Kỹ năng giao tiếp - Những nguyên tắc "ngầm" ứng xử trong bàn nhậu

Kynangchuyennghiep

Học tập, làm việc hiệu quả với kynangchuyennghiep
Tham gia
2/12/2014
Bài viết
6
NHỮNG NGUYÊN TẮC “NGẦM” ỨNG XỬ GIAO TIẾP TRONG BÀN NHẬU
109404606274697473581746888144380262515091n.jpg


Những dịp lễ, Tết là những dịp để các cuộc tụ hội ăn uống, bia rượu diễn ra. Có thể là bạn bè lâu ngày, giữa đồng nghiệp, giữa các đối tác trong công việc. Đôi khi không phải bữa tiệc nào cũng chỉ dừng lại ở mục đích ăn chơi vui vẻ. Có những bữa tiệc nhậu lại mang tính chất bên lề của công việc. Qua đó, cách đối đãi, ứng xử, thiết lập mối quan hệ được đặt ra và đánh giá. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nhậu sao cho “văn minh” và có “hiệu quả”. Đôi khi chỉ vài hành động vô ý, cách ứng xử không phù hợp trong bàn nhậu cũng ảnh hưởng đến góc độ nhìn nhận của người khác dành cho bạn. Hãy tham khảo những nguyên tắc ngầm trong giao tiếp ứng xử trên bàn nhậu sau nhé

1. Về vấn đề chống/hạn chế/h.ãm say rượu:

- Trước khi đi uống mà ăn được bát cơm nguội thì ngon, hoặc uống sữa tươi, hoặc lòng trắng trứng, hoặc ăn bát mì tôm nhiều nhiều mỡ vào, mục đích là để tráng dạ dày bằng sữa hoặc mỡ, làm rượu chậm ngấm vào cơ thể hơn, lâu say hơn.

- Nếu không có điều kiện ăn trước (thường là vậy) thì uống 1-2 chén đầu xong cái là mình cứ múc ít canh có mỡ, cũng uống luôn để tráng dạ dày. Được tí nào hay tí đó, tuy là cách này thường không hay vì vừa mới uống đã ăn canh , người khác sẽ không thấy thoải mái

- Trong khi uống mà thấy sắp say rồi thì cũng nên h.ãm bằng canh/nước gì đó, thực ra h.ãm này là để làm giảm mùi rượu trong miệng thôi chứ cũng không có tác dụng làm loãng rượu là mấy.

- Nếu lúc uống mà có cốc trà đá hoặc nước lọc bên cạnh (chú ý là phải không có ai uống chung với mình cốc đó), khi uống xong chén nào thì ngậm lại trong miệng, giả vờ uống nước thì nhè rượu ra cốc đó. Cách này thì hợp cho bác nào không say vì mùi rượu

2. Vấn đề ứng xử, giao tiếp

- Trước khi vào mâm, mình là người nhỏ tuổi nhất thì phải ngồi lao bát, đũa, tráng chén cho các người lớn hơn tuổi. Sau đó thì rót rượu, rót rượu cho người bề trên thì tất nhiên là phải 1 tay cầm chai, 1 tay đặt cạnh cổ tay hoặc cầm chai bằng cả 2 tay.

- Khi vào mâm rồi, nếu trong mâm chỉ là người hơn tuổi bình thường thì mình phát động mời cả mâm một chén, "chúc sức khỏe các bác", ... Nếu trong mâm có sếp và các trưởng phòng thì mời sếp đầu tiên, sau tới các trưởng phòng, chứ không phát động mời chung nữa

- Mời ai thì nên nâng ly bằng 2 tay thể hiện sự kính nể, coi trọng người mình mời (bạn bè thân thiết hay em út nhỏ tuổi thì có thể không cần, chủ yếu là ngang hàng, lớn tuổi hơn mình, cũng có khi nhỏ tuổi nhưng nếu là đối tác công việc thì làm vậy sẽ khiến họ tôn trọng mình hơn). Khi cụng ly thì nếu người kia lớn tuổi hơn thì ly mình nên thấp hơn ly họ một chút, thực ra cũng không cần thiết lắm nhưng đó chưa hẳn phải là nguyên tắc nhưng như thế họ sẽ cảm thấy mình tôn trọng người ta thực sự.

- Nếu đi với sếp mà mình lính lác phải rót rượu thì gắng rót cho sếp vơi vơi tý, nhưng không vơi quá tránh trường hợp khách soi không hay. Nếu uống bia thì cố gắng giành thùng đá về mình, khi nào sếp kêu cho sếp cục đá để sếp đi mời thì xin vui lòng kiếm cục thật to vào. Vì sao có lẽ ai cũng hiểu.

- Trong cuộc vui tốt nhất không nên nhắc đến chuyện công việc nếu đối tác không đề cập đến, nếu muốn thì nên khéo léo đề cập thật từ từ nhẹ nhàng và tế nhị. Vì với nhiều người khi nhậu họ rất ghét đề cập đến công việc. Tốt nhất là hãy cố gắng giải quyết công việc xong rồi hãy đi nhậu, như thế thỏai mái không lo nghĩ gì.

- Truyện vui, hài hước là không thể thiếu trong các cuộc nhậu.

Để có thêm những trải nghiệm về kỹ năng giao tiếp cũng như những kỹ năng khác, các bạn có thể truy cập www.kynangchuyennghiep.vn
 
×
Quay lại
Top Bottom