- Tham gia
- 26/6/2009
- Bài viết
- 2.855
Khoai tây ngọt (MT 1041 - 3/5/2012)Khi cảm xúc dâng cao, nhà văn mãi đuổi theo ý tưởng của mình và có khi để lại những chi tiết lãng đãng.
Tuần trước, các bạn đã làm quen với trò chơi văn học thú vị: đi tìm những chi tiết lãng đãng trong tác phẩm. Lần này, 5 bạn tiếp tục có cơ hội nhận 5 phần quà nếu phát hiện ra chi tiết mà người biên tập cố tình cài vào truyện và gởi về sớm nhất…
Trong khi nghỉ chờ kết quả cuối kì của khoa Địa lí, Phát nhận làm guide cho đoàn học sinh trung học của thành phố Riga, thủ đô nước Latvia tham quan với hình thức trekking (một kiểu du lịch khám phá bằng cách đi bộ). Đoàn muốn tự đến những làng chài sát biển Đông.
Chuyến bay của đoàn đáp cánh từ nền trời xanh trong, thành phố hôm nay nắng đẹp. Từ thành phố Riga, 12 học sinh xuất sắc và một giáo viên trẻ măng đã nhanh chóng tìm ra tấm biển đợi của công ti do Phát giơ lên. Phát hơi bối rối vì những câu hỏi dồn dập, việc phát âm tiếng Anh còn non nớt của những người bạn nhỏ khiến đôi khi Phát cố dịch bằng sự tưởng tượng và nụ cười Việt hiền lành. Mọi người đều vui vẻ và hét lên hứng khởi với việc sẽ đi thăm làng vạn chài, ăn đồ biển và dạo trên bãi cát mịn sát biển Đông. Những bức ảnh đầu tiên đến Việt Nam của những người bạn Latvia không thiếu hàm răng trắng bóng của Phát…
Mười bốn ghế đặt trước kéo từ giữa đến cuối xe, sau khi mọi người đã ổn định chỗ, Phát mới từ từ đi xuống dãy ghế áp cuối, một cô bạn trong đoàn ngồi ở ghế ngoài.
- Em không thích ngồi kề cửa sổ ngắm cảnh à? - Phát hỏi vì việc đi ngang cô gái để vô trong thật khó khăn.
- Có thích, nhưng em được phân số ghế lẻ nên ngồi ở đây, đó là nguyên tắc đi tàu xe mà… - Cô gái nói bằng thứ tiếng Anh mộc mạc, không nối từ, không nhấn chữ.
- Anh nhường thì em sẽ ngồi chứ, chúng ta chỉ giải quyết nội bộ,hi hi .
Xe đi trong sương rời khỏi thành phố. Cô bé tươi cười dưới chiếc mũ vải trắng vành ren cổ xưa…
Băng qua những đồng thanh long hoa nở trắng, và lấp lánh ánh đèn khiến mọi người không ngớt nhìn và cảm thán.
- Người ta mắc đèn để sưởi ấm hoa hả anh? – Cô gái quay sang đập vai khi Phát đang trong cơn ngái ngủ.
- À... à không, người ta dùng ánh điện để thay ánh mắt trời làm cho cây quang hợp về đêm, cây sẽ kết quả nghịch mùa, vì nếu không phải mùa quả, thì ban ngày cây thanh long sẽ ngủ, ngủ như anh ngủ gật vậy nè…
Cô gái nhỏ ngạc nhiên nhưng không nín được cười vì sự pha trò của Phát và tiếp tục ngắm những đồng nho nối nhau. Phát cảm nhận nét thanh nhã toát lên từ sự mạnh dẻ của cô gái Đông Âu này, giống sự rung động của Phát trước một vùng đất.
Vào làng chài, chứng kiến không gian lạ lẫm, mộc mạc, mọi người bắt đầu vây lấy Phát:
- Tại sao không có những thuyền đánh cá lớn ở đây ạ?
