- Tham gia
- 28/10/2011
- Bài viết
- 824
Tham khảo
How Do High Achievers Really Think?
Beliefs that lead to success.
Published on October 19, 2011 by Carl Beuke, Ph.D. in You're Hired
Những lời tự khẳng định tích cực là 1 yếu tố chủ yếu của ngành công nghiệp self-help, nhưng có 1 vấn đề với việc đứng trước gương mỗi sáng và nói những câu kiểu :"Tôi là người đặc biệt, sáng tạo và tuyệt vời...tôi xứng đáng với sự giàu có, thành công...tôi sẽ là vua của thế giới chỉ trong 5 ngày..."Nó làm bạn cảm thấy mình như kẻ ngớ ngẩn (và đôi lúc tệ hơn nữa).
Nghiên cứu cho thấy những người thành đạt thực sự suy nghĩ như thế nào? Những người thành đạt thường thể hiện 1 động cơ hoàn thành (công việc) mạnh mẽ. Những người ít thành đạt hơn thường bị thúc đẩy để tránh né thất bại nhiều hơn.
Những người có động cơ thành đạt có 1 khao khát mạnh mẽ hoàn thành 1 điều gì đó quan trọng, và họ đạt được sự hài lòng từ thành công trong những nhiệm vụ đòi hỏi nhiều kỹ năng hoặc nỗ lực. Kết quả là họ sẵn sàng nỗ lực đầy nhiệt huyết trong 1 khoảng thời gian dài để theo đuổi những mục tiêu của họ.
Những người né tránh thất bại thường tập trung nhiều hơn vào việc bảo vệ bản thân họ khỏi sự xấu hổ và cảm nhận của sự bất tài có thể đi theo sự thất bại trong 1 nhiệm vụ có giá trị. Kết quả là họ ít có khả năng nỗ lực vượt qua những nhiệm vụ hướng đến thành tựu, và có thể từ bỏ nhanh chóng nếu thành công không sắp đến dễ dàng. Trong khi việc né tránh hoàn toàn các nhiệm vụ là không thể, những người né tránh thất bại có thể trì hoãn, nỗ lực ít hơn khả năng của họ, hoặc có những hành vi tự làm hại mình để đưa ra lý do giữ thể hiện trong những lần thất bại (ví dụ, uống nhiều rượu vào đêm trước ngày có kỳ thi quan trọng).
Tất nhiên, động cơ thành đạt vs. động cơ tránh né thất bại nằm trên 1 miền liên tục, và hầu hết chúng ta rơi ở đâu đó ở giữa. Trong nghiên cứu, miền liên tục này được mô tả là 'Relative Motive Strength'.
Sức mạnh động cơ tương đối của 1 cá nhân không tồn tại trong chân không mà nó gắn liền với 1 ma trận niềm tin phức tạp biện minh cho sự cam kết về nỗ lực hướng đến đạt được mục tiêu. Những niềm tin cốt lõi phân biệt những người có động cơ thành đạt là:
1. Thành công là trách nhiệm cá nhân của bạn
Những cá nhân có động cơ thành đạt có xu hướng tin rằng sự khởi đầu, sự nỗ lực và sự kiên trì là yếu tố quyết định thành công quan trọng trước những nhiệm vụ đòi hỏi kỹ năng hoặc nỗ lực. Những cá nhân né tránh thất bại có nhiều khả năng xem thành công phụ thuộc vào những nguồn lực có sẵn và những hạn chế về hoàn cảnh (ví dụ, nhiệm vụ quá khó, hoặc giáo viên đã thành kiến).
2. Những nhiệm vụ đòi hỏi khắt khe là những cơ hội
Những cá nhân có động cơ thành đạt có xu hướng xem những nhiệm vụ đòi hỏi khắt khe nơi mà sự thành công là không chắc chắn như 'những thách thức' hoặc 'những cơ hội'. Những cá nhân né tránh thất bại nhiều khả năng xem chúng là 'những đe doạ' có thể dẫn đến sự xấu hổ vì thất bại.
3. Phấn đấu đạt được thành công là thú vị
Những cá nhân có động cơ thành đạt liên kết nỗ lực trong những nhiệm vụ đòi hỏi khắc khe với sự cống hiến, sự tập trung, sự cam kết và sự dấn thân. Những cá nhân né tránh thất bại xem những nỗ lực như vậy là quá tải hoặc gây căng thẳng. Họ xem sự kiên trì đối mặt với những trở ngại và thất bại như sự hơi ép buộc.
