- Tham gia
- 5/10/2013
- Bài viết
- 1.764
Dự thảo quy chế thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia 2015 đưa ra phương án thí sinh phải thi tại các cụm thi liên tỉnh. Điều này khiến nhiều học sinh vùng sâu vùng xa, học sinh nghèo chỉ muốn lấy bằng tốt nghiệp THPT cảm thấy lo lắng vì sẽ phải đi thi như thi đại học.
Áp lực đè nặng thí sinh
Được tin năm tới sẽ phải lên TP. Điện Biên hoặc sang tỉnh khác để thi tốt nghiệp, em Vừa Mý Kỵ - học sinh Trường THPT Hoàng Su Phì (Hà Giang) không khỏi lo lắng. Kỵ cho biết, em sức học trung bình, chỉ muốn thi lấy bằng tốt nghiệp rồi đi học nghề hoặc về quê lập nghiệp chứ chưa bao giờ có ý định thi đại học (ĐH). Từ nhà Kỵ đến trung tâm xã đã mất khoảng 5km, lên trường cũng gần 30km, nếu phải đi thi tại TP.Hà Giang thì phải đi thêm 60km nữa. Như vậy, tổng quãng đường phải đi lên tới gần 100km, nếu thi ở tỉnh khác thì khoảng cách đó còn xa hơn: “Nhà em nghèo, đi thi mất 2 ngày cũng tốn tiền lắm, đi xa mệt mỏi sợ ảnh hưởng đến việc làm bài. Nếu như được thi ở trường như trước thì tốt quá, dù sao em cũng chỉ muốn đỗ tốt nghiệp thôi” – Kỵ cho biết.
Thí sinh hớt hải đi thi trong kỳ thi ĐH 2013, cảnh này liệu có tái diễn trong kỳ thi THPT quốc gia 2014.
Cùng lo lắng này, cô Nguyễn Thị Hương – giáo viên một trường THPT ở Ngọc Lặc (Thanh Hóa) cũng cho biết: “Nhiều học sinh vùng khó không có ý định thi ĐH, các em chỉ mong muốn có được tấm bằng tốt nghiệp, thậm chí có nhiều em học rất kém không có khả năng đỗ tốt nghiệp. Số này thường rơi vào học sinh nghèo, dân tộc. Nếu bắt các em cũng phải rồng rắn đi thi, cùng chịu áp lực như thí sinh thi để xét vào ĐH thì khổ cho các em quá”. Cũng theo cô Hương, việc vận động, hỗ trợ để học sinh vùng sâu vùng xa học lên cấp 3 cũng đã khó khăn, nếu học rồi thi tốt nghiệp khó như thế này e rằng các em sẽ bỏ học nhiều sau khi tốt nghiệp THCS.
Ông Lê Văn Quý • Giám đốc Sở GDĐT Điện Biên
Tỉnh Điện Biên có tới 82% dân số là người dân tộc, địa bàn rất hiểm trở, vì vậy việc đưa đón học sinh đi thi tốt nghiệp không hề đơn giản. Sở sẽ có góp ý quy chế bằng văn bản tới Bộ GDĐT về vấn đề này, làm thế nào để giảm bớt khó khăn cho những em chỉ muốn thi để lấy bằng tốt nghiệp THPT”.
Tương tự, Hiệu trưởng Trường THPT Sơn Động (Bắc Giang) ông Vi Hồng Quân cũng cho biết, các năm trước, nhiều học sinh của trường phải đi tới 25km đến các điểm thi, trường cũng phải bố trí xe đưa đón. “Nếu năm nay thi tại TP.Bắc Giang hoặc sang tỉnh khác thì nhiều em phải đi quãng đường hàng trăm km, việc ăn ở, đi lại trong 3 – 4 ngày sẽ rất khó khăn”- ông Quân nói. Trong khi đó, theo ông Quân, hàng năm, nhu cầu học sinh đăng ký thi ĐH-CĐ của trường chỉ khoảng 30%.
Cần cân nhắc phương án thi cụm
Giải quyết vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận cho biết, Bộ đã có phương án cho 20% học sinh chỉ thi để lấy bằng tốt nghiệp. Cụ thể, Bộ sẽ miễn lệ phí thi cho đối tượng này và yêu cầu địa phương lên phương án đưa đón học sinh đi thi an toàn. Kinh phí hỗ trợ từ khoản tiết kiệm được do bỏ một kỳ thi.
