- Tham gia
- 31/7/2018
- Bài viết
- 407
Theo khảo sát của CareerBuilder, một trong những nhân tố cốt lõi thu hút sự quan tâm của 77% nhà tuyển dụng hàng đầu khi tìm kiếm nhân tài mà bạn có thể chưa biết tới: “Làm nổi bật kỹ năng mềm cũng quan trọng như kỹ năng cứng”. Kỹ năng mềm thường có mối liên hệ mật thiết tới tính cách của bạn, còn kỹ năng cứng là kiến thức, trình độ chuyên môn.
Kỹ năng mềm có thể là nhân tố tạo sự khác biệt cho bạn đối với nhà tuyển dụng trong hàng loạt ứng viên khác. Hãy cùng CareerBuilder tìm hiểu cách biến những kỹ năng mềm thành lợi thế của bạn, cũng như hiểu rõ hơn về xu hướng này.
(Nguồn: Internet)
Kỹ năng mềm ảnh hưởng đến quyết định tuyển dụng
Theo khảo sát của CareerBuilder.com, khi đánh giá một ứng viên tiềm năng cho một công việc, phần lớn nhà tuyển dụng khẳng định rằng kỹ năng mềm quan trọng hơn kỹ năng cứng. Những nhà tuyển dụng hàng đầu có xu hướng chọn ứng viên phù hợp với văn hóa công ty, ngay cả khi điều này đồng nghĩa với việc họ phải tốn thời gian để huấn luyện lại. Lý giải cho việc này, nhà tuyển dụng cho rằng nhân viên sẽ làm việc với nhau hiệu quả và gắn bó để cùng đạt được mục tiêu chung vì họ hợp tác được với đồng nghiệp, phù hợp với văn hóa công ty. Dưới mọi góc độ, điều này mang lại lợi ích đáng kể cho tổ chức.
Ngoài việc có tinh thần trách nhiệm cao, các kỹ năng mềm có thể giúp nhà tuyển dụng tiềm năng nhận ra bạn là một người linh hoạt, có khả năng thích nghi và giải quyết các vấn đề nhanh chóng cũng như bạn là người đáng tin cậy, có thể dẫn dắt và thúc đẩy đội nhóm.
Danh sách 10 kỹ năng mềm phổ biến mà các Nhà Tuyển Dụng hàng đầu quan tâm khi tìm kiếm nhân tài cho tổ chức:
1. Đạo đức nghề nghiệp tốt – 73%
2. Tính độc lập trong công việc – 73%
3. Thái độ tích cực – 72%
4. Sự năng động – 66%
5. Tinh thần đội nhóm – 60%
6. Khả năng tổ chức và đa nhiệm tốt – 57%
7. Khả năng làm việc dưới áp lực cao – 57%
8. Kỹ năng giao tiếp tốt – 56%
9. Linh hoạt trong xử lý tình huống – 51%
10. Tự tin – 46%
Minh chứng kết quả công việc, bao gồm cả kỹ năng mềm
Bạn vừa bổ sung những điều trên vào hồ sơ? Đừng quá vội vàng. Những câu mô tả ngắn gọn về kỹ năng không hề có chút tác dụng nào tới quyết định của nhà tuyển dụng. Hãy cho họ một ví dụ về cách bạn làm việc nhóm để hoàn thành một mục tiêu cụ thể, cung cấp ví dụ về một tình huống áp lực cao mà bạn vượt qua một cách dễ dàng. Bạn có thể sử dụng linh hoạt các từ như: đạt được, cải tiến, huấn luyện, quản lý, giải quyết, tình nguyện, ảnh hưởng, tăng năng suất, giảm chi phí, đề xuất ý tưởng, đàm phán/ thương thuyết, tăng doanh thu, quản lý chi phí hiệu quả…để làm nổi bật những điều tưởng chừng như vô hình trở thành một minh chứng rõ ràng cho những gì bạn đã đạt được.
Kỹ năng mềm có thể là nhân tố tạo sự khác biệt cho bạn đối với nhà tuyển dụng trong hàng loạt ứng viên khác. Hãy cùng CareerBuilder tìm hiểu cách biến những kỹ năng mềm thành lợi thế của bạn, cũng như hiểu rõ hơn về xu hướng này.
(Nguồn: Internet)
Kỹ năng mềm ảnh hưởng đến quyết định tuyển dụng
Theo khảo sát của CareerBuilder.com, khi đánh giá một ứng viên tiềm năng cho một công việc, phần lớn nhà tuyển dụng khẳng định rằng kỹ năng mềm quan trọng hơn kỹ năng cứng. Những nhà tuyển dụng hàng đầu có xu hướng chọn ứng viên phù hợp với văn hóa công ty, ngay cả khi điều này đồng nghĩa với việc họ phải tốn thời gian để huấn luyện lại. Lý giải cho việc này, nhà tuyển dụng cho rằng nhân viên sẽ làm việc với nhau hiệu quả và gắn bó để cùng đạt được mục tiêu chung vì họ hợp tác được với đồng nghiệp, phù hợp với văn hóa công ty. Dưới mọi góc độ, điều này mang lại lợi ích đáng kể cho tổ chức.
Ngoài việc có tinh thần trách nhiệm cao, các kỹ năng mềm có thể giúp nhà tuyển dụng tiềm năng nhận ra bạn là một người linh hoạt, có khả năng thích nghi và giải quyết các vấn đề nhanh chóng cũng như bạn là người đáng tin cậy, có thể dẫn dắt và thúc đẩy đội nhóm.
Danh sách 10 kỹ năng mềm phổ biến mà các Nhà Tuyển Dụng hàng đầu quan tâm khi tìm kiếm nhân tài cho tổ chức:
1. Đạo đức nghề nghiệp tốt – 73%
2. Tính độc lập trong công việc – 73%
3. Thái độ tích cực – 72%
4. Sự năng động – 66%
5. Tinh thần đội nhóm – 60%
6. Khả năng tổ chức và đa nhiệm tốt – 57%
7. Khả năng làm việc dưới áp lực cao – 57%
8. Kỹ năng giao tiếp tốt – 56%
9. Linh hoạt trong xử lý tình huống – 51%
10. Tự tin – 46%
Minh chứng kết quả công việc, bao gồm cả kỹ năng mềm
Bạn vừa bổ sung những điều trên vào hồ sơ? Đừng quá vội vàng. Những câu mô tả ngắn gọn về kỹ năng không hề có chút tác dụng nào tới quyết định của nhà tuyển dụng. Hãy cho họ một ví dụ về cách bạn làm việc nhóm để hoàn thành một mục tiêu cụ thể, cung cấp ví dụ về một tình huống áp lực cao mà bạn vượt qua một cách dễ dàng. Bạn có thể sử dụng linh hoạt các từ như: đạt được, cải tiến, huấn luyện, quản lý, giải quyết, tình nguyện, ảnh hưởng, tăng năng suất, giảm chi phí, đề xuất ý tưởng, đàm phán/ thương thuyết, tăng doanh thu, quản lý chi phí hiệu quả…để làm nổi bật những điều tưởng chừng như vô hình trở thành một minh chứng rõ ràng cho những gì bạn đã đạt được.
Lược dịch từ CareerBuilder.vn