Làm sao để học đều đặn 5 từ mới mỗi ngày với chỉ 5 phút học?

born2go

Thành viên
Tham gia
22/12/2015
Bài viết
2
SRS là từ viết tắt của Spaced Repetition Software - (Phần mềm ôn tập chọn lọc)
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bạn có bao giờ để ý rằng vốn từ vựng của bạn dường như không tăng, hoặc cực kỳ chậm. Mỗi khi bạn học, bạn ghi vào trong sổ 30 từ mới. Bạn học xong số từ đó, tuần sau giáo viên lại cho bạn thêm 30 từ mới khác. Bạn tiếp tục học, nhưng ... quên mất 30 từ tuần trước. Như vậy, thay vì biết tổng 60 từ, bạn lại chỉ biết 30 từ. Sự việc cứ lặp đi lặp lại như vậy, bạn học, nhưng đang dẫm chân tại chỗ.

Bạn phải làm gì để cải thiện việc này? Làm sao để ngừng việc quên các từ đã học. Chỉ có một cách duy nhất: Bạn phải ôn tập lại các từ đã học

Sử dụng sổ tay
Sổ tay là giải pháp nhiều người sử dụng, từ trước tới nay. Khi bạn học một từ mới, bạn ghi vào sổ tay. Mỗi ngày, hoặc vài ngày, bạn mở sổ và ôn lại tất cả các từ đã học. Việc này rất hiệu quả ban đầu – bạn sẽ không quên những gì đã học

Không may là, sổ tay sẽ nhanh chóng đầy lên. Sau vài tháng, nó có thể chứa hơn 1000 từ. Nếu ôn một từ hết 4s, bạn sẽ mất hơn 1h để ôn lại toàn bộ số từ. Đó là lý do mọi người không sớm thì muộn sẽ ngừng ôn lại các từ trong sổ, và bạn sẽ lại ... quên

Liệu có giải pháp nào giải quyết các vấn đề trên: Giữ cho bạn luôn nhớ các từ mà lại chỉ phải ôn lại rất ít? Lần này chúng ta gặp may, giải pháp là sử dụng phần mềm ôn lại rời rạc trên smartphone (spaced-repetition software hay SRS). Chúng ta phải cảm ơn các lập trình viên, và điện thoại thông minh, bởi với sự phổ biến của smartphone, bạn có thể sử dụng SRS mọi nơi, mọi lúc.

Phần mềm SRS hoạt động thế nào?



    • Bạn thêm một vài từ vựng tiếng Anh vào phần mềm, hoặc tải các từ có sẵn (do người khác tạo), việc này gọi là thêm thẻ (card). Mỗi thẻ có 2 mặt: mặt trước (front side - question) chính là từ tiếng Anh, mặt sau (back side - answer) là nghĩa tiếng Việt, các phát âm, giải nghĩa .... ví dụ:

      Q: apple

      A: quả táo
    • Hàng ngày bạn mở ứng dụng SRS. Phần mềm sẽ đưa ra cho bạn một số thẻ để ôn tập (mỗi ngày một tập thẻ khác nhau). Ví dụ, bạn có 50 thẻ trong SRS, vào thứ Hai, bạn ôn tập 5 thẻ, vào thứ Ba, bạn ôn 5 thẻ khác ....
Giả sử bạn có 1000 từ tiếng Anh trong sổ tay. Trong 1000 từ đó, có những từ được bạn nhớ rất tốt (do dễ nhớ, do bạn ấn tượng với nó, hoặc đơn giản là bạn đã học rất nhiều lần) - chúng sẽ ở trong trí nhớ của bạn một thời gian dài, nên việc ôn lại chúng là không cần thiết. Các từ khác bạn nhớ kém hơn, đó chính là những từ cần được ôn lại, bởi nếu không, bạn sẽ sớm quên chúng
Sự tinh tế là làm sao phân loại được các từ cho vào các nhóm như trên. Đó chính là những gì phần mềm SRS thực hiện.


Lợi ích của SRS là, thay vì phải ôn tập lại tất cả các từ mỗi lần (như sử dụng notebook), bạn chỉ ôn tập một phần nhỏ trong đó. Điều này hoàn toàn hợp lý vì SRS biết từ nào bạn nhớ tốt, từ nào nhớ kém. Do đó, SRS không làm bạn mất thời gian với các từ bạn đang nhớ tốt, bạn chỉ phải ôn lại các từ cần thiết phải ôn tập lại, tức các từ có khả năng quên cao nhất

Kết quả sẽ rất ấn tượng: SRS giúp bạn ghi nhớ hàng ngàn từ trong trí nhớ của bạn mà chỉ phải tiêu tốn 5-10 phút ôn tập mỗi ngày.

