Làm dâu

neoclean

Thành viên
Tham gia
8/8/2012
Bài viết
7
Quê anh chẳng được mấy người tận mắt chứng kiến “chiến tích giang hồ” của gái Miền Tây. Nhưng hễ có cô gái nào từ miền sông nước ấy về làm dâu thì khó tránh khỏi những ánh mắt xếch ngược như mắt nòng nọc sắp thành ếch; hay cái bĩu môi dài thườn thượt trông như dị tật bẫm sinh. Cùng với đó là trăm ngàn lời ra, tiếng vào, xoi mói đủ điều. Đôi lúc, con người ta hành động mà chẳng cần cơ sở hay lý do nào thích đáng. Lẽ đời nó thế.Anh tổ chức lễ cưới, họ hàng đằng trai đều phải mượn. Người làm cha mẹ họ có cái đặc quyền. Đó là cái quyền của người sinh ra đối với người được sinh ra, xưa nay vẫn thế. Tủi thân, đắng lòng nhưng âu cũng là duyên số của anh chị.
***​
Khu nhà trọ trong hẻm sâu, tồi tàn nhưng không ít những cặp vợ chồng, những đôi tình nhân sống thử cư ngụ, anh chị cũng trong số đó. Căn phòng rộng chừng 12m[SUP]2[/SUP] là tổ ấm của hai người sau những giờ làm việc mệt mỏi ở công ty.Từ ngày cưới vợ, anh như một con người khác. Hầu như mọi thú tiêu khiển vô bổ, tốn kém trước đây anh đều đoạn tuyệt. Bao nhiêu sức lực, tâm trí anh dồn hết cho người vợ yêu thương. Ước ơ về một tương lai luôn thường trực trong tâm trí. Nó như một động lực để thôi thúc anh sống và làm việc.Thế nhưng, cuộc sống của hai vợ chồng cùng làm công nhân đâu dễ dàng ở chốn thị thành. Công ty giày da nơi anh chị cùng làm việc không hiểu làm ăn thế nào mà lương công nhân cứ nợ gối đầu. Có tháng, lương không đủ trả tiền nước, tiền điện. Anh chạy vạy khắp nơi kiếm việc khác, nhưng đồng lương chẳng khá lên được bao nhiêu. Đành trở lại với nghề cũ – nghề xây dựng.Anh lại đi công trình. Chị đem hết vốn liến tích lủy bấy lâu thuê một sạp nhỏ ở chợ mua bán hàng khô. Chồng vợ xa nhau, nỗi trống vắng một lời không nói hết.***Chị sinh con. Má anh khăn gói từ ngoài quê vào. Khổ thay, không phải để nuôi đứa cháu nội mới chào đời mà cốt để lôi anh về quê. Vừa bước vào phòng trọ, bà tóm anh ngay lập tức, mắn sang sả: “Mầy theo tao về ngay. Tao không có đứa con dâu lăng loàng, mất nết trai trên, gái dưới như nó. Mầy không về tao từ mây luôn. Nếu mầy ở với nó, tao coi như không có đứa con như mầy…”. Bà nói một hồi như thể sợ ai giành nói với bà. Anh im lặng. Chị ôm đứa bé còn đỏ hỏm khóc ngắn, khóc dài nhìn anh.Người ta thường nói, sợi dây ràng buộc giữa hai người chính là đứa con. Thế mà, đứa con của chị sinh ra hoàn toàn ngược lại. Nó như lực đẩy để hai người xa nhau.***Anh đi công trình, không ít lần anh đem thứ bình thường mà thiêng liêng của người đàn ông vung khắp nơi. Với anh, điều đó anh biết mình sai, nhưng vẫn làm. Cái ma lực trong con người khó có thể kìm chế lại được.Với chị, những ngày tháng xã chồng là những ngày tháng sống trong sự hành hạ. Có lẽ, không sự hành hạ nào hơn đối với người phụ nữ vắng chồng mà lại chung vách mỏng với đôi trai gái đang thời kỳ sống thử. Thứ âm thanh độc hơn lòng dạ của một nguời độc, khiến cho người này lên tột đỉnh khoái cảm cũng khiến cho người kia dồn máu lên não. Hành động bản năng trong giới hạn thủy chung không thể dập tắt cơn cháy nhục dục đang bùng phát. Thế là…***Rất nhiều lần chị yêu cầu anh đưa đứa con đi xét nghiệm AND nhưng anh im lặng. Mấy năm chung sống với nhau, chị chưa bao giờ hiểu anh nghĩ gì trong sự im lặng của anh. Sự im lặng đôi khi nói lên tất cả, nhưng cũng có khi đó là điều bí ẩn.Anh lại tiếp tục đi công trình. Dẫu đi xa hay gần đều đặng hàng tuần anh vẫn về với vợ con, làm mọi thứ như một người chồng đầy trách nhiệm. Thế nhưng, một tháng ròng anh không về. Chị hỏi thăm khắp nơi mới biết anh về quê. Chị bồng bế con đi tìm chồng. Trông cảnh thật tội nghiệp.***Cơ thể đày đọa con người. Trong cơn đày đọa nhiều phần thuộc về bản chất bộc lộ. Trước kia, cái cơ thể hừng hừng lửa dục khiến chị làm điều tội lỗi. Giờ đây, cái cơ thể mất đi một quả thận của ông chồng khiến chị khổ. Từ ngày ấy, miền quê anh có một người con gái Miền Tây lam lũ kiếm tiền lo cho một gia đình hai người già, một người bệnh, một con nhỏ. Và thi thoảng, mọi dụm 3 túm 7 nói chuyện về gái Miền Tây…Tống Thanh Bình
 
×
Quay lại
Top