Kinh nghiệm phỏng vấn tiếng Nhật

mimiu

Thành viên
Tham gia
24/4/2013
Bài viết
6
Phong cách tuyển dụng và đào tạo của các công ty và tổ chức Nhật vốn có nhiều khác biệt so với công ty Âu Mỹ (được áp dụng trong phần lớn các công ty Việt Nam). Tuy nhiên ở đây mình chỉ đề cập đến một số kinh nghiệm đã tham khảo của các bạn sau một vài năm làm việc và vài lần phỏng vấn tại các công ty, tổ chức Nhật.

Thứ nhất, điều kiện cần là năng lực tiếng Nhật, đọc hiểu ít cũng phải cấp 2, đàm thoại thì phải cấp 3. Bài kiểm tra năng lực Nhật ngữ trong các buổi phỏng vấn chủ yếu là dịch Việt – Nhật, Nhật – Việt tương đương cấp 2. Sau đó là trả lời phỏng vấn bằng tiếng Nhật với các câu hỏi thông dụng nhất, ít lắt léo hay thử thách. Khi trả lời, cách truyền đạt có thể quan trọng hơn nội dung.
Do đó chỉ cần tập luyện trước ở nhà một số câu phổ biến như 自己紹介してください;今まで、経験について紹介してください;日本の印象はどうですか;自分の短所と長所を簡単に話してください。。。
Khi mở cửa vào thì bạn nên chào họ là:
今日は![Tên bạn]と申します.どうぞよろしくお願いします.
Konnichiwa! [Tên bạn] to moushimasu. Douzo yoroshiku onegai shimasu.
= Chào các anh chị! Tôi là XYZ. Xin nhờ mọi người giúp đỡ.
Có thể lịch sự hơn là “onegai itashimasu”. Ở đây 申します moushimasu là dạng khiêm nhường của 言います iimasu.
Khi ra về: 失礼します shitsurei shimasu = Tôi xin phép (ra về) (kanji: THẤT LỄ)

Thứ hai, cũng là quan trọng nhất, là phải sử dụng thành thục kính ngữ khi nói chuyện, để bày tỏ được thái độ khiếm tốn qua ngôn từ, cách chào hỏi khi gặp, khi chào tạm biệt, cũng như thái độ biết ơn vì người ta đã dành thời gian để tiếp xúc với mình. Cách nhìn tiêu cực thì có thể cho rằng đó là sự sáo rỗng không cần thiết. Nhưng nếu biết được hoàn cảnh lịch sử và địa lý của Nhật thì sẽ hiểu được nguồn gốc của phong cách giao tiếp này, đồng thời nảy sinh sự thông cảm và dễ dàng áp dụng vào bản thân.
Chú ý trong cuộc phỏng vấn có thể người tuyển dụng sẽ sử dụng cách nói lịch sự, ví dụ:
今までどんなお仕事をなさいましたか? Ima made donna oshigoto wo nasaimashita ka?
Cho tới giờ bạn đã làm công việc như thế nào?
Ở đây nasaimashita là lịch sự của shimashita mà thôi.
Dạng tôn kính cũng thường trùng với bị động, nên bạn có thể bị hỏi là:
どうして弊社を選ばれますか? Doushite heisha wo erabaremasu ka?
Tại sao bạn chọn công ty chúng tôi?
Ở đây “erabareru” là dạng lịch sự (và trùng với dạng bị động) của “erabu” (lựa chọn).
Bạn cũng nên học các từ như 弊社 heisha (TỆ XÃ) = “Công ty chúng tôi”, 御社 onsha = “Quý công ty” (cách bạn gọi công ty kia) hay 貴社 kisha (QUÝ XÃ) = “Quý công ty”.
Bạn cũng cần biết các từ liên quan về tuyển dụng và xin việc như:
応募 oubo (ỨNG MỘ) = ứng tuyển
採用 saiyou (THẢI DỤNG) = tuyển dụng
雇用 koyou (CỐ DỤNG) = thuê nhân viên
転職 tenshoku (CHUYỂN CHỨC) = chuyển việc
v.v…
Nếu bạn không hiểu thì có thể hỏi:
XYZとは何ですか XYZ towa nan desu ka = XYZ nghĩa là gì ạ?
Ví dụ 「雇用」とは何ですか.
Hoặc là: 聞き取れませんでしたので,もう一度おっしゃっていただけますか?
Kikitoremasen deshita no de, mou ichido osshatte itadakemasu ka?
Vì tôi không nghe được nên anh/chị có thể nói lại lần nữa cho tôi được không ạ?
おっ しゃる ossharu là dạng tôn kính của 言う iu. Hoặc có thể bạn nói là もう一度お話していただけますか (mou ichido o-hanashi shite itadakemasu ka) cho đơn giản cũng được.
Thứ ba, có cần thiết bộc lộ khả năng và thành tích của bản thân hay không? Dường như người Nhật đánh giá cao sự khiêm tốn và tinh thần sẵn sàng học hỏi hơn những thành tích cá nhân? Người Nhật đề cao những giá trị giúp duy trì sự hài hòa và bình ổn của xã hội. Vì phải rất thận trọng xây đắp và gìn giữ tập thể nên dẫn đến việc người Nhật tương đối kín đáo khi bộc lộ cá tính riêng. Là người Việt nam, bạn có sẵn sàng học hỏi và rèn luyện những tính cách như vậy không?

Tiếng Nhật khó không phải vì hán tự, vì ngữ pháp phức tạp mà vì phong cách diễn đạt độc đáo thể hiện đặc trưng tính cách và giá trị Nhật Bản. Thử tư duy như người Nhật, bạn sẽ thấy hiểu tiếng Nhật hơn. Chúc các bạn chuẩn bị và diễn tập kỹ càng để có buổi phỏng vấn thành công.
 
×
Quay lại
Top Bottom