- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Làm đàn ông thật khổ, chưa sinh ra đã gánh trọng trách của cả gia đình. Cùng hai chân, hai tay và một khối óc như nhau, nhưng bé trai từ nhỏ đã được nuôi dạy phải trở thành trụ cột gia đình.
Ảnh minh họa
Tôi vừa đóng máy sau cuộc trò chuyện dài với một người bạn qua Skype. Đường truyền hơi yếu nhưng tôi vẫn có thể biết là anh khóc. Anh chào từ biệt vội vã, luống cuống, vụng về, chỉ để che giấu một sự thật là mình đang chuẩn bị oà khóc.
Làm đàn ông thật khổ, muốn khóc cũng phải giấu diếm. Vì xã hội cho rằng khóc là đặc quyền của phụ nữ, nên đàn ông không được khóc. Vì xã hội cho rằng sẻ chia tâm sự với bạn bè cho vơi bớt đau thương là đặc quyền của phụ nữ, nên đàn ông dù chết nửa trái tim cũng chỉ nên tìm đến làm bạn với rượu. Vì xã hội cho rằng đi tìm một bàn tay đỡ, một bờ vai dựa là đặc quyền của phụ nữ, nên đàn ông dù mất phương hướng đến đâu lựa chọn dễ nhất có lẽ vẫn chỉ là cứ đâm đầu vào bóng tối mà đi. Người đời khắc nghiệt quên rằng đàn ông cũng là người, cũng biết đau đớn buồn khổ, cũng cần chở che, san sẻ, cũng để nước mắt rơi. Cùng là phận người như nhau, sao nỡ bắt đàn ông cả đời phải nuốt nước mắt vào trong?
Làm đàn ông thật khổ. Phụ nữ bị bạo lực gia đình thì cả xã hội sẽ lên án đàn ông. Nhưng hàng triệu đàn ông bị vợ, anh em, bạn bè bất kể già trẻ gái trai đè đầu cưỡi cổ, đánh đập hành hạ cho tan nát cả thân xác và lòng tự trọng thì chỉ dám len lén giấu đi như một vết thương không được phép lành. Lâu rồi trên Internet có một video thực nghiệm về bạo hành. Khi cô gái bị bạn trai đánh đập thì người trong phố xông ra dằn mặt gã đàn ông vũ phu. Nhưng khi đổi vai, chàng trai bị cô gái đánh đập thì người đời dửng dưng, thậm chí có kẻ quay phim, cười cợt, hoặc xông vào đánh hôi. Người đời khắc nghiệt quên rằng thịt da ai cũng là người, cũng biết đớn đau bầm dập, cũng biết rỏ máu tím tái với đòn thù. Cùng là phận người như nhau, sao nỡ coi phụ nữ như hoa rồi bắt đàn ông phải mình đồng da sắt?
Làm đàn ông thật khổ, muốn điệu một chút thì bị gọi là đồng bóng, muốn san sẻ hoá đơn chi phí thì bị gọi là keo kiệt, bao nhiêu trách nhiệm cần phải làm hay thú vui muốn được hưởng đôi khi cũng phải dấu giếm vì sợ bị cười chê là giống đàn bà, là đàn ông sao lại đi quét nhà rửa bát, sao lại ôm con, sao lại thích lụi hụi nấu nuớng, sao lại khoái vá vá may may, sao lại ham hố áo quần mua sắm, sao lại chăm lo da mặt, sao lại quấn lấy con mà không lo kiếm tiền, sao lại bám váy vợ, sao lại nghe lời vợ, sao lại không đẻ được con trai, sao lại hài lòng với một cô con gái, sao lại luỵ gia đình, sao lại luỵ đàn bà, sao lại làm nghề này mà không phải nghề kia?...Tựu trung là, sao lại DÁM làm những điều khiến mình hạnh phúc và trái tim mình mách bảo?
Làm đàn ông thật khổ, chưa sinh ra đã gánh trọng trách của cả gia đình họ tộc. Cùng hai chân hai tay và một khối óc như nhau, nhưng những bé trai từ nhỏ đã được nuôi dạy PHẢI trở thành trụ cột gia đình với vô vàn áp lực: Áp lực kiếm tiền, áp lực thành công, áp lực của "đàn ông xây nhà", áp lực bị xã hội nhìn nhận như kẻ bại trận vì không nuôi nổi vợ con, hay đàn ông mà kiếm tiền kém vợ... Người đời khắc nghiệt quên rằng đàn ông cũng là người thường, cũng kém khoản này, giỏi khoản kia, cũng có những ước mơ bình dị ấm êm. Cùng là phận người như nhau, sao nỡ bắt đàn ông phải là siêu nhân, ai cũng phải tề gia, trị quốc, bình thiên hạ?
