KỸ NĂNG MỀM SINH VIÊN NÊN TỰ TRANG BỊ

Trinh Nguyet Minh

Thành viên
Tham gia
15/9/2015
Bài viết
3
Huấn luyện là một trong những hoạt động đào tạo nhằm cung cấp những kiến thức, rèn luyện các kỹ năng cho người học giúp họ có thể chủ động xử lý những tình huống, vấn đề gặp phải trong thực tiễn. Các hoạt động huấn luyện về an toàn – vệ sinh lao động (ATVSLĐ) làm thay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi hành vi ứng xử chuẩn mực hơn trong công tác ATVSLĐ, là một trong những hoạt động phòng ngừa tích cực, đòi hỏi phải được quan tâm và ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về ATVSLĐ.
Thực trạng công tác huấn luyện ATVSLĐ

Theo qui định pháp luật hiện hành, ước tính mỗi năm nhu cầu huấn luyện là khoảng 165 nghìn người sử dụng lao động, 200 nghìn người làm công tác ATVSLĐ và khoảng 23 triệu người lao động (chưa tính trong khu vực phi kết cấu).

Theo kết quả điều tra của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2010 tại 10 tỉnh cho thấy: có 62% số người sử dụng lao động, người lao động chưa được huấn luyện và hơn 70% số người được điều tra đánh giá chương trình huấn luyện chỉ có lý thuyết, thiếu thực hành và thực tiễn. Đội ngũ giảng viên thiếu và chưa được đào tạo bài bản, chưa có kỹ năng sư phạm và chưa đáp ứng được nhu cầu huấn luyện. Thống kê từ Hồ sơ quốc gia về An toàn - vệ sinh lao động và Phòng chống cháy nổ cho thấy, mỗi năm trung bình có khoảng hơn 1 triệu lượt người được huấn luyện (kể cả nông dân). Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do chính sách hiện hành có một số hạn chế, như:

- Có nhiều cơ quan được giao trách nhiệm, nhiều tổ chức có chức năng huấn luyện ATVSLĐ nhưng chưa có tiêu chí rõ ràng đối với các tổ chức này (cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, tài liệu), do vậy đã làm hạn chế chất lượng, hiệu quả của công tác huấn luyện, cũng như việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động huấn luyện.

- Đã qui định nội dung huấn luyện chung, nhưng chưa có hướng dẫn xây dựng chương trình khung theo một chuẩn mực nhất định để đảm bảo các chương trình huấn luyện được xây dựng một cách khoa học, do đó các chương trình huấn luyện được thiết kế phần lớn phụ thuộc vào người tổ chức, người đặt hàng và thường bị cắt xén, ít chú ý đến khâu thực hành để đảm bảo sự thuần thục về kỹ năng.

- Nhiều đơn vị khi tổ chức huấn luyện không đủ thông tin để tìm được giáo viên huấn luyện phù hợp.

- Khái niệm người sử dụng lao động chưa thật sự thống nhất với qui định tại Điều 102 và Điều 6 Bộ luật Lao động; Đối tượng người làm công tác an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở cũng cần bổ sung thêm: an toàn vệ sinh viên, cán bộ tư vấn giám sát theo Luật Xây dựng chịu trách nhiệm ATVSLĐ tại công trường...

- Việc huấn luyện cho người sử dụng lao động, người làm công tác ATVSLĐ do một số cơ quan quản lý Nhà nước tổ chức cũng gặp những vướng mắc nhất định do: Các chi phí đi học do doanh nghiệp trả cần phải có hoá đơn, trong khi đó cơ quan quản lý Nhà nước lại không thể xuất hoá đơn. Điều 188, Bộ luật Lao động qui định “Thanh tra viên lao động phải là người không có lợi ích cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với đối tượng thuộc phạm vi thanh tra”, do vậy, việc các Ban thanh tra đứng ra tổ chức các khoá huấn luyện có thu phí cũng không phù hợp. Ngoài ra, việc giao trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị quản lý Nhà nước về huấn luyện tổ chức huấn luyện có thu phí không còn phù hợp với Khoản 4, Điều 7, Nghị định 178/2007/NĐ-CP, qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang bộ về nội dung cải cách hành chính qui định: “Thực hiện phân công, phân cấp cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc bảo đảm tách rõ quản lý Nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp Nhà nước; Trình Chính phủ quyết định việc phân cấp nhiệm vụ quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực cho chính quyền địa phương”.