- Vì những thuyền lớn phải đậu ở cửa biển, cũng gần đây, khi đi qua cây cầu của thành phố, mọi người sẽ thấy tàu ghe san sát. Còn những chiếc thúng này, chỉ dùng cho ngư dân đánh bắt gần bờ.
- Tại sao trong làng chài, chỉ còn phụ nữ và trẻ em?
- Vì họ không được ra biển, chỉ có đàn ông mới đi đánh cá. Họ ở nhà vá lưới, và bán cá khi ghe về…
- Sao những ngôi nhà ở đây trông yếu ớt thế?
- Vì những cơn bão hay ập đến, họ sống kiểu thích nghi với bão nên những ngôi nhà như vậy sẽ tiện cho việc di tản.
Phát thấy cô gái ngồi cùng băng ghế đi về phía những đám muống biển, mọc tràn lan trên cát. Phát trố mắt nhìn, quay lại cả đoàn:
- Cô gái ấy tên gì nhỉ?
- Antanai, học sinh lớp 11.
- Antanai!– Phát cất giọng khi cách cô gái bé nhỏ vài bước chân.
- Chào anh, mọi người nói tên em cho anh à?
- Ừ, em thích hoa muống biển à, anh hái cho em nhé!
- Em đang tìm một loại củ trong cát, ngày xưa có một người Việt mang tặng cho bố em, nó ăn rất ngon. Ông bảo là thường được trồng ở những vùng đất cát miền Trung nước ông.
- Em không nhớ tên nó à, thử mô tả nó xem?
- Em chỉ nhớ trong tiếng Anh là khoai tây ngọt, khi em ăn nó đã được xắt lát ra và phơi khô rồi nên chẳng biết hình thù của nó.
Phát đứng lẩm bẩm: “sweet potato! sweet potato!” và cố hình dung, mình đã thấy từ này ở đâu chưa.
- Em muốn ăn củ đó quá!
- Em có thể mô tả kĩ thêm nữa không? Nhiều khi những tên gọi ở các nước không trùng nhau. – Phát gợi ý và hứa liều sẽ kiếm khoai tây ngọt cho Antanai. Ánh mắt cô long lanh nhìn Phát.
Thắm thoát đã đến ngày cả đoàn lên xe về Latvia. Phát lật đật mua vài món quà cho đoàn theo ý của công ti, dẫn đoàn đi mua đồ Việt trong các ngôi chợ. Sáng mai, máy bay sẽ cất cánh, Phát cảm thấy hình như mình đang quên một điều gì đó nhưng những công việc ngồn ngộn cuốn Phát đi.
Xe dừng trước ga bay 45 phút, mọi người vội vã kéo hành lí vào trong. Phát thấy Antanai buồn bã đi vào, mới sực nhớ ra mình đã quên kiếm cho Antanai những củ khoai tây ngọt vùi trong cát, định tới gần Antanai nói lời xin lỗi thì công ti gọi đến dặn dò Phát trước khi đoàn rời Việt Nam. Cuộc gọi sắp kết thúc, Phát vụt hỏi:
- Chị ơi, sweet potato là khoai gì chị?
- Khoai lang đó em!
- Cảm ơn chị! - Phát muốn nhảy cẫng lên.
Phát nhờ giáo viên hướng dẫn đoàn làm thủ tục bay rồi chạy đến ngôi chợ gần nhất…
- Antanai!– Phát trở lại sân bay khi đoàn đang bước vào phòng đợi. Antanai đi cuối hàng, giật mình ngoái lại:
- Anh có khoai tây ngọt cho em rồi nè.
Phát thỏa thuận với nhân viên sân bay, gói vài củ khoai lang vào một túi khoai khô, mang lại cho Antanai:
- Nó là khoai lang! – Phát nói tiếng Việt từ khoai lang – Em có thể nướng, luộc và hấp chúng, hay nấu súp, khoai khô thì để ăn lâu hơn, anh tên Phát, 19 tuổi, học sư phạm địa lí, mail anh đã viết trên thùng khoai, giữ liên lạc nhé…
Nhân viên sân bay hối thúc Antanai vào trong, cô không kịp nói với Phát lời nào. Phát vẫy tay mỉm cười, hàm răng trắng bóng.