Ảnh minh họa
Xã hội phân biệt giới tính thường được hiểu là một xã hội nơi phụ nữ chịu thiệt thòi. Đó mới chỉ là một phần sự thật. Những định kiến khắc nghiệt không công bằng khiến không ít đàn ông cũng trở thành nạn nhân, thậm chí kể cả khi đã là nạn nhân cũng không dám mở mồm kêu than. Nghiên cứu cho thấy đàn ông dễ bị trầm cảm vì chuyện gia đình và lứa đôi hơn phụ nữ. Năm 2012, tỷ lệ đàn ông tự vẫn cao gấp 4 lần phụ nữ. Văn hoá phân biệt nam nữ đóng một vai trò quyết định trong việc đàn ông phải chịu áp lực nặng nề và tìm đến cái chết để giải thoát.
Nếu đàn ông không bị áp lực phải mạnh mẽ, phụ nữ sẽ không có áp lực phải gọt mình đến thành gọi dạ bảo vâng.
Nếu đàn ông không bị áp lực phải thành anh hùng, phụ nữ sẽ không có áp lực phải ép mình thành giai nhân nương nhờ quân tử.
Nếu đàn ông không bị áp lực phải là người kiếm tiền, phụ nữ sẽ không có áp lực phải ép mình thành bà nội trợ.
Nếu đàn ông không bị áp lực phải là nguời thành đạt, phụ nữ sẽ không có áp lực giới hạn mình trở thành kẻ hỗ trợ sân sau, làm chức phó, làm nền cho đàn ông ở nhiệm sở.
Cuộc sống này sẽ hạnh phúc biết bao nhiêu nếu chúng ta có thể đi lại quanh đời với hình hài mộc mạc nguyên chất của mình, không phải tự gò bó bản thân thành kẻ chăm lo miệt vườn khi trái tim chỉ muốn khát khao xông ra ngoài biển lớn, không phải nặng nề gồng mình lên trong áo giáp kiếm gươm khi hồn xác bản thân là thi sĩ. Một xã hội bình đẳng sẽ khiến cả phụ nữ và đàn ông đều hạnh phúc hơn, vì họ được phép trở thành chính mình. Những chiến sĩ đấu tranh cho bình quyền đương nhiên là cả hai giới, vì quyền lợi của chính bản thân mình.
Mỗi người đàn ông hãy góp phần cởi trói cho chính những người phụ nữ quanh mình, để chính mình cũng sẽ được thoát khỏi chiếc vòng kim cô giới tính khủng khiếp xiết chặt lấy cả cuộc đời từ khi còn mới hoài thai. Để một ngày chúng ta có thể nhìn hai con người, một phụ nữ xông xáo trên tuyến đầu chính trường, hay một người đàn ông dịu dàng ở nhà chăm sóc cho gia đình với cùng một ánh mắt tôn trọng có phần ghen tỵ, bởi họ thành công, vì họ HẠNH PHÚC. Hãy nhìn nụ cuời trên môi họ mà xem. Xét cho cùng, còn mục đích nào trên đời cao hơn thế?
Ảnh minh họa
Làm đàn ông thật khổ, muốn khóc cũng phải giấu diếm. Vì xã hội cho rằng khóc là đặc quyền của phụ nữ, nên đàn ông không được khóc. Vì xã hội cho rằng sẻ chia tâm sự với bạn bè cho vơi bớt đau thương là đặc quyền của phụ nữ, nên đàn ông dù chết nửa trái tim cũng chỉ nên tìm đến làm bạn với rượu. Vì xã hội cho rằng đi tìm một bàn tay đỡ, một bờ vai dựa là đặc quyền của phụ nữ, nên đàn ông dù mất phương hướng đến đâu lựa chọn dễ nhất có lẽ vẫn chỉ là cứ đâm đầu vào bóng tối mà đi. Người đời khắc nghiệt quên rằng đàn ông cũng là người, cũng biết đau đớn buồn khổ, cũng cần chở che, san sẻ, cũng để nước mắt rơi. Cùng là phận người như nhau, sao nỡ bắt đàn ông cả đời phải nuốt nước mắt vào trong?
Làm đàn ông thật khổ. Phụ nữ bị bạo lực gia đình thì cả xã hội sẽ lên án đàn ông. Nhưng hàng triệu đàn ông bị vợ, anh em, bạn bè bất kể già trẻ gái trai đè đầu cưỡi cổ, đánh đập hành hạ cho tan nát cả thân xác và lòng tự trọng thì chỉ dám len lén giấu đi như một vết thương không được phép lành. Lâu rồi trên Internet có một video thực nghiệm về bạo hành. Khi cô gái bị bạn trai đánh đập thì người trong phố xông ra dằn mặt gã đàn ông vũ phu. Nhưng khi đổi vai, chàng trai bị cô gái đánh đập thì người đời dửng dưng, thậm chí có kẻ quay phim, cười cợt, hoặc xông vào đánh hôi. Người đời khắc nghiệt quên rằng thịt da ai cũng là người, cũng biết đớn đau bầm dập, cũng biết rỏ máu tím tái với đòn thù. Cùng là phận người như nhau, sao nỡ coi phụ nữ như hoa rồi bắt đàn ông phải mình đồng da sắt?
