- Tham gia
- 20/7/2015
- Bài viết
- 1.309
Truyền tải được một bài thuyết trình đáng nhớ và giàu sức thuyết phục là một nghệ thuật. Nhưng để làm được hơn thế bạn cần có những hiểu biết về não bộ.
Trong vài thập kỷ qua, con người đã rất nỗ lực (và đã chi rất nhiều tiền của) để tìm hiểu cách thức hoạt động của trí óc. Đây có thể được coi là một tin tốt cho bạn, đặc biệt là khi bạn cần diễn thuyết trước công chúng – một công việc đòi hỏi phải đi sâu vào tâm trí (và cả tâm hồn) của khán giả. Các nghiên cứu về khoa học thần kinh đã đem đến rất nhiều hiểu biết mà những người làm kinh doanh nên áp dụng trong bài thuyết trình của mình.
Dưới đây là tám quy tắc, được đúc kết từ cuộc đối thoại với Stephen M. Kosslyn, cựu trưởng khoa của khoa Tâm lý học tại Đại học Harvard, và dựa trên những hiểu biết của ông về não bộ:
1. Luôn luôn tùy chỉnh slide của bạn
Con người có những mong muốn và ước mơ giống nhau, nhưng ẩn dưới sự tương đồng này là những khác biệt cụ thể nằm trong của mỗi cá nhân. Do đó, bài thuyết trình của bạn phải nhắm trúng những điều quan trọng đối với nhóm khán giả cụ thể đó. Ví dụ, bài thuyết trình luôn cần phải có:
- Thuật ngữ dễ hiểu với người nghe
- Những luận cứ quen thuộc dựa trên kinh nghiệm của người nghe
- Những chi tiết thích hợp và thú vị với đa số người nghe
Các nghiên cứu về khoa học thần kinh mới nhất cho thấy rằng, từ ngữ và hình ảnh được xử lý tại các trung khu vật lý khác nhau của não bộ. Nếu như bài thuyết trình của bạn có chứa cả chữ và hình ảnh, khả năng người nghe ghi nhớ thông điệp của bạn sẽ tăng lên gấp đôi.
Hãy kết hợp chữ và hình ảnh trong slide khi muốn nhấn mạnh một ý quan trọng. Một đoạn phim có thể gây tác động mạnh đến các khu vực khác của bộ não con người, giúp cho bài thuyết trình của bạn dễ đọng lại hơn.
3. Lên kế hoạch thu hút sự chú ý của người nghe
Để đảm bảo rằng khán giả luôn theo dõi bài thuyết trình của bạn, hãy phóng to và làm nổi bật các chi tiết quan trọng và (hoặc chỉnh âm thanh lớn hơn). Việc trình bày dàn ý của bài thuyết trình sẽ giúp khán giả biết được họ đang nghe đến mục nào trong tổng thể của bài thuyết trình.
Nếu bạn muốn giúp khách hàng hiểu một vấn đề phức tạp - chẳng hạn như một sơ đồ chuỗi cung ứng nhiều lớp - hãy trình bày từng lớp một. Đừng cố nhồi nhét tất cả vào một slide, hãy chỉ hiển thị phần mà bạn đang thảo luận trong bài trình bày và chuyển sang slide tiếp theo để bắt đầu một lớp mới.
4. Tập trung vào thông điệp chính
Thay vì đưa ra hàng loạt thông tin cho người nghe, bạn chỉ nên đưa ra những thông tin thật cần thiết để hỗ trợ truyền tải thông điệp mà thôi. Hãy loại bỏ các chi tiết không liên quan và chỉ trình bày các khía cạnh quan trọng của nội dung cần truyền tải. Cắt bớt thông tin khiến thông điệp trở nên dễ hiểu không có nghĩa là làm hỏng mục đích chính của bài thuyết trình. Con người dễ bị thu hút bởi những câu chuyện có liên hệ với thế giới thực, vì vậy, hãy biến bài thuyết trình của bạn thành một câu chuyện có phần mở đầu, nội dung và kết thúc. Bằng cách đó, khán giả có thể dễ dàng bị cuốn theo bài thuyết trình của bạn.
5. Trò chuyện với khán giả chứ không phải là chỉ nói cho họ nghe
Một bài thuyết trình nên giống như một cuộc trò chuyện giữa bạn bè hay đồng nghiệp, chứ không phải là một bài diễn thuyết, bài giảng, hoặc (trường hợp tồi tệ nhất) một bài thuyết giáo. Hãy thư giãn và hít thở. Hãy nói với giọng điệu như khi bạn đang trò chuyện với những người khác khi thuyết trình.
Hãy nhìn vào mắt người nghe khi thuyết trình. Hãy kể câu chuyện của mình thể bạn như đang ngồi tại một bữa tiệc tối. Đừng tỏ ra vụng về hoặc chăm chăm nhìn xuống tờ ghi chú của bạn. Hãy tập dượt thật kĩ càng để khi thuyết trình, bạn không cần phải nhìn vào giấy.
6. Sử dụng nhiều cách truyền tải
Đừng coi slide của bạn là toàn bộ bài thuyết trình, nó chỉ là một phương tiện trực quan hỗ trợ cho bài thuyết trình mà thôi . Sau khi kết thúc, bạn muốn khán giả hiểu những gì bạn nói, chứ không chỉ là những gì được chiếu trên slide. Nghĩa là, cách bạn kể một câu chuyện hoặc đưa ra ví dụ để làm dẫn chứng cho luận điểm của mình khi thuyết trình đem lại hiệu quả tốt hơn những dòng thông tin cứng nhắc được hiển thị trên màn hình.
7. Sắp xếp thời gian nghỉ giữa giờ để người nghe có thể thư giãn
Nếu bài thuyết trình được xác định là sẽ kéo dài, bạn nên sắp xếp thời gian nghỉ giữa giờ để người nghe có thể “tiêu hóa” được những gì bạn đã trình bày. Trong thời gian nghỉ, bạn có thể chiếu một bộ phim hoạt hình, một đoạn video, hoặc làm một cuộc khảo sát nhỏ bằng cách để người nghe giơ tay biểu quyết. Việc thay đổi bầu không khí sẽ giúp hỗ trợ khả năng ghi nhớ và tập trung của những người tham dự.
Một lần nữa, hãy tổ chức các hoạt động cho người nghe để họ trở nên tích cực hơn (thay vì chỉ lắng nghe một cách thụ động). Điều này sẽ tác động đến các khu vực khác nhau trên não bộ con người và tăng khả năng ghi nhớ. Quan trọng hơn, việc bắt khán giả tham gia vào các hoạt động (bất cứ hoạt động nào!) sẽ có lợi cho những bước tiếp theo của bài thuyết trình.
8. Chuẩn bị trước cho những câu hỏi khán giả có thể đưa ra
Khi đặt câu hỏi "Có ai muốn đặt bất kỳ câu hỏi nào không?", bạn không muốn nhận lại sự im lặng như tờ. Để có phần hỏi đáp hiệu quả, hãy dự đoán trước nhữg câu hỏi mà khán giả có thể hỏi bạn và tránh trình bày những thông tin đó trong bài thuyết trình.
Điều gì sẽ xảy ra nếu khán giả không muốn đặt câu hỏi và chỉ ngồi im? Đừng hoảng sợ. Khi bạn đứng yên trong 20 giây với vẻ chờ đợi, áp lực tập thể chắc chắn sẽ khiến câu hỏi đầu tiên được bật ra, và rồi những người khác sẽ hùa theo và đặt câu hỏi đấy!