NhangSachThienHuong
Thành viên
- Tham gia
- 20/7/2012
- Bài viết
- 2
Các chuyên gia cho biết, giống như khói thuốc lá, khói than, khói hương (nhang) có chứa các hoạt chất độc hại như benzen, toluene, xylenes…. Khói hương, vốn là thứ khói có mùi thơm quyến rũ, là nguyên nhân trực tiếp sẽ kích ứng đường hô hấp, có thể dẫn đến ung thư hoặc tử vong.
Đốt hương nhang tẩm hóa chất…khói mù mịt
“Tử” vì đốt nhiều hương nhang
BS Hoàng Xuân Đại, nguyên chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế cho biết, nhiều người có quan niệm sai lầm rằng, khói hương nhang không gây độc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, bất cứ cái gì sinh ra khói đều độc.
Ví dụ, rơm rạ khi cháy âm ỉ sẽ sinh ra dioxit lưu huỳnh, clo, kim loại nặng, amoni… trong khói than đá có benzen, CO2. Đây được cho là những chất rất độc có thể gây ung thư.
Trong hương nhang bình thường, thành phần tạo mùi thơm là những hợp chất benzen. Khi đốt cháy, chất độc sẽ kích thích tác động liên kết bề mặt của đường hô hấp dẫn đến viêm hô hấp mãn tính, phá hủy các tổ chức cơ thể dẫn đến biến đổi tế bào, biến đổi gen gây ra các hiện tượng dị sản, loạn sản. Khi là tế bào ác tính chúng sẽ biến thành tế bào ung thư.
“Chẳng qua cho đến thời điểm này chưa có nhiều công trình nghiên cứu về tác động của khói hương nhang tới sức khoẻ. Chính vì thế mà nhiều người chủ quan, sử dụng bừa bãi và thiếu hiểu biết về hương”, BS Hoàng Xuân Đại nói.
Đồng quan điểm, PGS.TS Trịnh Lê Hùng, khoa Hóa, ĐHKHTN, ĐHQGHN cho biết, thực tế hương ngày xưa không độc hoặc rất ít độc vì người ta sử dụng gỗ hương liệu là gỗ trầm. Bản chất của hương liệu này còn sát trùng và tạo sự hưng phấn.
Khi đốt, hương nhang sẽ tỏa hương thơm không gây hại. Thậm chí ở một lượng nhỏ, hương trầm còn kích thích sự hưng phấn của con người. Tuy nhiên, ngày nay người ta sử dụng nhiều tạp chất để làm hương nên chất lượng hương kém đi.
Ngoài bột quế và hoa ngâu, người ta cho vào đó chủ yếu là mùn cưa phế phẩm. Trong khi làm hương nhang thì không ai biết mùn cưa là của loại gỗ nào, khi đốt lên có gây độc không. Có nhiều loại cây mùi rất khó chịu.
PGS.TS Trịnh Lê Hùng nhấn mạnh, ở trong những nơi thờ cúng, đình chùa… thường có diện tích nhỏ, đốt hương nhiều có nghĩa là CO2 sinh ra nhiều, chất độc vì thế mà cũng nhiều.
Các nghiên cứu cho thấy, khói độc còn có thể có từ nến, các loại nhựa polyetylen, khói cháy rừng… Hầu hết các vật liệu có thể cháy đều sinh ra khói độc. Lâu ngày, chúng có thể tích tụ thành các đám mây độc gây ô nhiễm không khí và tổn hại đến sức khoẻ.
Điều đáng nói, tại các ngôi chùa, trong một số nghi lễ, hàng nghìn que hương thường được đồng loạt đốt lên, hoặc nhiều gia đình khi thắp hương nhang hay đóng kín cửa khiến cho khói hương bị tụ lại một chỗ.
Hít phải khói hương, nhẹ có thể ho, chảy nước mắt… Nếu hít nhiều, những nguy cơ tiềm ẩn là rất lớn.
Mở cửa thoáng khi đốt hương
Các chuyên gia khuyên, nếu có dấu hiệu ho, sặc, khó thở… trong những vùng có nhiều khói thì phải ra ngay khỏi khu vực đó để tìm không khí thở an toàn khác.
Đối với các hộ gia đình, khi thắp hương nhang, tuyệt đối không được đóng cửa, phải luôn mở cửa thoáng để khói hương không bị tụ lại một chỗ.
Cần tránh cho người già và trẻ em tiếp xúc với khói hương. Họ là những đối tượng có sức cảm nhiễm thấp, mức hấp thụ lớn mà sự chống đỡ lại kém dẫn đến sức đề kháng không tốt nên rất dễ bị nhiễm độc.
