- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Cầm “chiếc vé” đậu đại học, không ít cô chiêu cậu tú nghĩ rằng đã thực hiện được ước mơ, thế nhưng, đằng sau giảng đường, vẫn còn lắm cạm bẫy, cám dỗ luôn rình rập các kỹ sư, cử nhân… tương lai.Uống rượu “giải sầu”
Vốn sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo khó ở miền Trung, vì vậy việc Dũng thi đậu đại học tại TP HCM không chỉ là niềm vui, hạnh phúc của bản thân, gia đình mà còn là niềm tự hào cho cả dòng họ. Sau khi nhận giấy báo nhập học, cậu rời quê hương với tài sản là khối kiến thức của 12 năm đèn sách. Mới vào Sài Gòn, Dũng sống khép kín, ít giao lưu với bạn bè cũng như tham gia vào các hoạt động của trường, lớp mà chỉ cặm cụi ăn học với quyết tâm dành một suất học bổng.
Làng ĐH Thủ Đức được sinh viên mệnh danh là "làng ăn nhậu"
Thế rồi, một lần trên đường đi học về, giữa cái nắng oi ả của Sài Gòn, cậu bắt gặp cô sinh viên cùng trường nhưng khác khoa, mồ hôi ướt đẫm đang kéo lê chiếc xe đạp do bị hư nên ra tay giúp đỡ. Tiếng sét ái tình, hai người phát sinh tình cảm lúc nào không hay.
Tình cảm đằm thắm, ngọt ngào của đôi bạn trẻ kéo dài chừng được một học kỳ thì bắt đầu tan vỡ. Vào một tối, trên đường đi làm gia sư về, Dũng không thể nào tin vào mắt mình khi bắt gặp người yêu đang t.ình tứ với người con trai khác ngay trước mặt. Từ đây, cuộc sống sinh hoạt của cậu sinh viên chăm chỉ này đã rẽ qua một con đường hoàn toàn khác…
Trời đất như sụp đổ, đầu óc quay cuồng… vì bị người yêu “đá”, Dũng rủ một vài người bạn học cùng lớp đi nhậu suốt đêm để giải sầu. Việc được Dũng mời khiến không ít người tỏ ra ngạc nhiên khi trước đó chàng trai này ít khi đụng đến rượu.
Những ngày tiếp theo, Dũng luôn ôm hận mối tình đầu nên mất ăn, mất ngủ, bỏ bê việc học tập và luôn tìm đến hơi men để quên sầu. Vì thế, mà anh chàng kỹ sư tương lai nhanh chóng trở thành “đệ tử Lưu Linh”, càng ngày bạn bè cũng hiếm thấy cậu lên giảng đường như trước. Kết cục là anh chàng này bị cấm thi nhiều môn, nợ nần chồng chất khiến không ít người biết chuyện vừa tức giận, vừa tiếc nuối cho tương lai của cậu.
1001 lý do để sinh viên… nhậu
Chỉ cần dạo quanh một vòng làng Đại học Thủ Đức, không thể không choáng ngợp vì đập vào mắt là hàng loạt các quán nhậu bình dân xập xệ, cũ nát, ẩm mốc với giá rẻ như “bèo” nằm san sát nhau. Vì vậy, nhiều người nói vui tìm ở khu vực này một nhà sách, khu vui chơi giải trí lành mạnh còn khó gấp hàng ngàn lần tìm quán nhậu, hay “làng ăn nhậu” vì quán nhiều hơn trường học.
Quán nhậu nằm san sát nhau, còn "thượng đế" đa phần là sinh viên
Vào một buổi trưa cuối tuần, chúng tôi nhận thấy hầu hết hàng quán ở “phố nhậu” đều có lượng khách rất đông, đa số "thượng đế" là các nhóm sinh viên chưa kịp về phòng trọ, kí túc xá khi tập sách còn để cả trên bàn. Tại quán nhậu dê nói S.T., chai rượu đế hơn nửa lít nhanh chóng được nhóm thanh niên “hắt” hết khi nhân viên của quán chưa kịp đem mồi ra… bởi ly uống rượu được đong bằng cái bát ăn cơm. Được người bạn trong nhóm giới thiệu đồng hương, tôi cầm ly rượu qua giao lưu với nhóm này liền bị họ từ chối vì “nhập gia tuỳ tục”, tức là tôi phải uống bằng bát.