Tại sao SRS biết những từ nào cần phải ôn tập?
Khi bạn sử dụng SRS, phần mềm tập hợp các thông tin về trí nhớ của bạn. Mỗi lần bạn ôn lại một từ, bạn sẽ tự đánh giá chất lượng ghi nhớ của mình, đó chính là thông tin phần mềm SRS biết bạn nhớ từ đó dễ hay khó. Ví dụ, nếu bạn nhớ một từ ngay lập tức, bạn đánh giá ở mức EASY; nếu bạn khá khó khăn mới nhớ đúng nghĩa của từ, bạn đánh giá ở mức HARD. Dữ liệu này sẽ được thu thập và cung cấp cho một mô hình thuật toán phức tạp nhằm tính toán xem bạn sẽ nhớ được từ đó bao nhiêu lâu nữa, để sắp xếp từ cho lần ôn tập tiếp theo. Chú ý là mô hình toán học mang tính thống kê, chứ không phải tuyệt đối. Tức nó không biết được chính xác bao giờ bạn sẽ quên từ đó, mà nó sẽ đánh giá giống như sau: khả năng bạn vẫn nhớ từ đó trong vòng 30 ngày tới là 90%.

Mô hình trí nhớ trong SRS dựa trên các nghiên cứu về trí nhớ con người. Điều quan trọng nhất chúng ta cần để ý là trí nhớ sẽ tốt hơn sau mỗi lần ôn tập lại. Ví dụ, mỗi khi bạn học một từ mới, bạn sẽ nhớ trong 2 ngày (với khả năng 90%). Nếu bạn ôn lại sau 2 ngày, bạn sẽ nhớ trong 5 ngày tiếp theo (vẫn với khả năng 90%), và khi ôn lại sau 5 ngày, bạn sẽ nhớ cho 10 ngày tiếp theo, sau đó là 20 ngày, ... cứ như thế. Thời gian ôn lại sẽ dần dần dài ra

Hình bên dưới mô tả "đường cong quên lãng". Chúng ta sẽ cùng xem xét kỹ. Giả sử bạn học một từ mới ở ngày 0 và không bao giờ ôn lại. "Đường cong quên lãng" chỉ ra khả năng bạn nhớ được từ đó tương ứng với thời gian sắp tới. Ví dụ, sau 2 ngày khả năng là 90%, nhưng sau 20 ngày chỉ còn 30%, sau 50 ngày, khả năng nhớ được là nhỏ hơn 10%, tức gần như chắc chắn bạn sẽ quên từ đó. Tất nhiên, đây là con số thống kê trung bình, mỗi từ sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ khó của từ.


w6I3W14luHZBKM5Pu3texgisEjS-nphXrUwA1lsDqQk

Đường cong quên lãng

Còn hình sau sẽ mô phỏng các "đường cong quên lãng" khi bạn sử dụng SRS. Bởi SRS cho bạn ôn tập khi khả năng nhớ vẫn rất cao (90%) tức bạn hầu như vẫn nhớ từ mới. Mối lần ôn lại, đường cong mới lại bắt đầu từ 100% và giảm dần theo thời gian. Nhưng trí nhớ của bạn tốt hơn sau mỗi lần ôn lại, nên khả năng quên lãng sẽ giảm chậm hơn (đường cong ít cong hơn), tức việc quên lãng bị chậm lại


Kx-bwj3XZKjdh7WpYDgkoIdkAotMmYyjxqmKxJ_NTzc

Biểu đồ quên lãng khi sử dụng SRS

Có 2 điều cần chú ý:




    • Trong toàn bộ thời gian, khả năng nhớ các từ của bạn luôn ở giữa 90%-100%. SRS không để nó giảm xuống dưới 90%. Tức là bạn luôn nhớ các từ (với khả năng cao).
    • Với SRS, bạn sẽ ôn lại các từ với khoảng thời gian tăng dần lên thay vì ôn lại sau mỗi vài ngày (như khi sử dụng notebook). Bởi vậy bạn vẫn đạt được kết quả với thời gian ôn tập ít hơn rất nhiều, bởi việc ôn tập đã được tối ưu hóa xuống mức tối thiểu.
Thêm thẻ vào trong phần mềm SRS thế nào?
Bạn có thể sử dụng các mẫu câu, từ, phiên âm từ một cuốn từ điển, hoặc từ sách, hay các bộ phim. Nguyên tắc của SRS rất đơn giản, bạn có thể đặt ra câu hỏi bất kỳ và câu trả lời tương ứng để ghi nhớ.