Cuối năm, dịp lễ tết… không nên đưa các cháu đến những nơi có nhiều khói hương như chùa chiền, lễ hội.
(Nguồn: Báo Dân Trí)
Nhang Sạch Thiên Hương xin được chia sẻ cùng Bạn…..
Đốt hương nhang tẩm hóa chất…khói mù mịt
“Tử” vì đốt nhiều hương nhang
BS Hoàng Xuân Đại, nguyên chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế cho biết, nhiều người có quan niệm sai lầm rằng, khói hương nhang không gây độc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, bất cứ cái gì sinh ra khói đều độc.
Ví dụ, rơm rạ khi cháy âm ỉ sẽ sinh ra dioxit lưu huỳnh, clo, kim loại nặng, amoni… trong khói than đá có benzen, CO2. Đây được cho là những chất rất độc có thể gây ung thư.
Trong hương nhang bình thường, thành phần tạo mùi thơm là những hợp chất benzen. Khi đốt cháy, chất độc sẽ kích thích tác động liên kết bề mặt của đường hô hấp dẫn đến viêm hô hấp mãn tính, phá hủy các tổ chức cơ thể dẫn đến biến đổi tế bào, biến đổi gen gây ra các hiện tượng dị sản, loạn sản. Khi là tế bào ác tính chúng sẽ biến thành tế bào ung thư.
“Chẳng qua cho đến thời điểm này chưa có nhiều công trình nghiên cứu về tác động của khói hương nhang tới sức khoẻ. Chính vì thế mà nhiều người chủ quan, sử dụng bừa bãi và thiếu hiểu biết về hương”, BS Hoàng Xuân Đại nói.
Đồng quan điểm, PGS.TS Trịnh Lê Hùng, khoa Hóa, ĐHKHTN, ĐHQGHN cho biết, thực tế hương ngày xưa không độc hoặc rất ít độc vì người ta sử dụng gỗ hương liệu là gỗ trầm. Bản chất của hương liệu này còn sát trùng và tạo sự hưng phấn.
Khi đốt, hương nhang sẽ tỏa hương thơm không gây hại. Thậm chí ở một lượng nhỏ, hương trầm còn kích thích sự hưng phấn của con người. Tuy nhiên, ngày nay người ta sử dụng nhiều tạp chất để làm hương nên chất lượng hương kém đi.
Ngoài bột quế và hoa ngâu, người ta cho vào đó chủ yếu là mùn cưa phế phẩm. Trong khi làm hương nhang thì không ai biết mùn cưa là của loại gỗ nào, khi đốt lên có gây độc không. Có nhiều loại cây mùi rất khó chịu.
PGS.TS Trịnh Lê Hùng nhấn mạnh, ở trong những nơi thờ cúng, đình chùa… thường có diện tích nhỏ, đốt hương nhiều có nghĩa là CO2 sinh ra nhiều, chất độc vì thế mà cũng nhiều.
Các nghiên cứu cho thấy, khói độc còn có thể có từ nến, các loại nhựa polyetylen, khói cháy rừng… Hầu hết các vật liệu có thể cháy đều sinh ra khói độc. Lâu ngày, chúng có thể tích tụ thành các đám mây độc gây ô nhiễm không khí và tổn hại đến sức khoẻ.
Điều đáng nói, tại các ngôi chùa, trong một số nghi lễ, hàng nghìn que hương thường được đồng loạt đốt lên, hoặc nhiều gia đình khi thắp hương nhang hay đóng kín cửa khiến cho khói hương bị tụ lại một chỗ.
Hít phải khói hương, nhẹ có thể ho, chảy nước mắt… Nếu hít nhiều, những nguy cơ tiềm ẩn là rất lớn.
Mở cửa thoáng khi đốt hương
Các chuyên gia khuyên, nếu có dấu hiệu ho, sặc, khó thở… trong những vùng có nhiều khói thì phải ra ngay khỏi khu vực đó để tìm không khí thở an toàn khác.
Đối với các hộ gia đình, khi thắp hương nhang, tuyệt đối không được đóng cửa, phải luôn mở cửa thoáng để khói hương không bị tụ lại một chỗ.
Cần tránh cho người già và trẻ em tiếp xúc với khói hương. Họ là những đối tượng có sức cảm nhiễm thấp, mức hấp thụ lớn mà sự chống đỡ lại kém dẫn đến sức đề kháng không tốt nên rất dễ bị nhiễm độc.
Cuối năm, dịp lễ tết… không nên đưa các cháu đến những nơi có nhiều khói hương như chùa chiền, lễ hội.
(Nguồn: Báo Dân Trí)
Nhang Sạch Thiên Hương xin được chia sẻ cùng Bạn…..