Sau khi cố gắng uống hết bát rượu để “chào bàn”, tôi bắt đầu luyên thuyên một vài câu chuyện với cậu sinh viên đồng hương tên Tuấn, hiện đang học năm 2 Đại học N.L.. Nếu không gặp trong quán nhậu và nhìn cái cách cậu ta uống, chắc tôi không thể tin anh chàng sinh viên với khuôn mặt “búng ra sữa” lại là “ma men”.
Anh chàng cử nhân tương lai tâm sự, “mấy năm học phổ thông em không hề uống được một tí rượu nào, nhưng khi vào sinh viên do hay đi sinh nhật, tụ tập bạn bè mới biết uống nên riết rồi đô lên thôi”. Theo như lời Tuấn thì nhóm cậu một tuần cũng lai rai khoảng 3 bữa, đó là chưa kể những buổi nhậu “phát sinh” như đi sinh nhật, gặp đồng hương, liên hoan bạn trọ mới chuyển đến…
Thấy tôi tò mò, cậu sinh viên nói giọng Bắc ngồi bên cạnh xen ngang “Bọn em toàn là sinh viên sống xa nhà, tiền đâu ra mà lên phố chơi hả anh?, cuối tuần bạn bè kéo nhau ra quán đứa làm một, hai xị cho vui thôi rồi về ngủ”.
Quả thực, làng Đại học Thủ Đức ở xa trung tâm thành phố, rất hiếm trung tâm giải trí lành mạnh nên cuộc sống sinh hoạt của sinh viên ở đây chỉ quanh quẩn trong khuôn viên ký túc xá, nhà trọ, quán nhậu và karaoke. Vì thế, tiêu chí của một bộ phận sinh viên luôn chọn rượu là “món ăn tinh thần”, vừa để “giải sầu”, dốc bầu tâm sự khi vui buồn mà còn rẻ, một người chỉ góp khoảng 20.000 đồng là có bữa nhậu hoành tráng với mồi là món “hoa quả sơn” (cốc, ổi, xoài…), còn nếu chơi sang thì một cái lẩu dê cũng chỉ 40.000-50.000 đồng, hoặc dĩa cầy tơ là nhậu phê.
Một số sinh viên cho biết, sau khi có hơi men trong người, chuyện tăng hai, tăng ba là không thành vấn đề vì ở đây cái gì cũng có mà đúng với yêu cầu của dân sinh viên đặt ra là “ngon, bổ, rẻ”.
Nỗi buồn sau chầu nhậu
Rượu vào lời ra, không ít cuộc hỗn chiến giữa các bàn nhậu trong quán, hay kể cả bạn nhậu với nhau chỉ vì một lời trách móc, cái nhìn đểu nhau… mà hậu quả ít cũng sứt đầu mẻ trái, còn nặng thì có người phải bỏ mạng, chấm dứt con đường tương lai rạng ngời phía trước.
Vi phạm giao thông là chuyện thường ngày
Sau khi có hơi men trong người, không ít “đệ tử Lưu Linh” là sinh viên bắt đầu đi quậy chẳng thua kém gì đám côn đồ, người không được ăn học mà nạn nhân là chủ hàng quán, người dân sống trong khu vực, đặc biệt là những tân sinh viên mới chân ướt, chân ráo “gia nhập” vào làng Đại học.
Sinh viên nữ tên T. Huyền kể, hôm đó cô cùng người bạn đi học thêm buổi tối về thì bắt gặp nhóm sinh viên học cùng trường nhưng trên một khóa vừa rời quán nhậu chạy đến sát hai người rồi giỡ trò sàm sỡ, buông những lời lẽ rất thiếu văn hóa. Mặc dù biết đích danh tên “yêu râu xanh” nhưng cô đành phải im lặng vì không muốn dây dưa đến họ.
Không chỉ Huyền, nhiều tân sinh viên nam cũng trở thành nạn nhân khi bị ép phải mời “ma cũ” đi nhậu để ra mắt, hay xin đểu… nếu ai không nghe lời ít cũng bị “đàn anh” cho “cấm vận”, ở trong phòng trọ ăn mì gói suốt vài ngày vì không dám đi ra ngoài.
Sau khi rời quán nhậu, một số sinh viên “đệ tử Lưu Linh” bắt đầu có những hành động thể hiện máu “yêng hùng”, liều lĩnh bất chấp nguy hiểm, tống ba, bốn lên xe máy, không đội nón bảo hiểm rồi chạy nghênh ngang, nẹt pô, bốc đầu… làm mất an ninh trật tự tại khu vực.
