Kỳ án "hiếp dâm" ở quê Thóc

hatthoc30

Đang từng ngày lớn lên
Thành viên thân thiết
Tham gia
9/12/2010
Bài viết
2.416
Ra khỏi trại giam, Vũ Đình Ý mong muốn được gặp lại X., cô gái bị hại trong vụ án “hiếp dâm cướp của ở Tứ Kỳ”.
Ý tìm gặp không phải vì sự hằn thù, không phải vì ghét bỏ mà gặp lại để mong có thêm chứng cứ nào đó để mình và các bạn thắp thêm cơ hội được minh oan.
Cuộc gặp sau hơn 5 năm
t527753.jpg

Đường ra hiện trường vụ án theo dọc đê.
Được mãn hạn tù từ tháng 12/2010, sau 5 năm trời, Ý lại được ăn cái Tết ấm cúng cùng gia đình, người thân. Trong đầu Ý lúc nào cũng có mong muốn được một lần gặp lại cô gái bị hiếp dâm đêm 3/9/2005, mong được chia sẻ thêm thông tin bổ sung vào hồ sơ để Ý và các bạn tiếp tục nỗ lực kêu oan. Nhưng thông tin về chị X càng ngày càng mất hút. Kể từ sau phiên toà phúc thẩm, không ai trong số những gia đình có con phải ngồi tù biết được tung tích của chị X.
Từ ngày được tự do, Ý làm chân vận chuyển gas cho một cửa hàng trên thị trấn. Trong quá trình làm việc, Ý không quên hỏi han về tung tích cô gái mà mình gặp tại phiên toà 5 năm trở về trước nhưng vẫn không ai hay biết.
Mấy lần sang quê chị X ở Phù Lịch (huyện Ninh Giang, Hải Dương) để hỏi thăm, Ý lại đứng trước cổng nhà bố mẹ đẻ của chị X mà không dám vào nhà. “Sau phiên toà, nhiều người trong gia đình chúng em vì quá thương con đã có to tiếng với chị X, trách rằng vì chị ấy mà chúng em phải ngồi tù oan. Cho nên em sợ mâu thuẫn giữa 2 gia đình chưa được giải toả nên không dám vào nhà bố mẹ chị ấy hỏi thăm”, Ý tâm sự. Một số bà con lối xóm nhà chị X cho biết, chị này đã theo chồng sinh sống ở Hoà Bình từ ngày đấy đến nay không thấy quay về. Vậy là chị X đã bặt vô âm tín.
Một ngày đầu tháng 3 này, sau nhiều lần đắn đo, Ý đã nhờ cha mẹ và anh Nguyễn Văn Huệ, Bí thư chi bộ 2 (thôn Phúc Lâm, xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ) sang nhà bố mẹ chị X để làm “công tác tư tưởng” và hỏi thăm chị X. Khác với suy nghĩ ban đầu của mọi người, bố chị X đã mở lòng và cố gắng tạo điều kiện để 2 “người cũ” gặp lại nhau.
Trong cái tiết trời se lạnh của những đợt rét cuối cùng, tôi và Ý phóng xe máy đến xã Phù Lịch tìm gặp lại nạn nhân năm nào, người đóng vai trò rất quan trọng trong vụ án này. Chúng tôi có mặt tại nhà bố mẹ chị X lúc đồng hồ đã điểm quá trưa. Cả gia đình vừa dùng bữa xong, bố chị X ngoài 60 tuổi, điềm tĩnh chậm rãi nói: “Thật may cho các anh, con gái tôi từ Lạc Thuỷ (Hoà Bình) vừa về thăm nhà được mấy bữa nay. Nhưng chút nữa mới về, nó ra ngoài có việc”.
Nôn nao chờ người con gái năm nào gặp chuyện không may, tôi nhận thấy được vẻ khá căng thẳng hiện lên trên gương mặt Ý khi chốc chốc lại nhìn ra phía cổng. Có người phụ nữ bước vào nhà, nếu không được người cha giới thiệu thì không ai nghĩ đó là cô gái bị hại năm nào. Chị X năm nay tuy mới 33 tuổi nhưng có lẽ vì cuộc sống vất vả hay vì cả những ưu tư dằn vặt của cái đêm buồn ấy đã khiến chị già hơn so với tuổi khá nhiều. Chị so với Ý giống như hai cô cháu.
“Tôi không biết người này”
Sau một hồi lâu ngập ngừng, Ý chợt hỏi chị X: “Chị còn nhớ em nữa không?”. Tôi đọc được vẻ ngơ ngác trên nét mặt của chị X. Chị nhìn lại Ý, rồi lại đưa mắt nhìn sang người khác, cái ánh mắt thể hiện sự không hiểu chuyện gì. Không thấy chị X trả lời, Ý lại cất tiếng: “Em gặp chị ở... toà!”. Lúc này chị X mới xua tay lắc đầu: “Tôi không biết người này”.
Tôi gặng hỏi về cái đêm buồn 5 năm trở về trước, chị X buồn không nói, nước mắt trào dâng. Sau một hồi định thần lại, chị cho biết: “Sự việc đã xảy ra lâu rồi, bây giờ tôi cũng không thể nhớ chính xác nó như thế nào. Hồi đó tôi đã khai báo với cơ quan điều tra và luật sư cả rồi”.
- Tối hôm ấy, anh chị đi xe máy ra bờ đê ngồi, trước khi bị đuổi đánh, anh H. có khoá cổ xe, vậy làm thế nào mà chị dắt được xe máy về nhà bà Tịnh nhanh thế? - Tôi hỏi.
- Không biết nữa - Chị X trả lời.
- Trạc tuổi của đám thanh niên làm trò đồi bại ấy với chị khoảng bao nhiêu tuổi, có phải bọn trẻ mới lớn tầm Ý đây không?
- Tôi hỏi tiếp.
- Trời tối, hoảng hốt. Tôi không biết.
- Chị X vừa nói, vừa chực khóc.
Có lẽ vì thời gian đã khá lâu, vả lại đó là sự việc đáng quên nên bây giờ nhắc lại, chị X đã không nói thêm được điều gì. Duy chỉ có một điều đến bây giờ chị vẫn nhớ rõ mồn một rằng chị không hề khai báo với cơ quan điều tra về sự việc đêm hôm đó. Ngay sau khi bị ức hiếp, cướp tiền, chị đã về nhà ngủ và không kể chuyện này cho bố mẹ hay bất cứ một người nào khác. “Đây là chuyện không hay, bố mẹ tôi còn không dám kể, huống gì nói với người khác hay khai báo với cơ quan điều tra. Cho nên tôi không hề chủ động viết một lá đơn trình báo nào hết”, nói rồi chị X lại lặng thinh.
Nãy tới giờ, người cha mái đầu đã điểm bạc ngồi trầm ngâm nghe con gái trình bày. Bất chợt, ông phá vỡ không khí im lặng đến nặng nề: “Nói thật với các anh, nó (chị X) vốn không phải là người khôn ngoan, nhanh nhẹn, tháo vát gì cho cam. Học hành không đến nơi đến chốn, hiện giờ nó làm gì biết chữ. Đã biết chữ đâu! Chỉ tập toẹ viết được đôi ba chữ nhưng chữ khó đọc và sai chính tả nhiều lắm. Ngay cả bây giờ đi làm, tính tiền công, cộng trừ nhân chia cũng phải nhờ em gái làm hộ. Chuyện đơn từ trình báo chắc là do ai đó hướng dẫn”.
t527754.jpg

Lá đơn đề nghị của chị X. mà bố chị X. cho là được “hướng dẫn”.
Lục trong hồ sơ vụ án này, tôi tìm được lá đơn nguệch ngoạc sai chính tả khá nhiều, phía dưới có chữ ký của chị X thì ắt hẳn là chị viết rồi. Nhưng trình độ của một người đọc chưa thông, viết chưa thạo lại viết một lá đơn khá lôgích theo mẫu thì có lẽ đúng như bố chị nhận định: Có ai đó hướng dẫn.
Bố chị X cho biết: “Sự việc xảy ra mà tôi đâu có hay biết gì. Ngay cả phiên toà ở huyện xét xử liên quan đến con gái mình, tôi cũng không hề biết gì cả. Cho đến khi lên tới tỉnh tôi mới hay biết. X giấu bố mẹ. Nhưng đây cũng là vụ án “người ta” chủ động làm việc chứ chúng tôi, người nhà của bị hại không hề hay biết gì. Nếu biết trước, bản thân tôi sẽ chủ động im lặng giải quyết vấn đề này bởi sự việc không hay gì đối với con gái mình. Giá như ngày ấy, bố mẹ các bị cáo mà sang trao đổi với chúng tôi thì có khi sự việc lại khác đi”.
Chuyện đời của chị X cũng “làm cho gia đình phải bao phen”, bố chị X cho biết như vậy. Là con thứ 2 trong gia đình, 8 năm trước, chị X đã cưới một chàng trai Hoà Bình và có một cô con gái. Cuộc sống tưởng chừng êm ấm thì lại có “cái đêm hôm ấy” làm đảo lộn cuộc sống của chị và cả gia đình.
“Đến bây giờ chồng X vẫn chưa biết sự việc này. Ngay từ đầu, chúng tôi không muốn làm to chuyện. Bây giờ cũng thế. Nhưng nếu thực sự các cháu này bị oan thật thì chúng tôi sẵn lòng hợp tác với cơ quan điều tra tìm ra đúng thủ phạm. Nếu quả thực các cháu bị ngồi tù oan thì tôi cũng áy náy, day dứt lắm”, người cha già tâm sự.
Tôi hỏi: “Nếu biết 6 thanh niên này bị oan ức thật thì chị có nhiệt tình giúp đỡ cơ quan điều tra tìm hung thủ đích thực không?”. Chị X trả lời gãy gọn và rõ ràng: “Có chứ ạ!”, khác với giọng điệu nho nhỏ, buồn buồn khi cố nhớ lại chuyện cũ.
Theo Giadinhnet
 
Quay lại
Top Bottom