Ông Chu Bá Tình • xã Suối Tọ (Phù Yên, Sơn La)
Nếu như năm trước, con tôi chỉ cần thi ở Hội đồng thi tốt nghiệp THPT tại trường thì năm nay, nó phải “khăn gói quả mướp” về TP.Sơn La hoặc sang tỉnh bạn để dự kỳ thi 3 chung. Con tôi học lớp 12 xong muốn đi bộ đội chứ không muốn thi ĐH, vậy mà vẫn phải đi thi như thi ĐH”.
Bộ trưởng giải thích: “Trong các kỳ thi tốt nghiệp trước, kinh phí từ ngân sách chi cho mỗi học sinh là 400.000 đồng, với 1 triệu học sinh mất khoảng 400 tỷ đồng. Nay con số chỉ còn 20% sẽ giảm được 320 tỷ đồng. Số tiền này sẽ dùng hỗ trợ việc đưa đón học sinh đi thi ở các thành phố” – ông Luận nói.
Tuy nhiên, theo góp ý của TS Nguyễn Tùng Lâm – Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), đối với các tỉnh miền núi như Sơn La, Điện Biên, Lai Châu… điều kiện địa hình khó khăn thì nên sử dụng phương án mỗi tỉnh một cụm thi thì khả quan hơn tổ chức cụm thi liên tỉnh. “Việc đặt cụm thi ở tỉnh không chỉ giúp thí sinh đỡ vất vả hơn mà còn tăng cường trách nhiệm của địa phương trong việc tổ chức. Nếu cụm thi nào để xảy ra sự cố sẽ bị xử lý kỷ luật nghiêm khắc” – ông Lâm đề xuất.
Trong khi đó, lãnh đạo nhiều trường THPT lại cho rằng, không nhất thiết phải đưa 20% học sinh chỉ muốn tốt nghiệp lặn lội hàng trăm km để đi thi. Theo ông Vy Hồng Quân, hàng năm các tỉnh đều đạt đến mức trên 90% đỗ tốt nghiệp, vì vậy chỉ cần làm nghiêm túc, chia 20% đối tượng này ở các cụm cấp huyện sẽ thuận lợi hơn cho các em.
Theo tính toán của Bộ GDĐT, hàng năm có khoảng 20% học sinh không có nhu cầu thi vào ĐH -CĐ. Con số này phần lớn rơi vào học sinh nghèo, học sinh vùng sâu, vùng xa, việc đi lại, chi phí ăn ở là vấn đề khó khăn với các em.
Theo Dân Việt
Áp lực đè nặng thí sinh
Được tin năm tới sẽ phải lên TP. Điện Biên hoặc sang tỉnh khác để thi tốt nghiệp, em Vừa Mý Kỵ - học sinh Trường THPT Hoàng Su Phì (Hà Giang) không khỏi lo lắng. Kỵ cho biết, em sức học trung bình, chỉ muốn thi lấy bằng tốt nghiệp rồi đi học nghề hoặc về quê lập nghiệp chứ chưa bao giờ có ý định thi đại học (ĐH). Từ nhà Kỵ đến trung tâm xã đã mất khoảng 5km, lên trường cũng gần 30km, nếu phải đi thi tại TP.Hà Giang thì phải đi thêm 60km nữa. Như vậy, tổng quãng đường phải đi lên tới gần 100km, nếu thi ở tỉnh khác thì khoảng cách đó còn xa hơn: “Nhà em nghèo, đi thi mất 2 ngày cũng tốn tiền lắm, đi xa mệt mỏi sợ ảnh hưởng đến việc làm bài. Nếu như được thi ở trường như trước thì tốt quá, dù sao em cũng chỉ muốn đỗ tốt nghiệp thôi” – Kỵ cho biết.
Thí sinh hớt hải đi thi trong kỳ thi ĐH 2013, cảnh này liệu có tái diễn trong kỳ thi THPT quốc gia 2014.
Cùng lo lắng này, cô Nguyễn Thị Hương – giáo viên một trường THPT ở Ngọc Lặc (Thanh Hóa) cũng cho biết: “Nhiều học sinh vùng khó không có ý định thi ĐH, các em chỉ mong muốn có được tấm bằng tốt nghiệp, thậm chí có nhiều em học rất kém không có khả năng đỗ tốt nghiệp. Số này thường rơi vào học sinh nghèo, dân tộc. Nếu bắt các em cũng phải rồng rắn đi thi, cùng chịu áp lực như thí sinh thi để xét vào ĐH thì khổ cho các em quá”. Cũng theo cô Hương, việc vận động, hỗ trợ để học sinh vùng sâu vùng xa học lên cấp 3 cũng đã khó khăn, nếu học rồi thi tốt nghiệp khó như thế này e rằng các em sẽ bỏ học nhiều sau khi tốt nghiệp THCS.