Còn nhớ cách đây chưa lâu, ba sinh viên học trường N. ở làng Đại học Thủ Đức đi nhậu về trên một xe gắn máy, do nhậu say không làm chủ được tay lái nên đã tự kết thúc ước mơ, hoài bão của mình… khi lao vào xe container.
Vốn sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo khó ở miền Trung, vì vậy việc Dũng thi đậu đại học tại TP HCM không chỉ là niềm vui, hạnh phúc của bản thân, gia đình mà còn là niềm tự hào cho cả dòng họ. Sau khi nhận giấy báo nhập học, cậu rời quê hương với tài sản là khối kiến thức của 12 năm đèn sách. Mới vào Sài Gòn, Dũng sống khép kín, ít giao lưu với bạn bè cũng như tham gia vào các hoạt động của trường, lớp mà chỉ cặm cụi ăn học với quyết tâm dành một suất học bổng.
Làng ĐH Thủ Đức được sinh viên mệnh danh là "làng ăn nhậu"
Thế rồi, một lần trên đường đi học về, giữa cái nắng oi ả của Sài Gòn, cậu bắt gặp cô sinh viên cùng trường nhưng khác khoa, mồ hôi ướt đẫm đang kéo lê chiếc xe đạp do bị hư nên ra tay giúp đỡ. Tiếng sét ái tình, hai người phát sinh tình cảm lúc nào không hay.
Tình cảm đằm thắm, ngọt ngào của đôi bạn trẻ kéo dài chừng được một học kỳ thì bắt đầu tan vỡ. Vào một tối, trên đường đi làm gia sư về, Dũng không thể nào tin vào mắt mình khi bắt gặp người yêu đang t.ình tứ với người con trai khác ngay trước mặt. Từ đây, cuộc sống sinh hoạt của cậu sinh viên chăm chỉ này đã rẽ qua một con đường hoàn toàn khác…
Trời đất như sụp đổ, đầu óc quay cuồng… vì bị người yêu “đá”, Dũng rủ một vài người bạn học cùng lớp đi nhậu suốt đêm để giải sầu. Việc được Dũng mời khiến không ít người tỏ ra ngạc nhiên khi trước đó chàng trai này ít khi đụng đến rượu.
Những ngày tiếp theo, Dũng luôn ôm hận mối tình đầu nên mất ăn, mất ngủ, bỏ bê việc học tập và luôn tìm đến hơi men để quên sầu. Vì thế, mà anh chàng kỹ sư tương lai nhanh chóng trở thành “đệ tử Lưu Linh”, càng ngày bạn bè cũng hiếm thấy cậu lên giảng đường như trước. Kết cục là anh chàng này bị cấm thi nhiều môn, nợ nần chồng chất khiến không ít người biết chuyện vừa tức giận, vừa tiếc nuối cho tương lai của cậu.
1001 lý do để sinh viên… nhậu
Chỉ cần dạo quanh một vòng làng Đại học Thủ Đức, không thể không choáng ngợp vì đập vào mắt là hàng loạt các quán nhậu bình dân xập xệ, cũ nát, ẩm mốc với giá rẻ như “bèo” nằm san sát nhau. Vì vậy, nhiều người nói vui tìm ở khu vực này một nhà sách, khu vui chơi giải trí lành mạnh còn khó gấp hàng ngàn lần tìm quán nhậu, hay “làng ăn nhậu” vì quán nhiều hơn trường học.
Quán nhậu nằm san sát nhau, còn "thượng đế" đa phần là sinh viên
Vào một buổi trưa cuối tuần, chúng tôi nhận thấy hầu hết hàng quán ở “phố nhậu” đều có lượng khách rất đông, đa số "thượng đế" là các nhóm sinh viên chưa kịp về phòng trọ, kí túc xá khi tập sách còn để cả trên bàn. Tại quán nhậu dê nói S.T., chai rượu đế hơn nửa lít nhanh chóng được nhóm thanh niên “hắt” hết khi nhân viên của quán chưa kịp đem mồi ra… bởi ly uống rượu được đong bằng cái bát ăn cơm. Được người bạn trong nhóm giới thiệu đồng hương, tôi cầm ly rượu qua giao lưu với nhóm này liền bị họ từ chối vì “nhập gia tuỳ tục”, tức là tôi phải uống bằng bát.
Sau khi cố gắng uống hết bát rượu để “chào bàn”, tôi bắt đầu luyên thuyên một vài câu chuyện với cậu sinh viên đồng hương tên Tuấn, hiện đang học năm 2 Đại học N.L.. Nếu không gặp trong quán nhậu và nhìn cái cách cậu ta uống, chắc tôi không thể tin anh chàng sinh viên với khuôn mặt “búng ra sữa” lại là “ma men”.
