- Tham gia
- 5/10/2017
- Bài viết
- 1.322
Mỗi ca sĩ đều muốn mở rộng âm vực của bản thân và chiến tích ấn tượng nhất chính là chinh phục nốt cao. Tuy vậy, không ai sinh ra đã có thể hát nốt cao chuẩn ngay từ đầu. Cũng như nhiều cơ bắp khác, dây thanh đới cần bài tập tăng cường sức mạnh. Hãy bắt đầu từ việc học cách thư giãn cơ. Sau đó, khởi động giọng và thực hành bài tập chuyên biệt nhằm mở rộng âm vực.
Phần 1:Thư giãn cơ bắp
1. Lấy hơi chầm chậm, thoải mái để giải tỏa căng thẳng
Muốn lên nốt cao, quá trình hô hấp cần diễn ra thoải mái. Nếu không, sự căng cứng sẽ ảnh hưởng tới giọng hát. Hãy hít vào bình thường rồi thở ra. Giữ nhịp thở chậm rãi và đều đặn.
Thả lỏng vai, cổ và ngực rồi tiếp tục hít vào thở ra. Điều này giúp giảm sức căng tại các vùng đó.
2. Xoa bóp mặt và quai hàm để giải tỏa căng thẳng cơ bắp
Đặt cườm tay lên hai bên mặt, ngay dưới xương gò má. Ấn nhẹ vào má, sau đó xoa chậm xung quanh hàm. Hé miệng ra một chút. Lặp lại quá trình này thêm vài lần.
3. Xoay cổ và bả vai để thả lỏng cơ
Xoay cổ chậm rãi từ trái qua phải. Khi cơ cổ đã giãn ra, xoay bả vai nhẹ nhàng và từ tốn, trước sau luân phiên. Sau đó buông thõng hai cánh tay dọc theo cơ thể.
Gắng thả lỏng cánh tay lúc tập. Tránh nắm tay lại theo quán tính hay gồng căng cơ tay khi cố lên nốt cao.
Phần 2: Khởi động giọng
1. Sử dụng máy tạo ẩm cá nhân trước và sau khi hát
Máy này có tác dụng bổ sung hơi ấm và độ ẩm cho dây thanh đới. Dùng máy trước và sau mỗi buổi tập hay tiết mục biểu diễn giúp dây thanh đới luôn ở trong trạng thái tốt.
2. Uống cốc nước ấm để thư giãn cơ thanh quản
Việc này cũng hỗ trợ quá trình hydrat hóa dây thanh đới, giúp người hát vươn tới quãng âm cao hơn. Pha mật ong với nước để giảm và ngăn ngừa sưng họng.
Không uống nước đá, cà phê hay sữa trước khi khởi động giọng. Điều này có thể gây ảnh hưởng không tốt tới giọng hát.
3. Rung môi để khởi động
Đôi môi mím hờ lại với nhau. Đẩy luồng hơi ra ngoài miệng thật đều sao cho môi rung và tạo ra âm thanh bóng bay xì hơi. Tiếp tục làm như vậy với âm "pr", giữ cho âm thanh ổn định lúc đưa làn hơi qua môi.
Khi đã làm được, hãy thử âm "br". Sau đó tiếp tục với âm "br" nhưng kết hợp dịch chuyển âm giai lên và xuống.
Rung môi giúp kiểm soát hơi thở tốt hơn, đồng thời giảm bớt áp lực tác động vào dây thanh đới.
4. Giãn dây thanh đới theo kiểu "người cá"
Banh miệng tròn theo hình chữ "o" và hít vào. Tưởng tượng bạn đang mút sợi mì Ý! Khi thở ra, hãy tạo nên âm thanh "wu". Giữ âm "wu" liền mạch và lặp lại hành động này từ 2 đến 3 lần nữa.
Sau đó, bắt đầu dịch chuyển âm giai lên xuống theo âm "wu".
5. Chạy âm giai hai quãng tám để khởi động trước khi hát nốt cao
Bắt đầu từ nốt thấp, hát âm "mi" rồi dịch chuyển âm giai lên dần. Đảo ngược lại và chạy âm giai xuống dần theo âm "i". Tiếp tục lên xuống và mỗi lúc lại mở rộng dần âm vực.
Khi đã cảm thấy tương đối thoải mái, chuyển sang âm "u" và lặp lại phương pháp trên.
Trong suốt quá trình khởi động, đừng ép bản thân hát cao quá mức. Theo thời gian, điều này thực sự có thể khiến âm vực hẹp lại.