4. Phấn đấu đạt được thành công là quý giá
Những cá nhân có động cơ thành đạt đánh giá cao sự chăm chỉ làm việc. Những cá nhân né tránh thất bại chế giễu sự nỗ lực đạt thành công như là không hợp thời. Họ có thể gắn liền sự nỗ lực để thành công với sự thiếu 1 cuộc sống xã hội hoặc nguy cơ chết sớm vì bệnh tim.
5. Những kỹ năng có thể được cải thiện
Những cá nhân có động cơ thành đạt có 1 niềm tin mạnh mẽ rằng họ có thể cải thiện năng suất của họ trong những nhiệm vụ đòi hỏi khắc khe với sự thực hành, đào tạo, huấn luyện và học tập. Những cá nhân né tránh thất bại có xu hướng xem những kỹ năng là cố định và/hoặc phụ thuộc tài năng bẩm sinh.
6. Kiên trì làm việc
Những cá nhân có động cơ thành đạt có xu hướng tin rằng sự nỗ lực liên tục và sự cam kết sẽ vượt qua được những trở ngại và thất bại ban đầu. Họ nói, "Đừng giả định rằng bạn không thể làm 1 điều gì đó cho đến khi bạn đã thử. Và ý tôi là cố gắng thực sự, như cố gắng 3000 lần, không phải chỉ cố gắng 3 lần và 'tôi từ bỏ.'"
Và những cá nhân né tránh thất bại đáp lại, "Bạn thực sự cần học cách khi nào thì từ bỏ."
Những niềm tin của những cá nhân có động cơ thành đạt không nhất thiết phải logic hoặc đúng 1 cách khách quan hơn những niềm tin của những cá nhân né tránh thất bại, chắc chắn là không tro mọi tình huống. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thì chúng gắn liền với những mức độ thành đạt cao.
1 khi bạn hiểu được kiểu suy nghĩ của người có động cơ thành đạt vs. người né tránh thất bại, bạn sẽ nhận ra chúng trong cách người ta nói về những mục tiêu, giấc mơ, sự thành công và thất bại của họ. Bạn cũng sẽ nhận ra chúng trong lối suy nghĩ của bạn, và bạn có thể lựa chọn trau dồi những niềm tin sẽ hỗ trợ bạn đạt được những mục tiêu của mình. Điều này hiệu quả hơn nhiều so với việc cố gắng suy nghĩ tích cực và dựa vào quy luật của sự thu hút để mang lại cho bạn những điều bạn muốn.
Nguồn: PsychologyToday
How Do High Achievers Really Think?
Beliefs that lead to success.
Published on October 19, 2011 by Carl Beuke, Ph.D. in You're Hired
Những lời tự khẳng định tích cực là 1 yếu tố chủ yếu của ngành công nghiệp self-help, nhưng có 1 vấn đề với việc đứng trước gương mỗi sáng và nói những câu kiểu :"Tôi là người đặc biệt, sáng tạo và tuyệt vời...tôi xứng đáng với sự giàu có, thành công...tôi sẽ là vua của thế giới chỉ trong 5 ngày..."Nó làm bạn cảm thấy mình như kẻ ngớ ngẩn (và đôi lúc tệ hơn nữa).
Nghiên cứu cho thấy những người thành đạt thực sự suy nghĩ như thế nào? Những người thành đạt thường thể hiện 1 động cơ hoàn thành (công việc) mạnh mẽ. Những người ít thành đạt hơn thường bị thúc đẩy để tránh né thất bại nhiều hơn.
Những người có động cơ thành đạt có 1 khao khát mạnh mẽ hoàn thành 1 điều gì đó quan trọng, và họ đạt được sự hài lòng từ thành công trong những nhiệm vụ đòi hỏi nhiều kỹ năng hoặc nỗ lực. Kết quả là họ sẵn sàng nỗ lực đầy nhiệt huyết trong 1 khoảng thời gian dài để theo đuổi những mục tiêu của họ.
Những người né tránh thất bại thường tập trung nhiều hơn vào việc bảo vệ bản thân họ khỏi sự xấu hổ và cảm nhận của sự bất tài có thể đi theo sự thất bại trong 1 nhiệm vụ có giá trị. Kết quả là họ ít có khả năng nỗ lực vượt qua những nhiệm vụ hướng đến thành tựu, và có thể từ bỏ nhanh chóng nếu thành công không sắp đến dễ dàng. Trong khi việc né tránh hoàn toàn các nhiệm vụ là không thể, những người né tránh thất bại có thể trì hoãn, nỗ lực ít hơn khả năng của họ, hoặc có những hành vi tự làm hại mình để đưa ra lý do giữ thể hiện trong những lần thất bại (ví dụ, uống nhiều rượu vào đêm trước ngày có kỳ thi quan trọng).
