- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
KỸ THUẬT HỌC NGHE HIỂU TIẾNG ANH
ĐỀ DẪN
Trước đây, tôi thường bật băng lên là nghe; và khi nghe tôi cố nắm bắt những gì người ta nói, vì vậy mà tôi dường như không thể nghe được, không hiểu người ta đang nói gì. Nghe nhiều quá tôi bị ức chế và rất chán nản. Lúc đầu cũng quyết tâm nghe, cũng có lần quyết tâm và ham thích cái môn này, nghe đi nghe lại nhưng càng nghe tôi càng thấy rối vì không thể nào nắm bắt hết được những gì người ta nói
Nghe làm tôi sợ nhất vì tôi không hiểu người ta nói gì. Khi mình hiểu họ thì mình chủ động được và rất tự tin. Nếu mình không hiểu thì mình rất bị động, rất luống cuống. Chúng ta có thể nói chưa tốt nhưng chúng ta sẽ cố gắng nói được. Nếu nghe chưa tốt mà họ cứ nói liên tục thì nghe không kịp. Mình sẽ không hiểu và không hiểu thì ta sẽ lệch pha. Và trong công việc mà không hiểu thì rất gay go.
Các bạn đừng có nghe từng chữ. Nghe từng chữ không hiểu được. Chúng ta hiểu là hiểu theo từng cụm từ sau đó là từng ý và từng câu. Bạn phải nghe cụm từ, sau đó là ý, câu; chứ còn nếu các bạn nghe từng từ thì sẽ không thể nào hiểu được.
Ý thức tự trau dồi, tự vươn lên, tự học của bản thân là rất quan trọng. Mình tự học, tự trau dồi, mình cảm thấy mình thiếu cái gì thì tự trau dồi cái đó. Khả năng tự học của mỗi con người là quan trọng hơn rất nhiều lần so với kiến thức đã được dạy ở trên lớp.
Bạn nên thử các phương pháp học tập khác nhau xem phương pháp nào phù hợp nhất với mình, hiệu quả nhất với mình thì các bạn hãy đi theo phương pháp đó. Trong học ngoại ngữ, yếu tố tự học là quan trọng nhất. Không tự học chúng ta sẽ không bao giờ giỏi được.
VAI TRÒ CỦA NGHE HIỂU TRONG GIAO TIẾP
Khi mới học một ngoại ngữ thì nói ngoại ngữ rất là khó nhưng rồi dần dần thì trình bày một vấn đề bằng ngoại ngữ dễ hơn là nghe.
Bởi vì nghe đòi hỏi thứ nhất là mình phải nắm được vấn đề người ta đang nói với mình là gì. Thứ hai, là mình phải hiểu được, kể cả văn hóa, truyền thống, tập tục của người nói. Vấn đề ở đây là phải làm thế nào khi người ta nói mình phải hiểu được cả cái ý người ta nói gì, chứ không phải chỉ hiểu câu người ta nói ra.
Do đó, hiểu được người ta nói gì, ý của họ ra làm sao, sắc thái của từng ý như thế nào là vấn đề rất khó. Khả năng hiểu được tất cả những ý tứ của người nói phải qua thực tiễn sống, phải qua kinh nghiệm và phải qua cả sự hiểu biết về vấn đề đang trao đổi.
Khó khăn của người Việt học tiếng Anh, có ba khó khăn chính:
Một là, người Anh nói rất nhanh. Bởi họ nói có trọng âm và chỉ nhấn vào trọng âm thôi, lướt qua nhiều yếu tố. Họ có đặc thù là chỉ nhấn vào những trọng âm câu, tức là những từ quan trọng nhất ở trong câu, những từ chuyển tải ý chính của người nói. Chúng ta không nắm được cách nói đó nghe rất khó. Ngoài ra còn có các nét ngôn điệu khác nữa, ví dụ như luyến âm Come_on, đồng hóa âm Around_town, ...
Hai là, lối tư duy của chúng ta khác cho nên cách diễn đạt ý tưởng khác với người Anh. Do vậy, có khi biết tất cả các từ trong câu, nhưng chúng ta không hiểu được ý nghĩa của toàn câu.
Ba là, tác động của tiếng mẹ đẻ, trong chuyên môn người ta gọi là sự chuyển di hoặc sự can thiệp của tiếng mẹ đẻ. Khi học tiếng Anh chúng ta vẫn phát âm những âm của tiếng Anh theo âm của tiếng Việt. Đến khi nghe người Anh nói chúng ta không nhận ra, đặc biệt là vấn đề trọng âm.
Tuy nhiên nói đến học nghe chúng ta cần phải tính đến các kỹ thuật nghe cần rèn luyện để trau dồi kỹ năng nghe hiểu.
Trong thực tiễn giao tiếp, có 3 loại hình giao tiếp: (1) mặt đối mặt (face to face), (2) chỉ nghe tiếng (sound only), (3) vừa nghe vừa xem (sound on and vision on).
Rõ ràng chúng tôi cũng phải bắt học sinh học rất nhiều ngữ pháp, làm rất nhiều bài tập và việc đó dẫn đến một việc là các em rất căng thẳng trong việc học ngoại ngữ.