Dùng ứng dụng Singscope để khởi động giọng.
Phần 3: Phát triển âm vực
1. Lấy hơi bằng bụng để giọng hát khỏe hơn
Là ca sĩ, bạn có lẽ đã từng nghe điều này rất nhiều lần. Dù vậy, đây vẫn là lời khuyên quan trọng! Lấy hơi bằng bụng giúp bạn giữ vững sự ổn định khi lên nốt cao và thư giãn cơ bắp.
Khi hít vào, bụng nên phình ra trước rồi mới đến ngực.
Nếu gặp khó khăn, thử đặt bàn tay lên bụng khi lấy hơi. Hành động này sẽ giúp bạn tập trung hơn vào việc lấy hơi bằng bụng.
Lên nốt cao đòi hỏi ca sĩ kiểm soát hơi thở thật nhuần nhuyễn, vì thế hãy phối hợp với cơ hoành khi hát và tập điều tiết làn hơi nhằm hỗ trợ dây thanh đới.
2. Bắt đầu từ nốt có cao độ trung bình và hát cao dần
Có thể tiếp tục luyện âm "u" và "i" như lúc khởi động. Một khi đã hát được tại âm khu cao mong muốn, hãy chuyển sang các âm có độ mở miệng lớn hơn như "âu" và "ơ".
Nếu tập như vậy thường xuyên, bạn sẽ thấy việc hát nốt cao trở nên ngày càng dễ dàng.
Tuy vậy, đừng bỏ qua quãng trầm. Tập hát nốt thấp giúp dây thanh đới khỏe hơn, từ đó tạo tiền đề để lên nốt cao tốt hơn.
3. Thử nghiệm nguyên âm
Khi hát nốt cao, chất giọng sẽ phù hợp với tùy nguyên âm. Có vài nguyên âm khó hát hơn bình thường. Nên thử nghiệm để xác định rõ nguyên âm phù hợp nhất với chất giọng. Khi đã biết nguyên âm nào phù hợp nhất, chuyển (dần dần) sang nguyên âm đó trong lúc chạy âm giai lên.
Ví dụ, có thể bạn sẽ gặp khó khăn khi lên cao với âm "i" dài (trong từ "meet") nhưng lại dễ dàng hát âm "i" ngắn. Có thể biến đổi âm "i" dài trong từ "meet" bằng cách hát là "mitt" và điều chỉnh khéo léo sao cho âm "i" ngắn nghe giống âm "i" dài khi hát cao.
4. Đặt phụ âm ở trước nguyên âm
Phụ âm khó, chẳng hạn như "g", có thể giúp người hát thành thạo hơn trong việc đóng dây thanh đới. Sau khi tập nguyên âm được một lát, hãy thêm phụ âm khó "g" vào đằng trước. Điều này giúp dây thanh đới rung đều, từ đó duy trì sự ổn định của âm thanh phát ra.
Cũng hiệu quả nếu phía trước nguyên âm là phụ âm "m" và "n".
Dây thanh sẽ đóng khi toàn bộ dây thanh đới chạm vào nhau để tạo ra âm thanh. Nếu dây thanh không ở trong trạng thái "đóng" hoàn toàn thì khó duy trì luồng hơi ổn định.
5. Hát cao từ "yawn" để mở khẩu hình
Lúc tập, đừng bao giờ ngại hát cao từ "yawn". Hát từ đó sẽ đưa khẩu hình miệng và cổ họng về vị trí chuẩn để lên nốt cao. Đây là mẹo thú vị giúp người hát làm quen với khẩu hình miệng đúng, nhưng đừng làm vậy trong bài biểu diễn!
6. Giữ cho tiếng hát mượt mà và rõ ràng
Luồng khí đều đặn giúp bạn lên nốt cao chắc chắn. Trong quá trình cải thiện âm vực, hãy hít vào thở ra thật đều. Phấn đấu sở hữu giọng ca mượt mà và rõ ràng.
Nghĩ về câu hát có chứa nốt cao, sau đó sử dụng kỹ thuật điều khiển hơi thở bằng cơ hoành liên tục ngay từ đầu. Điều này tạo sự liền mạch giữa nốt cao với nốt trước đó.
Đẩy hơi ra quá mạnh khi hát nốt cao có thể khiến cổ họng căng và gây ảnh hưởng tới giọng.