Tất nhiên, động cơ thành đạt vs. động cơ tránh né thất bại nằm trên 1 miền liên tục, và hầu hết chúng ta rơi ở đâu đó ở giữa. Trong nghiên cứu, miền liên tục này được mô tả là 'Relative Motive Strength'.
Sức mạnh động cơ tương đối của 1 cá nhân không tồn tại trong chân không mà nó gắn liền với 1 ma trận niềm tin phức tạp biện minh cho sự cam kết về nỗ lực hướng đến đạt được mục tiêu. Những niềm tin cốt lõi phân biệt những người có động cơ thành đạt là:
1. Thành công là trách nhiệm cá nhân của bạn
Những cá nhân có động cơ thành đạt có xu hướng tin rằng sự khởi đầu, sự nỗ lực và sự kiên trì là yếu tố quyết định thành công quan trọng trước những nhiệm vụ đòi hỏi kỹ năng hoặc nỗ lực. Những cá nhân né tránh thất bại có nhiều khả năng xem thành công phụ thuộc vào những nguồn lực có sẵn và những hạn chế về hoàn cảnh (ví dụ, nhiệm vụ quá khó, hoặc giáo viên đã thành kiến).
2. Những nhiệm vụ đòi hỏi khắt khe là những cơ hội
Những cá nhân có động cơ thành đạt có xu hướng xem những nhiệm vụ đòi hỏi khắt khe nơi mà sự thành công là không chắc chắn như 'những thách thức' hoặc 'những cơ hội'. Những cá nhân né tránh thất bại nhiều khả năng xem chúng là 'những đe doạ' có thể dẫn đến sự xấu hổ vì thất bại.
3. Phấn đấu đạt được thành công là thú vị
Những cá nhân có động cơ thành đạt liên kết nỗ lực trong những nhiệm vụ đòi hỏi khắc khe với sự cống hiến, sự tập trung, sự cam kết và sự dấn thân. Những cá nhân né tránh thất bại xem những nỗ lực như vậy là quá tải hoặc gây căng thẳng. Họ xem sự kiên trì đối mặt với những trở ngại và thất bại như sự hơi ép buộc.
4. Phấn đấu đạt được thành công là quý giá
Những cá nhân có động cơ thành đạt đánh giá cao sự chăm chỉ làm việc. Những cá nhân né tránh thất bại chế giễu sự nỗ lực đạt thành công như là không hợp thời. Họ có thể gắn liền sự nỗ lực để thành công với sự thiếu 1 cuộc sống xã hội hoặc nguy cơ chết sớm vì bệnh tim.
5. Những kỹ năng có thể được cải thiện
Những cá nhân có động cơ thành đạt có 1 niềm tin mạnh mẽ rằng họ có thể cải thiện năng suất của họ trong những nhiệm vụ đòi hỏi khắc khe với sự thực hành, đào tạo, huấn luyện và học tập. Những cá nhân né tránh thất bại có xu hướng xem những kỹ năng là cố định và/hoặc phụ thuộc tài năng bẩm sinh.
6. Kiên trì làm việc
Những cá nhân có động cơ thành đạt có xu hướng tin rằng sự nỗ lực liên tục và sự cam kết sẽ vượt qua được những trở ngại và thất bại ban đầu. Họ nói, "Đừng giả định rằng bạn không thể làm 1 điều gì đó cho đến khi bạn đã thử. Và ý tôi là cố gắng thực sự, như cố gắng 3000 lần, không phải chỉ cố gắng 3 lần và 'tôi từ bỏ.'"
Và những cá nhân né tránh thất bại đáp lại, "Bạn thực sự cần học cách khi nào thì từ bỏ."
Những niềm tin của những cá nhân có động cơ thành đạt không nhất thiết phải logic hoặc đúng 1 cách khách quan hơn những niềm tin của những cá nhân né tránh thất bại, chắc chắn là không tro mọi tình huống. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thì chúng gắn liền với những mức độ thành đạt cao.
1 khi bạn hiểu được kiểu suy nghĩ của người có động cơ thành đạt vs. người né tránh thất bại, bạn sẽ nhận ra chúng trong cách người ta nói về những mục tiêu, giấc mơ, sự thành công và thất bại của họ. Bạn cũng sẽ nhận ra chúng trong lối suy nghĩ của bạn, và bạn có thể lựa chọn trau dồi những niềm tin sẽ hỗ trợ bạn đạt được những mục tiêu của mình. Điều này hiệu quả hơn nhiều so với việc cố gắng suy nghĩ tích cực và dựa vào quy luật của sự thu hút để mang lại cho bạn những điều bạn muốn.
Nguồn: PsychologyToday