Ông Lê Văn Quý • Giám đốc Sở GDĐT Điện Biên
Tỉnh Điện Biên có tới 82% dân số là người dân tộc, địa bàn rất hiểm trở, vì vậy việc đưa đón học sinh đi thi tốt nghiệp không hề đơn giản. Sở sẽ có góp ý quy chế bằng văn bản tới Bộ GDĐT về vấn đề này, làm thế nào để giảm bớt khó khăn cho những em chỉ muốn thi để lấy bằng tốt nghiệp THPT”.
Tương tự, Hiệu trưởng Trường THPT Sơn Động (Bắc Giang) ông Vi Hồng Quân cũng cho biết, các năm trước, nhiều học sinh của trường phải đi tới 25km đến các điểm thi, trường cũng phải bố trí xe đưa đón. “Nếu năm nay thi tại TP.Bắc Giang hoặc sang tỉnh khác thì nhiều em phải đi quãng đường hàng trăm km, việc ăn ở, đi lại trong 3 – 4 ngày sẽ rất khó khăn”- ông Quân nói. Trong khi đó, theo ông Quân, hàng năm, nhu cầu học sinh đăng ký thi ĐH-CĐ của trường chỉ khoảng 30%.
Cần cân nhắc phương án thi cụm
Giải quyết vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận cho biết, Bộ đã có phương án cho 20% học sinh chỉ thi để lấy bằng tốt nghiệp. Cụ thể, Bộ sẽ miễn lệ phí thi cho đối tượng này và yêu cầu địa phương lên phương án đưa đón học sinh đi thi an toàn. Kinh phí hỗ trợ từ khoản tiết kiệm được do bỏ một kỳ thi.
Ông Chu Bá Tình • xã Suối Tọ (Phù Yên, Sơn La)
Nếu như năm trước, con tôi chỉ cần thi ở Hội đồng thi tốt nghiệp THPT tại trường thì năm nay, nó phải “khăn gói quả mướp” về TP.Sơn La hoặc sang tỉnh bạn để dự kỳ thi 3 chung. Con tôi học lớp 12 xong muốn đi bộ đội chứ không muốn thi ĐH, vậy mà vẫn phải đi thi như thi ĐH”.
Bộ trưởng giải thích: “Trong các kỳ thi tốt nghiệp trước, kinh phí từ ngân sách chi cho mỗi học sinh là 400.000 đồng, với 1 triệu học sinh mất khoảng 400 tỷ đồng. Nay con số chỉ còn 20% sẽ giảm được 320 tỷ đồng. Số tiền này sẽ dùng hỗ trợ việc đưa đón học sinh đi thi ở các thành phố” – ông Luận nói.
Tuy nhiên, theo góp ý của TS Nguyễn Tùng Lâm – Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), đối với các tỉnh miền núi như Sơn La, Điện Biên, Lai Châu… điều kiện địa hình khó khăn thì nên sử dụng phương án mỗi tỉnh một cụm thi thì khả quan hơn tổ chức cụm thi liên tỉnh. “Việc đặt cụm thi ở tỉnh không chỉ giúp thí sinh đỡ vất vả hơn mà còn tăng cường trách nhiệm của địa phương trong việc tổ chức. Nếu cụm thi nào để xảy ra sự cố sẽ bị xử lý kỷ luật nghiêm khắc” – ông Lâm đề xuất.
Trong khi đó, lãnh đạo nhiều trường THPT lại cho rằng, không nhất thiết phải đưa 20% học sinh chỉ muốn tốt nghiệp lặn lội hàng trăm km để đi thi. Theo ông Vy Hồng Quân, hàng năm các tỉnh đều đạt đến mức trên 90% đỗ tốt nghiệp, vì vậy chỉ cần làm nghiêm túc, chia 20% đối tượng này ở các cụm cấp huyện sẽ thuận lợi hơn cho các em.
Theo tính toán của Bộ GDĐT, hàng năm có khoảng 20% học sinh không có nhu cầu thi vào ĐH -CĐ. Con số này phần lớn rơi vào học sinh nghèo, học sinh vùng sâu, vùng xa, việc đi lại, chi phí ăn ở là vấn đề khó khăn với các em.
Theo Dân Việt
Hiệu chỉnh bởi quản lý: