leanhtrang9x

Thành viên
Tham gia
22/5/2011
Bài viết
7
Thông thường khi thực hiện một đề tài khoá luận tốt nghiệp, mỗi sinh viên đều ấp ủ những ý tưởng và muốn thể hiện thành công những điều đó trong khoá luận của mình.Nhưng triển khai và thể hiện ý tưởng đó như thế nào trong buổi bảo vệ tốt nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất là một công việc không mấy dễ dàng. Dưới đây là một số kinh nghiệm mà chúng tôi rút ra được qua đợt bảo vệ khoá luận tốt nghiệp của mình. Hy vọng những kinh nghiệm đó sẽ bổ ích cho các bạn sinh viên.

Thế nào là “bảo vệ” khoá luận tốt nghiệp ?

Để tốt nghiệp, sinh viên khối khoa học xã hội phải thực hiện một nghiên cứu khoa học gọi là khoá luận tốt nghiệp (KLTN). Trong KLTN, sinh viên đưa ra những giải pháp, kiến nghị cho một vấn đề khoa học bất cập. Và họ phải “bảo vệ” những quan điểm đó trước hội đồng. Thế nhưng, nhiều sinh viên không “bảo vệ” mà là “kể lể” những điều họ viết trong khoá luận. Tức là thay vì tập trung vào những giải pháp và luận giải, họlại nói “dông dài” nội dung của từng chương.

Phần nào quan trọng ?

KLTN được đánh giá ở hai phần: phần viết và phần bảo vệ trước hội đồng. Thực tế cho thấy, phần bảo vệ trước hội đồng phải chiếm đến 60% điểm khoá luận. Tuy nhiên, hầu hết sinh viên không mấy chú tâm đến phần bảo vệ của mình. Họ có khoảng ba tháng để chuẩn bị và dành phần lớn thời gian đó để đọc tài liệu và viết trong khi phần viết chỉ chiếm khoảng 40% điểm. Sau khi viết xong, họ thường thoả mãn mà ít quan tâm tới việc mình sẽ bảo vệ KLTN như thế nào. Chẳng hạn như phải trình bày những điểm gì, trình bày như thế nào để thu hút người nghe, trả lời câu hỏi như thế nào…

Tại sao phần bảo vệ lại quan trọng như vậy? Vì trên thực tế, chỉ có giáo viên phản biện là người nghiên cứu kỹ khoá luận để nhận xét, còn những thành viên khác chỉ lướt qua phần mục lục và kết luận. Đa số thành viên hội đồng không nắm bắt hết những nội dung bạn đã viết, vì vậy, họ đánh giá chất lượng khoá luận chủ yếu thông qua phần bảo vệ (trình bày và trả lời câu hỏi) của bạn.

Khoá luận tốt nghiệp hay “diễn văn tốt nghiệp ?

Buổi bảo vệ diễn ra như thế nào? Thường thì trong một buổi có khoảng mười sinh viên bảo vệ. Phần lớn các bài thuyết trình đều thiếu hấp dẫn cả về hình thức lẫn nội dung.

Về hình thức, đa số sinh viên cầm một tập giấy viết sẵn lên trên bục đọc từ đầu đến cuối. Có những người chu đáo hơn thì học thuộc bài nói ở nhà và trong buổi bảo vệ thì cứ thế mà thao thao bất tuyệt như một con vẹt mặc cho các thành viên hội đồng có nghe hay không.

Còn nội dung thuyết trình thì sao? Mỗi sinh viên có khoảng tám đến mười phút để trình bày nhưng phần lớn họ quá “tham lam” muốn trình bày hết tất cả những nội dung của khoá luận. Đương nhiên, họ thường xuyên bị hội đồng nhắc nhở nên nói ngắn gọn, tập trung vào những ý chính nổi bật. Thực ra, cái mà các thầy cô chờ đợi là sự sáng tạo trong việc tiếp cận và giải quyết vấn đề chứ không hẳn là những thông tin mà sinh viên cung cấp.