Tuần trước, các bạn đã làm quen với trò chơi văn học thú vị: đi tìm những chi tiết lãng đãng trong tác phẩm. Lần này, 5 bạn tiếp tục có cơ hội nhận 5 phần quà nếu phát hiện ra chi tiết mà người biên tập cố tình cài vào truyện và gởi về sớm nhất…
Trong khi nghỉ chờ kết quả cuối kì của khoa Địa lí, Phát nhận làm guide cho đoàn học sinh trung học của thành phố Riga, thủ đô nước Latvia tham quan với hình thức trekking (một kiểu du lịch khám phá bằng cách đi bộ). Đoàn muốn tự đến những làng chài sát biển Đông.
Chuyến bay của đoàn đáp cánh từ nền trời xanh trong, thành phố hôm nay nắng đẹp. Từ thành phố Riga, 12 học sinh xuất sắc và một giáo viên trẻ măng đã nhanh chóng tìm ra tấm biển đợi của công ti do Phát giơ lên. Phát hơi bối rối vì những câu hỏi dồn dập, việc phát âm tiếng Anh còn non nớt của những người bạn nhỏ khiến đôi khi Phát cố dịch bằng sự tưởng tượng và nụ cười Việt hiền lành. Mọi người đều vui vẻ và hét lên hứng khởi với việc sẽ đi thăm làng vạn chài, ăn đồ biển và dạo trên bãi cát mịn sát biển Đông. Những bức ảnh đầu tiên đến Việt Nam của những người bạn Latvia không thiếu hàm răng trắng bóng của Phát…
- Em không thích ngồi kề cửa sổ ngắm cảnh à? - Phát hỏi vì việc đi ngang cô gái để vô trong thật khó khăn.
- Có thích, nhưng em được phân số ghế lẻ nên ngồi ở đây, đó là nguyên tắc đi tàu xe mà… - Cô gái nói bằng thứ tiếng Anh mộc mạc, không nối từ, không nhấn chữ.
- Anh nhường thì em sẽ ngồi chứ, chúng ta chỉ giải quyết nội bộ,hi hi .
Xe đi trong sương rời khỏi thành phố. Cô bé tươi cười dưới chiếc mũ vải trắng vành ren cổ xưa…
Băng qua những đồng thanh long hoa nở trắng, và lấp lánh ánh đèn khiến mọi người không ngớt nhìn và cảm thán.
- Người ta mắc đèn để sưởi ấm hoa hả anh? – Cô gái quay sang đập vai khi Phát đang trong cơn ngái ngủ.
- À... à không, người ta dùng ánh điện để thay ánh mắt trời làm cho cây quang hợp về đêm, cây sẽ kết quả nghịch mùa, vì nếu không phải mùa quả, thì ban ngày cây thanh long sẽ ngủ, ngủ như anh ngủ gật vậy nè…
Cô gái nhỏ ngạc nhiên nhưng không nín được cười vì sự pha trò của Phát và tiếp tục ngắm những đồng nho nối nhau. Phát cảm nhận nét thanh nhã toát lên từ sự mạnh dẻ của cô gái Đông Âu này, giống sự rung động của Phát trước một vùng đất.
Vào làng chài, chứng kiến không gian lạ lẫm, mộc mạc, mọi người bắt đầu vây lấy Phát:
- Tại sao không có những thuyền đánh cá lớn ở đây ạ?
- Vì những thuyền lớn phải đậu ở cửa biển, cũng gần đây, khi đi qua cây cầu của thành phố, mọi người sẽ thấy tàu ghe san sát. Còn những chiếc thúng này, chỉ dùng cho ngư dân đánh bắt gần bờ.
- Tại sao trong làng chài, chỉ còn phụ nữ và trẻ em?