Với LazzyBee, ứng dụng chuyên học từ vựng, đúng như tư tưởng "lazy" dành cho những người lười, chúng tôi đã tích hợp sẵn hơn 3600 từ thông dụng, cũng như các từ chuyên ngành phổ biến nhất. Các bạn chỉ cần download và bắt đầu học. Tuy nhiên, nếu muốn thêm các thẻ học cho riêng mình, bạn có thể sử dụng tính năng thêm thẻ ở trên website và đồng bộ về máy của mình.
Các lợi ích của SRS?
Bạn có thể nhớ (hầu hết) mọi thứ bạn chọn. Khi bạn đọc một từ trong sách hay nghe trên phim, bạn không thể chắc chắn nó đã được ghi nhớ cẩn thận trong trí nhớ của mình. Nhưng nếu bạn thêm từ đó vào SRS, bạn có thể yên tâm nó sẽ liên kết với bạn mãi mãi. (Thực tế thì, bởi nguyên tắc xác suất, SRS sẽ giúp bạn nhớ khoảng 95% các từ bạn thêm vào SRS.) Điều này sẽ đem lại sự yên tâm rất lớn cho bạn, bạn không phải lo về sự quên lãng nữa.

Không mất thời gian với những từ dễ nhớ. Bạn chỉ cần ôn lại các từ mà bạn đã gần quên. SRS chỉ hỏi các câu hỏi khó với bạn và không lãng phí thời gian với các từ dễ. Với SRS, bạn chỉ phải tiêu tốn thời gian tối thiểu cho việc học.

Mỗi ngày thời gian ôn tập sẽ ít đi. Do thời gian ôn lại giữa các lần sẽ kéo dài ra dần dần, nên tổng số từ phải review trong ngày sẽ giảm từ từ. Bạn càng sử dụng SRS lâu, bạn càng tốn ít thời gian để giữ các từ đó không bị quên. Ví dụ, sau một năm sử dụng SRS, bạn sẽ chỉ phải ôn tập khoảng 10 từ mỗi ngày để luôn nhớ 2000 từ.
Điều đó cũng đúng trong trường hợp bạn luôn bổ sung từ mới học, thời gian ôn tập sẽ không tăng lên, nhưng tổng số từ bạn học luôn tăng đều đặn theo thời gian, thật là tuyệt vời.

Nguồn antimoon - được LazzyBee dịch & chỉnh sửa
Mã:
https://www.lazzybee.com/blog/srs_intro
 
Để đọc tốt thì phải có vốn từ vựng tốt, mà để có vốn từ vựng tốt thì bạn cần phải ... đọc nhiều (là cách tốt nhất) :D Vòng tròn quanh quẩn cứ như vậy
Tuy nhiên, do môi trường của chúng ta không sử dụng tiếng Anh nhiều, nên việc đọc rất ít => từ vựng ít => đọc kém
Với những người thành công với tiếng Anh, họ học rất đều đặn, mỗi ngày tiến thêm một bước, sau một khoảng thời gian nhìn lại họ đã tiến lên rất xa. Điều đó khác với những người không thành công, he he he, lâu lâu mới tiến một bước, sau đó là dừng lại, thậm chỉ lại thụt lùi. Thế nên nhiều người than vãn: học tiếng Anh cả (mấy) chục năm mà trình độ vẫn thế, không khá được.

Những phần mềm Spaced-Repetition-Software (như Anki, LazzyBee,...) ra đời để giải quyết 2 vấn đề cho bạn: Bạn chỉ phải tiêu tốn khoảng 5 phút mỗi ngày để đều đặn tiến lên phía trước & luôn đưa ra các từ bạn sắp quên để ôn lại, giúp bạn không bị thụt lùi :D

Còn bạn nào không dành ra được 5 phút mỗi ngày để học từ vựng, thì có lẽ khoa học cũng ... đành bó tay.
 
×
Quay lại
Top Bottom