Có các mục đích nghe như sau:
1. Nghe nhận diện từ đã biết: nghe để xây dựng lòng tin
2. Nghe để lấy thông tin chính, tức là cốt lõi của một thông điệp
3. Nghe để lấy thông tin mình cần đến
4. Nghe để lấy các thông tin về miêu tả và phân tích thông điệp
5. Nghe để lấy tất cả các thông tin của thông điệp
6. Nghe ghi
7. Nghe chép chính tả
ĐỀ DẪN
Trước đây, tôi thường bật băng lên là nghe; và khi nghe tôi cố nắm bắt những gì người ta nói, vì vậy mà tôi dường như không thể nghe được, không hiểu người ta đang nói gì. Nghe nhiều quá tôi bị ức chế và rất chán nản. Lúc đầu cũng quyết tâm nghe, cũng có lần quyết tâm và ham thích cái môn này, nghe đi nghe lại nhưng càng nghe tôi càng thấy rối vì không thể nào nắm bắt hết được những gì người ta nói
Nghe làm tôi sợ nhất vì tôi không hiểu người ta nói gì. Khi mình hiểu họ thì mình chủ động được và rất tự tin. Nếu mình không hiểu thì mình rất bị động, rất luống cuống. Chúng ta có thể nói chưa tốt nhưng chúng ta sẽ cố gắng nói được. Nếu nghe chưa tốt mà họ cứ nói liên tục thì nghe không kịp. Mình sẽ không hiểu và không hiểu thì ta sẽ lệch pha. Và trong công việc mà không hiểu thì rất gay go.
Các bạn đừng có nghe từng chữ. Nghe từng chữ không hiểu được. Chúng ta hiểu là hiểu theo từng cụm từ sau đó là từng ý và từng câu. Bạn phải nghe cụm từ, sau đó là ý, câu; chứ còn nếu các bạn nghe từng từ thì sẽ không thể nào hiểu được.
Ý thức tự trau dồi, tự vươn lên, tự học của bản thân là rất quan trọng. Mình tự học, tự trau dồi, mình cảm thấy mình thiếu cái gì thì tự trau dồi cái đó. Khả năng tự học của mỗi con người là quan trọng hơn rất nhiều lần so với kiến thức đã được dạy ở trên lớp.
Bạn nên thử các phương pháp học tập khác nhau xem phương pháp nào phù hợp nhất với mình, hiệu quả nhất với mình thì các bạn hãy đi theo phương pháp đó. Trong học ngoại ngữ, yếu tố tự học là quan trọng nhất. Không tự học chúng ta sẽ không bao giờ giỏi được.
VAI TRÒ CỦA NGHE HIỂU TRONG GIAO TIẾP
Khi mới học một ngoại ngữ thì nói ngoại ngữ rất là khó nhưng rồi dần dần thì trình bày một vấn đề bằng ngoại ngữ dễ hơn là nghe.
Bởi vì nghe đòi hỏi thứ nhất là mình phải nắm được vấn đề người ta đang nói với mình là gì. Thứ hai, là mình phải hiểu được, kể cả văn hóa, truyền thống, tập tục của người nói. Vấn đề ở đây là phải làm thế nào khi người ta nói mình phải hiểu được cả cái ý người ta nói gì, chứ không phải chỉ hiểu câu người ta nói ra.
Do đó, hiểu được người ta nói gì, ý của họ ra làm sao, sắc thái của từng ý như thế nào là vấn đề rất khó. Khả năng hiểu được tất cả những ý tứ của người nói phải qua thực tiễn sống, phải qua kinh nghiệm và phải qua cả sự hiểu biết về vấn đề đang trao đổi.
Khó khăn của người Việt học tiếng Anh, có ba khó khăn chính:
Một là, người Anh nói rất nhanh. Bởi họ nói có trọng âm và chỉ nhấn vào trọng âm thôi, lướt qua nhiều yếu tố. Họ có đặc thù là chỉ nhấn vào những trọng âm câu, tức là những từ quan trọng nhất ở trong câu, những từ chuyển tải ý chính của người nói. Chúng ta không nắm được cách nói đó nghe rất khó. Ngoài ra còn có các nét ngôn điệu khác nữa, ví dụ như luyến âm Come_on, đồng hóa âm Around_town, ...
Hai là, lối tư duy của chúng ta khác cho nên cách diễn đạt ý tưởng khác với người Anh. Do vậy, có khi biết tất cả các từ trong câu, nhưng chúng ta không hiểu được ý nghĩa của toàn câu.
Ba là, tác động của tiếng mẹ đẻ, trong chuyên môn người ta gọi là sự chuyển di hoặc sự can thiệp của tiếng mẹ đẻ. Khi học tiếng Anh chúng ta vẫn phát âm những âm của tiếng Anh theo âm của tiếng Việt. Đến khi nghe người Anh nói chúng ta không nhận ra, đặc biệt là vấn đề trọng âm.
Tuy nhiên nói đến học nghe chúng ta cần phải tính đến các kỹ thuật nghe cần rèn luyện để trau dồi kỹ năng nghe hiểu.
Trong thực tiễn giao tiếp, có 3 loại hình giao tiếp: (1) mặt đối mặt (face to face), (2) chỉ nghe tiếng (sound only), (3) vừa nghe vừa xem (sound on and vision on).
Rõ ràng chúng tôi cũng phải bắt học sinh học rất nhiều ngữ pháp, làm rất nhiều bài tập và việc đó dẫn đến một việc là các em rất căng thẳng trong việc học ngoại ngữ.
Có các mục đích nghe như sau:
1. Nghe nhận diện từ đã biết: nghe để xây dựng lòng tin
2. Nghe để lấy thông tin chính, tức là cốt lõi của một thông điệp
3. Nghe để lấy thông tin mình cần đến
4. Nghe để lấy các thông tin về miêu tả và phân tích thông điệp
5. Nghe để lấy tất cả các thông tin của thông điệp
6. Nghe ghi
7. Nghe chép chính tả
(Sưu tầm)