Kinh nghiệm quốc tế trong công tác huấn luyện

Tại Thái Lan, Bộ Lao động nước này đã ban hành tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ huấn luyện, áp dụng việc cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức cung cấp dịch vụ huấn luyện khi thoả mãn các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, thiết bị; giáo viên; tài liệu; Chương trình huấn luyện. Đồng thời tiến hành kiểm soát giá cả huấn luyện, quản lý danh sách học viên là cán bộ an toàn. Hàng năm, Cục Bảo hộ lao động và Trợ cấp sẽ tiến hành kiểm tra tất cả các tổ chức cung cấp dịch vụ huấn luyện và tập huấn cập nhật thông tin cho họ.

Luật pháp Hàn Quốc lại qui định người sử dụng lao động có thể giao nhiệm vụ tổ chức huấn luyện tại doanh nghiệp cho các đối tượng: Cán bộ chuyên trách về ATVSLĐ, các giám sát viên, bác sỹ lao động thuộc doanh nghiệp. Tuy nhiên, người sử dụng lao động có thể thuê các cơ quan, tổ chức, các giảng viên có kiến thức, kinh nghiệm phù hợp và có bằng cấp do Bộ trưởng Bộ Lao động cấp để huấn luyện. Hàn Quốc qui định những trường hợp người sử dụng lao động được miễn trừ việc huấn luyện như: chủ sử dụng đã hoàn thành những khoá huấn luyện đặc biệt có chứng nhận; Chủ sử dụng lao động có giám sát viên đã có chứng nhận huấn luyện; Những doanh nghiệp làm tốt công tác ATVSLĐ, có tỷ lệ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở mức thấp. Ngoài ra, với 39 đối tượng làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - vệ sinh lao động hoặc cán bộ quản lý an toàn vệ sinh lao động, thanh tra viên, bác sỹ lao động thì có các qui định nội dung chương trình cụ thể cho từng công việc.

Luật An toàn - Vệ sinh lao động trong Công nghiệp của Nhật Bản qui định: Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng loại giáo viên hướng dẫn lý thuyết, thực hành theo từng môn; Tiêu chuẩn giáo viên, cơ sở vật chất (nhà xưởng, thiết bị), cán bộ quản lý, thủ tục, trình tự để các cơ sở huấn luyện đăng ký tổ chức các khoá huấn luyện với cơ quan có thẩm quyền. Giấy phép có giá trị 5 đến 10 năm; Các cơ sở đã được cấp đăng ký huấn luyện phải lập kế hoạch huấn luyện và huấn luyện theo kế hoạch; 37 chức danh công việc có vai trò quan trọng trong việc giám sát, tổ chức thực hiện an toàn - vệ sinh lao động tại cơ sở hoặc có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được giảng dạy theo nội dung do Luật qui định. Học viên phải tham dự đủ 95% số giờ thực hành trở lên mới được tham gia thi sát hạch.

Tại Việt Nam, Trung tâm đào tạo an toàn - Công ty Cổ phần LDT là đơn vị có uy tín, kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo, huấn luyện an toàn lao động. Mọi nhu cầu xin vui lòng liên hệ:

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO AN TOÀN
Địa chỉ:
Đường số 6 KCN Đông Xuyên, Phường Rạch Dừa, TP,Vũng Tàu
Giám Đốc chi nhánh: Lê Duy Thặng
ĐT: (064). 3 59.79.59 - Fax: (064).3 627 726
ĐT di động: 0903.688.788
Email: info@ldt.vn
 
Đây có phải là tình trạng lách luật trên diễn đàn Ksv ta ... Phải không ta???
 
Hãy trang bị thêm kiến thức. Các nhà tuyển dụng luôn ưu tiên ứng viên nổi bật hơn. Hãy nhìn xa hơn ngoài tấm bằng đại học, các chứng chỉ nghiệp vụ chuyên nghành nên có & các hoạt động cộng đồng khiến bạn nổi bật.
 
@samurai Hãy trang bị thêm kiến thức. Các nhà tuyển dụng luôn ưu tiên ứng viên nổi bật hơn. Hãy nhìn xa hơn ngoài tấm bằng đại học, các chứng chỉ nghiệp vụ chuyên nghành nên có & các hoạt động cộng đồng khiến bạn nổi bật.
 
×
Quay lại
Top