7. Thư giãn sau khi tập để tránh chấn thương
Luyện hát cao thường tạo áp lực lên dây thanh đới. Để cơ thanh quản hoạt động ổn định, cần thư giãn sau khi tập luyện. Hãy ngân nga âm "m" nhẹ nhàng. Dịch chuyển âm giai lên và xuống theo âm "m".
Để ý đến cảm giác lúc âm thanh thoát ra ngoài theo đường miệng. Sẽ rung và hơi nhột một chút.
8. Cho dây thanh đới nghỉ khoảng 30 phút sau mỗi lần tập
Để giọng nghỉ ngơi cho lại sức sau khi tập hát nốt cao là việc quan trọng. Việc dành 30 phút giữ yên lặng tuyệt đối không hát hò, trò chuyện hay ngân nga--sau mỗi buổi tập hát giúp dây thanh đới có thời gian thư giãn.
Phần 1:Thư giãn cơ bắp
Muốn lên nốt cao, quá trình hô hấp cần diễn ra thoải mái. Nếu không, sự căng cứng sẽ ảnh hưởng tới giọng hát. Hãy hít vào bình thường rồi thở ra. Giữ nhịp thở chậm rãi và đều đặn.
Thả lỏng vai, cổ và ngực rồi tiếp tục hít vào thở ra. Điều này giúp giảm sức căng tại các vùng đó.
Đặt cườm tay lên hai bên mặt, ngay dưới xương gò má. Ấn nhẹ vào má, sau đó xoa chậm xung quanh hàm. Hé miệng ra một chút. Lặp lại quá trình này thêm vài lần.
Xoay cổ chậm rãi từ trái qua phải. Khi cơ cổ đã giãn ra, xoay bả vai nhẹ nhàng và từ tốn, trước sau luân phiên. Sau đó buông thõng hai cánh tay dọc theo cơ thể.
Gắng thả lỏng cánh tay lúc tập. Tránh nắm tay lại theo quán tính hay gồng căng cơ tay khi cố lên nốt cao.
Phần 2: Khởi động giọng
1. Sử dụng máy tạo ẩm cá nhân trước và sau khi hát
Máy này có tác dụng bổ sung hơi ấm và độ ẩm cho dây thanh đới. Dùng máy trước và sau mỗi buổi tập hay tiết mục biểu diễn giúp dây thanh đới luôn ở trong trạng thái tốt.
Việc này cũng hỗ trợ quá trình hydrat hóa dây thanh đới, giúp người hát vươn tới quãng âm cao hơn. Pha mật ong với nước để giảm và ngăn ngừa sưng họng.
Không uống nước đá, cà phê hay sữa trước khi khởi động giọng. Điều này có thể gây ảnh hưởng không tốt tới giọng hát.
Đôi môi mím hờ lại với nhau. Đẩy luồng hơi ra ngoài miệng thật đều sao cho môi rung và tạo ra âm thanh bóng bay xì hơi. Tiếp tục làm như vậy với âm "pr", giữ cho âm thanh ổn định lúc đưa làn hơi qua môi.
Khi đã làm được, hãy thử âm "br". Sau đó tiếp tục với âm "br" nhưng kết hợp dịch chuyển âm giai lên và xuống.
Rung môi giúp kiểm soát hơi thở tốt hơn, đồng thời giảm bớt áp lực tác động vào dây thanh đới.
Banh miệng tròn theo hình chữ "o" và hít vào. Tưởng tượng bạn đang mút sợi mì Ý! Khi thở ra, hãy tạo nên âm thanh "wu". Giữ âm "wu" liền mạch và lặp lại hành động này từ 2 đến 3 lần nữa.
Sau đó, bắt đầu dịch chuyển âm giai lên xuống theo âm "wu".
Bắt đầu từ nốt thấp, hát âm "mi" rồi dịch chuyển âm giai lên dần. Đảo ngược lại và chạy âm giai xuống dần theo âm "i". Tiếp tục lên xuống và mỗi lúc lại mở rộng dần âm vực.
Khi đã cảm thấy tương đối thoải mái, chuyển sang âm "u" và lặp lại phương pháp trên.
Trong suốt quá trình khởi động, đừng ép bản thân hát cao quá mức. Theo thời gian, điều này thực sự có thể khiến âm vực hẹp lại.
Dùng ứng dụng Singscope để khởi động giọng.
Phần 3: Phát triển âm vực
Là ca sĩ, bạn có lẽ đã từng nghe điều này rất nhiều lần. Dù vậy, đây vẫn là lời khuyên quan trọng! Lấy hơi bằng bụng giúp bạn giữ vững sự ổn định khi lên nốt cao và thư giãn cơ bắp.
Khi hít vào, bụng nên phình ra trước rồi mới đến ngực.
Nếu gặp khó khăn, thử đặt bàn tay lên bụng khi lấy hơi. Hành động này sẽ giúp bạn tập trung hơn vào việc lấy hơi bằng bụng.
Lên nốt cao đòi hỏi ca sĩ kiểm soát hơi thở thật nhuần nhuyễn, vì thế hãy phối hợp với cơ hoành khi hát và tập điều tiết làn hơi nhằm hỗ trợ dây thanh đới.
Có thể tiếp tục luyện âm "u" và "i" như lúc khởi động. Một khi đã hát được tại âm khu cao mong muốn, hãy chuyển sang các âm có độ mở miệng lớn hơn như "âu" và "ơ".
Nếu tập như vậy thường xuyên, bạn sẽ thấy việc hát nốt cao trở nên ngày càng dễ dàng.
Tuy vậy, đừng bỏ qua quãng trầm. Tập hát nốt thấp giúp dây thanh đới khỏe hơn, từ đó tạo tiền đề để lên nốt cao tốt hơn.
Khi hát nốt cao, chất giọng sẽ phù hợp với tùy nguyên âm. Có vài nguyên âm khó hát hơn bình thường. Nên thử nghiệm để xác định rõ nguyên âm phù hợp nhất với chất giọng. Khi đã biết nguyên âm nào phù hợp nhất, chuyển (dần dần) sang nguyên âm đó trong lúc chạy âm giai lên.
Ví dụ, có thể bạn sẽ gặp khó khăn khi lên cao với âm "i" dài (trong từ "meet") nhưng lại dễ dàng hát âm "i" ngắn. Có thể biến đổi âm "i" dài trong từ "meet" bằng cách hát là "mitt" và điều chỉnh khéo léo sao cho âm "i" ngắn nghe giống âm "i" dài khi hát cao.
Phụ âm khó, chẳng hạn như "g", có thể giúp người hát thành thạo hơn trong việc đóng dây thanh đới. Sau khi tập nguyên âm được một lát, hãy thêm phụ âm khó "g" vào đằng trước. Điều này giúp dây thanh đới rung đều, từ đó duy trì sự ổn định của âm thanh phát ra.
Cũng hiệu quả nếu phía trước nguyên âm là phụ âm "m" và "n".
Dây thanh sẽ đóng khi toàn bộ dây thanh đới chạm vào nhau để tạo ra âm thanh. Nếu dây thanh không ở trong trạng thái "đóng" hoàn toàn thì khó duy trì luồng hơi ổn định.
Lúc tập, đừng bao giờ ngại hát cao từ "yawn". Hát từ đó sẽ đưa khẩu hình miệng và cổ họng về vị trí chuẩn để lên nốt cao. Đây là mẹo thú vị giúp người hát làm quen với khẩu hình miệng đúng, nhưng đừng làm vậy trong bài biểu diễn!
Luồng khí đều đặn giúp bạn lên nốt cao chắc chắn. Trong quá trình cải thiện âm vực, hãy hít vào thở ra thật đều. Phấn đấu sở hữu giọng ca mượt mà và rõ ràng.
Nghĩ về câu hát có chứa nốt cao, sau đó sử dụng kỹ thuật điều khiển hơi thở bằng cơ hoành liên tục ngay từ đầu. Điều này tạo sự liền mạch giữa nốt cao với nốt trước đó.
Đẩy hơi ra quá mạnh khi hát nốt cao có thể khiến cổ họng căng và gây ảnh hưởng tới giọng.
Luyện hát cao thường tạo áp lực lên dây thanh đới. Để cơ thanh quản hoạt động ổn định, cần thư giãn sau khi tập luyện. Hãy ngân nga âm "m" nhẹ nhàng. Dịch chuyển âm giai lên và xuống theo âm "m".
Để ý đến cảm giác lúc âm thanh thoát ra ngoài theo đường miệng. Sẽ rung và hơi nhột một chút.
8. Cho dây thanh đới nghỉ khoảng 30 phút sau mỗi lần tập
Để giọng nghỉ ngơi cho lại sức sau khi tập hát nốt cao là việc quan trọng. Việc dành 30 phút giữ yên lặng tuyệt đối không hát hò, trò chuyện hay ngân nga--sau mỗi buổi tập hát giúp dây thanh đới có thời gian thư giãn.
Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW
Nguồn: WIKIHOW