Những bài thuyết trình kiểu đó đúng ra phải gọi là “diễn văn tốt nghiệp”. Chính điều đó làm cho buổi bảo vệ KLTN thường căng thẳng và tẻ nhạt. Chỉ có đội ngũ cổ vũ tươi tỉnh, bởi nhiệm vụ của họ là tặng hoa mà.

Các thành viên trong hội đồng đôi lúc cũng “nói chuyện riêng” hay nghe điện thoại. Các bạn đừng ngạc nhiên vì điều đó. Chúng ta cũng phải thông cảm cho các thầy vì trong một buổi mà nghe đến chục bài “diễn văn” buồn tẻ thì không ngủ gật là may lắm rồi.

Trong khi một bài thuyết trình hay cần kết hợp nhuần nhuyễn nhiều yếu tố (giọng nói rõ ràng, truyền cảm, có hình ảnh minh hoạ sống động, dùng cử chỉ hỗ trợ lời nói, dùng ánh mắt thuyết phục…). Những yếu tố đó đem lại hiệu quả cao khi thuyết phục người khác.

Dùng máy chiếu

Mọi sinh viên đều học môn tin học và đều biết đến phần mềm Microsoft Powerpoint dùng để trình diễn. Và hầu hết các trường đại học đều có máy tính, máy chiếu. Thế mà trong một phòng hội thảo sang trọng có sẵn máy tính và máy chiếu, một sinh viên từng đạt điểm mười môn tin học lại đứng nguyên sau bục mà thao thao bất tuyệt. Họ đã không nhận thức đúng vai trò của hình ảnh. Khi dùng hình ảnh, sơ đồ sống động để mô tả cho lời nói của mình thì một ý tưởng trừu tượng cũng sẽ trở nên dễ hiểu hơn vì não người tư duy qua hình ảnh. Dùng máy chiếu được cái lợi trước hết là gây ấn tượng cho hội đồng vì đã biết “ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến”. Nó còn là sự minh hoạ tuyệt vời cho nội dung bài nói nếu được sắp xếp hợp lý.

Tập thuyết trình

Việc thuyết trình có dùng slide minh hoạ thông qua việc sử dụng máy chiếu sẽ hấp dẫn và gây ấn tượng tốt cho người nghe. Tuy nhiên, nó lại đòi hòi người thuyết trình phải biết chút kiến thức tin học và phối hợp nhuần nhuyễn giữa lời nói, hành vi của mình với slide minh hoạ. Hơn nữa, để có những slide ấn tượng, có giá trị, người thiết kế phải có tư duy sáng tạo và óc khái quát, phân tích cao.

Vì vậy, để đạt được điều đó, tất nhiên chúng tôi phải chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng. Trước tiên, chúng tôi xác định những nội dung cần nói và thiết kế slide để minh hoạ cho điều đó. Sau đó, tập thuyết trình dùng slide cho tới khi thuần thục.

Mỗi lần nói lại nhớ bài hơn và rút ra nhiều kinh nghiệm. Một nhóm chúng tôi năm người thay nhau thuyết trình và sửa cho nhau từng lời nói, cử chỉ. Và quả thật ngày càng nói trôi chảy hơn, tự nhiên hơn.

Đối với KLTN của chúng tôi, kết quả khá mỹ mãn. Điểm thuộc loại cao nhất nhưng quan trọng hơn, thầy cô và bạn bè đã đánh giá cao công sức của chúng tôi. Vậy, các bạn hãy coi KLTN là “cơ hội vàng” để rèn luyện và thể hiện mình.
 
Mình cũng chuẩn bị bảo vệ tốt nghiệp rùi, cũng thấy lo lắm.
Đọc bài của bạn thấy rút ra nhiều điều bổ ích lắm.
Thanks!
 
×
Quay lại
Top Bottom