Làm đàn ông thật khổ, muốn điệu một chút thì bị gọi là đồng bóng, muốn san sẻ hoá đơn chi phí thì bị gọi là keo kiệt, bao nhiêu trách nhiệm cần phải làm hay thú vui muốn được hưởng đôi khi cũng phải dấu giếm vì sợ bị cười chê là giống đàn bà, là đàn ông sao lại đi quét nhà rửa bát, sao lại ôm con, sao lại thích lụi hụi nấu nuớng, sao lại khoái vá vá may may, sao lại ham hố áo quần mua sắm, sao lại chăm lo da mặt, sao lại quấn lấy con mà không lo kiếm tiền, sao lại bám váy vợ, sao lại nghe lời vợ, sao lại không đẻ được con trai, sao lại hài lòng với một cô con gái, sao lại luỵ gia đình, sao lại luỵ đàn bà, sao lại làm nghề này mà không phải nghề kia?...Tựu trung là, sao lại DÁM làm những điều khiến mình hạnh phúc và trái tim mình mách bảo?
Làm đàn ông thật khổ, chưa sinh ra đã gánh trọng trách của cả gia đình họ tộc. Cùng hai chân hai tay và một khối óc như nhau, nhưng những bé trai từ nhỏ đã được nuôi dạy PHẢI trở thành trụ cột gia đình với vô vàn áp lực: Áp lực kiếm tiền, áp lực thành công, áp lực của "đàn ông xây nhà", áp lực bị xã hội nhìn nhận như kẻ bại trận vì không nuôi nổi vợ con, hay đàn ông mà kiếm tiền kém vợ... Người đời khắc nghiệt quên rằng đàn ông cũng là người thường, cũng kém khoản này, giỏi khoản kia, cũng có những ước mơ bình dị ấm êm. Cùng là phận người như nhau, sao nỡ bắt đàn ông phải là siêu nhân, ai cũng phải tề gia, trị quốc, bình thiên hạ?
Ảnh minh họa
Nếu đàn ông không bị áp lực phải mạnh mẽ, phụ nữ sẽ không có áp lực phải gọt mình đến thành gọi dạ bảo vâng.
Nếu đàn ông không bị áp lực phải thành anh hùng, phụ nữ sẽ không có áp lực phải ép mình thành giai nhân nương nhờ quân tử.
Nếu đàn ông không bị áp lực phải là người kiếm tiền, phụ nữ sẽ không có áp lực phải ép mình thành bà nội trợ.
Nếu đàn ông không bị áp lực phải là nguời thành đạt, phụ nữ sẽ không có áp lực giới hạn mình trở thành kẻ hỗ trợ sân sau, làm chức phó, làm nền cho đàn ông ở nhiệm sở.
Cuộc sống này sẽ hạnh phúc biết bao nhiêu nếu chúng ta có thể đi lại quanh đời với hình hài mộc mạc nguyên chất của mình, không phải tự gò bó bản thân thành kẻ chăm lo miệt vườn khi trái tim chỉ muốn khát khao xông ra ngoài biển lớn, không phải nặng nề gồng mình lên trong áo giáp kiếm gươm khi hồn xác bản thân là thi sĩ. Một xã hội bình đẳng sẽ khiến cả phụ nữ và đàn ông đều hạnh phúc hơn, vì họ được phép trở thành chính mình. Những chiến sĩ đấu tranh cho bình quyền đương nhiên là cả hai giới, vì quyền lợi của chính bản thân mình.
Mỗi người đàn ông hãy góp phần cởi trói cho chính những người phụ nữ quanh mình, để chính mình cũng sẽ được thoát khỏi chiếc vòng kim cô giới tính khủng khiếp xiết chặt lấy cả cuộc đời từ khi còn mới hoài thai. Để một ngày chúng ta có thể nhìn hai con người, một phụ nữ xông xáo trên tuyến đầu chính trường, hay một người đàn ông dịu dàng ở nhà chăm sóc cho gia đình với cùng một ánh mắt tôn trọng có phần ghen tỵ, bởi họ thành công, vì họ HẠNH PHÚC. Hãy nhìn nụ cuời trên môi họ mà xem. Xét cho cùng, còn mục đích nào trên đời cao hơn thế?
Theo Ngôi Sao