Anh chàng cử nhân tương lai tâm sự, “mấy năm học phổ thông em không hề uống được một tí rượu nào, nhưng khi vào sinh viên do hay đi sinh nhật, tụ tập bạn bè mới biết uống nên riết rồi đô lên thôi”. Theo như lời Tuấn thì nhóm cậu một tuần cũng lai rai khoảng 3 bữa, đó là chưa kể những buổi nhậu “phát sinh” như đi sinh nhật, gặp đồng hương, liên hoan bạn trọ mới chuyển đến…
Thấy tôi tò mò, cậu sinh viên nói giọng Bắc ngồi bên cạnh xen ngang “Bọn em toàn là sinh viên sống xa nhà, tiền đâu ra mà lên phố chơi hả anh?, cuối tuần bạn bè kéo nhau ra quán đứa làm một, hai xị cho vui thôi rồi về ngủ”.
Quả thực, làng Đại học Thủ Đức ở xa trung tâm thành phố, rất hiếm trung tâm giải trí lành mạnh nên cuộc sống sinh hoạt của sinh viên ở đây chỉ quanh quẩn trong khuôn viên ký túc xá, nhà trọ, quán nhậu và karaoke. Vì thế, tiêu chí của một bộ phận sinh viên luôn chọn rượu là “món ăn tinh thần”, vừa để “giải sầu”, dốc bầu tâm sự khi vui buồn mà còn rẻ, một người chỉ góp khoảng 20.000 đồng là có bữa nhậu hoành tráng với mồi là món “hoa quả sơn” (cốc, ổi, xoài…), còn nếu chơi sang thì một cái lẩu dê cũng chỉ 40.000-50.000 đồng, hoặc dĩa cầy tơ là nhậu phê.
Một số sinh viên cho biết, sau khi có hơi men trong người, chuyện tăng hai, tăng ba là không thành vấn đề vì ở đây cái gì cũng có mà đúng với yêu cầu của dân sinh viên đặt ra là “ngon, bổ, rẻ”.
Nỗi buồn sau chầu nhậu
Rượu vào lời ra, không ít cuộc hỗn chiến giữa các bàn nhậu trong quán, hay kể cả bạn nhậu với nhau chỉ vì một lời trách móc, cái nhìn đểu nhau… mà hậu quả ít cũng sứt đầu mẻ trái, còn nặng thì có người phải bỏ mạng, chấm dứt con đường tương lai rạng ngời phía trước.
Vi phạm giao thông là chuyện thường ngày
Sau khi có hơi men trong người, không ít “đệ tử Lưu Linh” là sinh viên bắt đầu đi quậy chẳng thua kém gì đám côn đồ, người không được ăn học mà nạn nhân là chủ hàng quán, người dân sống trong khu vực, đặc biệt là những tân sinh viên mới chân ướt, chân ráo “gia nhập” vào làng Đại học.
Sinh viên nữ tên T. Huyền kể, hôm đó cô cùng người bạn đi học thêm buổi tối về thì bắt gặp nhóm sinh viên học cùng trường nhưng trên một khóa vừa rời quán nhậu chạy đến sát hai người rồi giỡ trò sàm sỡ, buông những lời lẽ rất thiếu văn hóa. Mặc dù biết đích danh tên “yêu râu xanh” nhưng cô đành phải im lặng vì không muốn dây dưa đến họ.
Không chỉ Huyền, nhiều tân sinh viên nam cũng trở thành nạn nhân khi bị ép phải mời “ma cũ” đi nhậu để ra mắt, hay xin đểu… nếu ai không nghe lời ít cũng bị “đàn anh” cho “cấm vận”, ở trong phòng trọ ăn mì gói suốt vài ngày vì không dám đi ra ngoài.
Sau khi rời quán nhậu, một số sinh viên “đệ tử Lưu Linh” bắt đầu có những hành động thể hiện máu “yêng hùng”, liều lĩnh bất chấp nguy hiểm, tống ba, bốn lên xe máy, không đội nón bảo hiểm rồi chạy nghênh ngang, nẹt pô, bốc đầu… làm mất an ninh trật tự tại khu vực.
Còn nhớ cách đây chưa lâu, ba sinh viên học trường N. ở làng Đại học Thủ Đức đi nhậu về trên một xe gắn máy, do nhậu say không làm chủ được tay lái nên đã tự kết thúc ước mơ, hoài bão của mình… khi lao vào xe container.