- Vì họ không được ra biển, chỉ có đàn ông mới đi đánh cá. Họ ở nhà vá lưới, và bán cá khi ghe về…
- Sao những ngôi nhà ở đây trông yếu ớt thế?
- Vì những cơn bão hay ập đến, họ sống kiểu thích nghi với bão nên những ngôi nhà như vậy sẽ tiện cho việc di tản.
Phát thấy cô gái ngồi cùng băng ghế đi về phía những đám muống biển, mọc tràn lan trên cát. Phát trố mắt nhìn, quay lại cả đoàn:
- Cô gái ấy tên gì nhỉ?
- Antanai, học sinh lớp 11.
- Antanai!– Phát cất giọng khi cách cô gái bé nhỏ vài bước chân.
- Chào anh, mọi người nói tên em cho anh à?
- Ừ, em thích hoa muống biển à, anh hái cho em nhé!
- Em đang tìm một loại củ trong cát, ngày xưa có một người Việt mang tặng cho bố em, nó ăn rất ngon. Ông bảo là thường được trồng ở những vùng đất cát miền Trung nước ông.
- Em không nhớ tên nó à, thử mô tả nó xem?
- Em chỉ nhớ trong tiếng Anh là khoai tây ngọt, khi em ăn nó đã được xắt lát ra và phơi khô rồi nên chẳng biết hình thù của nó.
Phát đứng lẩm bẩm: “sweet potato! sweet potato!” và cố hình dung, mình đã thấy từ này ở đâu chưa.
- Em muốn ăn củ đó quá!
- Em có thể mô tả kĩ thêm nữa không? Nhiều khi những tên gọi ở các nước không trùng nhau. – Phát gợi ý và hứa liều sẽ kiếm khoai tây ngọt cho Antanai. Ánh mắt cô long lanh nhìn Phát.
Thắm thoát đã đến ngày cả đoàn lên xe về Latvia. Phát lật đật mua vài món quà cho đoàn theo ý của công ti, dẫn đoàn đi mua đồ Việt trong các ngôi chợ. Sáng mai, máy bay sẽ cất cánh, Phát cảm thấy hình như mình đang quên một điều gì đó nhưng những công việc ngồn ngộn cuốn Phát đi.
Xe dừng trước ga bay 45 phút, mọi người vội vã kéo hành lí vào trong. Phát thấy Antanai buồn bã đi vào, mới sực nhớ ra mình đã quên kiếm cho Antanai những củ khoai tây ngọt vùi trong cát, định tới gần Antanai nói lời xin lỗi thì công ti gọi đến dặn dò Phát trước khi đoàn rời Việt Nam. Cuộc gọi sắp kết thúc, Phát vụt hỏi:
- Chị ơi, sweet potato là khoai gì chị?
- Khoai lang đó em!
- Cảm ơn chị! - Phát muốn nhảy cẫng lên.
Phát nhờ giáo viên hướng dẫn đoàn làm thủ tục bay rồi chạy đến ngôi chợ gần nhất…
- Antanai!– Phát trở lại sân bay khi đoàn đang bước vào phòng đợi. Antanai đi cuối hàng, giật mình ngoái lại:
- Anh có khoai tây ngọt cho em rồi nè.
Phát thỏa thuận với nhân viên sân bay, gói vài củ khoai lang vào một túi khoai khô, mang lại cho Antanai:
- Nó là khoai lang! – Phát nói tiếng Việt từ khoai lang – Em có thể nướng, luộc và hấp chúng, hay nấu súp, khoai khô thì để ăn lâu hơn, anh tên Phát, 19 tuổi, học sư phạm địa lí, mail anh đã viết trên thùng khoai, giữ liên lạc nhé…
Nhân viên sân bay hối thúc Antanai vào trong, cô không kịp nói với Phát lời nào. Phát vẫy tay mỉm cười, hàm răng trắng bóng.
Hiệu chỉnh bởi quản lý: