đầu dê bán thịt chó... cho đến những thủ thuật tinh vi hơn để moi túi tiền vốn đã eo hẹp của SV.
Một nghịch lý đang tồn tại xoay quanh mối quan hệ "hữu cơ": Người lao động, trung tâm giới thiệu và nơi tuyển dụng. Nhưng có một câu hỏi cần đặt ra, liệu nơi tuyển dụng có thực sự cần người? Nếu cần, tại sao lại phối hợp với các trung tâm để "hành" người lao động?
Bị lừa, SV chưa tìm được chỗ dựa những khi "gặp nạn". Trong khi những hội chợ việc làm còn có quá ít cơ hội cho SV thì những trung tâm tư vấn việc làm vẫn là nơi họ "gửi vàng" và nhận "quả đắng".
Vẫn chưa có một qui định cụ thể nào để quản lý các trung tâm tư vấn việc làm, chừng nào chúng còn tồn tại trôi nổi thì người lao động vẫn đầy nguy cơ trở thành "những chú cừu non" tội nghiệp.
Ép người quá đáng!
Không về quê mà quyết chí ở lại làm thêm, Phạm Văn Hòa (SV năm thứ 2 ĐH KHXH&NV Hà Nội) đến một trung tâm giới thiệu việc làm trên đường Minh Khai để tìm việc. Ở đây, cậu đã trở thành một miếng "mồi ngon".
Hòa kể: "Mình đã nghe nhiều chuyện lừa đảo ở các trung tâm giới thiệu việc làm, đã cảnh giác rồi nhưng không hiểu sao vẫn bị lừa". Điều giải thích cho cái "không hiểu sao" ấy là trình độ quá "chuyên nghiệp" của các trung tâm.
Bắt đầu là những hứa hẹn "mùi mẫn": lương hậu hĩnh, việc nhẹ nhàng, hợp chuyên môn... Kế đến là những thủ tục tưởng như vô cùng đơn giản: làm hồ sơ và nộp lệ phí (thông thường là từ 25 - 30 nghìn đồng). Nhưng đó mới chỉ là bài mở đầu cho một "giáo án" ngoài trường học.
Đến nơi cần tuyển dụng, một loạt những yêu cầu được đưa ra: Bản sao có công chứng giấy khai sinh, thẻ SV, tạm trú tạm vắng, có nơi còn đòi cả... hộ khẩu. Bản thân Hòa đã phải đi đi về về mấy lần để lo cho đủ cái mớ giấy tờ ấy.
Đến khi lo đủ thì... "công việc đó đã có người làm mất rồi, em làm giấy tờ chậm quá". Quay trở lại trung tâm thì nhận được những hứa hẹn cho công việc khác, "cũng phù hợp và lương cũng không kém". Thế là lại bắt đầu một chuỗi ngày "ăn chực nằm chờ".
Một tháng trời, Hòa đã phải lê đến 5 - 6 chỗ làm khác nhưng rồi đều ra về chán nản vì "mỗi nơi lại yêu cầu một kiểu, sức đâu mà đáp ứng".
Đến khi không kiên nhẫn được nữa, Hòa đến đòi lại số tiền đặt cọc ban đầu thì trung tâm "xù" mà không có một lý do nào cả. Điện thoại đến thì nhận được những lời chửi bới và hăm dọa. Hòa đành chịu mất tiền để thu về cả một bài học nhớ đời.
Đó mới chỉ là một trong số rất nhiều những cảnh ngộ của SV khi làm thêm hè. Chuyện bị các trung tâm giới thiệu việc làm cho vào "tròng" không còn là chuyện của một người mà đối với SV nó dường như đang trở thành vấn nạn... Tại sao lại thế?
Bùng phát dịch vụ tư vấn việc làm
Nhu cầu làm thêm trong hè của SV là rất lớn do nhiều lý do: kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình, làm để lấy kinh nghiệm hay tận dụng thời gian... Có cung ắt có cầu, các trung tâm mọc lên như nấm cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các "mánh lới" làm ăn.
Thuở sơ khai là những ngón nghề rất cơ bản như: địa chỉ ma, treo đầu dê bán thịt chó... cho đến những thủ thuật tinh vi hơn để moi túi tiền vốn đã eo hẹp của SV.
Một nghịch lý đang tồn tại xoay quanh mối quan hệ "hữu cơ": Người lao động, trung tâm giới thiệu và nơi tuyển dụng. Nhưng có một câu hỏi cần đặt ra, liệu nơi tuyển dụng có thực sự cần người? Nếu cần, tại sao lại phối hợp với các trung tâm để "hành" người lao động?
Bị lừa, SV chưa tìm được chỗ dựa những khi "gặp nạn". Trong khi những hội chợ việc làm còn có quá ít cơ hội cho SV thì những trung tâm tư vấn việc làm vẫn là nơi họ "gửi vàng" và nhận "quả đắng".
Vẫn chưa có một qui định cụ thể nào để quản lý các trung tâm tư vấn việc làm, chừng nào chúng còn tồn tại trôi nổi thì người lao động vẫn đầy nguy cơ trở thành "những chú cừu non" tội nghiệp.